L ỜI CẢM ƠN
4.1.2 Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng cơ bả n
Thủ tục xây dựng liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, đất đai, môi trường, an toàn con người…Thủ tục xây dựng cũng góp phần tạo nên hiệu quả của dự án. Nếu các thủ tục này dây dưa, kéo dài nhiều năm hoặc lạc hậu không phù hợp vói tình hình thực tế khách quan sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư. Dưới sự hướng dẫn của Sở xây dựng, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban chức năng cùng phối hợp thực hiện rà soát các thủ tục hành chính trong đó có nhóm thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản. Rất nhiều thủ tục đã được kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế như bỏ một sốđiều kiện, yêu cầu thực sự không cần thiết nhằm giảm số thủ tục góp phần làm giảm chi phí và thời gian cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung và trên địa bàn huyện Thái Thụy nói riêng. Kết quả các thủ tục hành chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung như trong bảng 4.1.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 Bảng 4.1 Các thủ tục hành chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung STT Lĩnh vực Số lượng (thủ tục) 1 Quy hoạch xây dựng 04 2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 07 3 Quản lý hoạt động xây dựng 10 4 Quản lý phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật 06 5 Giải phóng mặt bằng 01 Tổng 28
(Nguồn: UBND huyện Thái Thụy)
Đối với các thủ tục hành chính được kiến nghị thay thế thông thường do các văn bản quy định này đã hết hiệu lực như thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đối với tổ chức, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đối với chủ sở hữu.
Những năm qua cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình và các Sở ngành có liên quan, UBND huyện Thái Thụy đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính nói chung và trong công tác quản lý xây dựng cơ bản nói riêng. Cụ thể hàng năm huyện đã tổ chức các Hội nghị giao ban với các phòng chức năng, các chủ đầu tư và các cơ quan doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện để triển khai, phổ biến các quy định pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản, giải đáp các vướng mắc còn tồn tại… Số lượng các cuộc giao ban trung bình mỗi năm là 5 cuộc, số lượng người tham gia không đồng đều và không nhiều.
Bảng 4.2 Tình hình phổ biến quy định pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cơ bản qua các năm Năm Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 Số cuộc Hội nghị Cuộc 2 4 6 5 7 Số lượng người tham gia Người/cuộc 15 25 18 40 25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 Mặc dù đã có khá nhiều thủ tục trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được điều chỉnh, sửa đổi song bên cạnh đó còn tồn tại nhiều thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho dân, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính còn kéo dài. Một mặt là do từ chính người dân không cập nhật được hết các thủ tục hành chính, mặt khác công tác phổ biến các thủ tục cho các đối tượng liên quan (như cán bộ quản lý các phòng ban, chủđầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, tư vấn và các đối tượng khác) chưa triệt để.
Bên cạnh đó các văn bản hướng dẫn thi hành đôi khi chưa thực sự rõ ràng, một số văn bản trong vòng 5 năm đã sửa đổi, bổ sung nhiều lần dẫn đến kết quả các công trình có thời gian thực hiện kéo dài vẫn phải thực hiện theo quy định cũ như Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu, các văn bản hướng dẫn điều chỉnh giá xây dựng…trong khi nếu có phát sinh, điều chỉnh thì lại phải áp dụng theo quy định mới gây rắc rối ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và việc giải ngân vốn đầu tư. Một ví dụ cụ thể, về Nghịđịnh hướng dẫn Luật đấu thầu từ năm 2009 đến năm 2014 đã có đến 3 Nghịđịnh vừa hướng dẫn, bổ sung và thay thế. Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 85/2009/NĐ-CP về “Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng”, tháng 9/2012, Chính phủ ban hành tiếp Nghịđịnh số 68/2012/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 85/2009/NĐ-CP”, và đến tháng 6/2014, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu” ra đời nhằm thay thế cho Nghị định số 85/2009/NĐ-CP và Nghị định số 68/2012, trong đó có sự khác biệt về quy định hạn mức chỉ định thầu được nêu trong bảng 4.3.
Bảng 4.3 Hạn mức chỉđịnh thầu theo quy định của pháp luật
Phân loại gói thầu Hạn mức chỉđịnh thầu quy định theo giá gói thầu
Nghịđịnh 85/2009/NĐ-CP Nghịđịnh 63/2014/NĐ-CP Tư vấn Không quá 3 tỷđồng Không quá 500 triệu đồng Xây lắp Không quá 5 tỷđồng Không quá 1 tỷđồng Mua sắm hàng hóa Không quá 2 tỷđồng Không quá 1 tỷđồng Mua sắm thường
xuyên Không quá 100 triệu đồng Không quá 100 triệu đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 Nghị định mới về đấu thầu được thi hành từ ngày 15/8/2014, cho đến nay thời gian áp dụng chưa nhiều, với sự thay đổi chính sách đấu thầu như trên sẽ có nhiều gói thầu được đấu thầu và tạo sự công bằng, minh bạch hơn trong công tác lựa chọn nhà thầu.
Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến các quy định mới của pháp luật đem lại hiệu quả tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên việc phổ biến các quy định mới, các thủ tục hành chính có liên quan qua kênh thông tin này của cơ quan cấp huyện chưa được chú trọng. Cơ quan cấp huyện chưa có hệ thống website riêng để người dân có thể cập nhật thông tin về các thủ tục trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, việc cập nhật thông tin chủ yếu từ các trang cộng đồng hoặc các website có tính phí tra cứu.