Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xây dựng cơ bản của huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 35)

L ỜI CẢM ƠN

2.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố

*A.Ph.Cô-Lô-Xốp; L.Ô-Xi-Pô-Vich; Đ.T.Nô-Vi-Cốp (1982). Một số vấn đề

về quản lý xây dựng cơ bản tài chính tín dụng cung ứng vật tư, Nhà xuất bản sự

thật, Hà Nội.

Nội dung nghiên cứu:

- Tổ chức, kế hoạch hóa và quản lý xây dựng cơ bản ở Liên Xô.

- Kinh nghiệm phát triển hệ thống quản lý và kế hoạch hóa xây dựng cơ bản ở Liên Xô.

- Kinh nghiệm kế hoạch hóa và đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư.

- Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và những vấn đề kế hoạch hóa công tác xây dựng.

*Lê Thị Thanh (2005). Giáo trình Quản lý xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.

Nội dung nghiên cứu:

- Quản lý xây dựng và quản lý đô thị: Các khái niệm liên quan, nguyên tắc, phương pháp quản lý…

- Quản lý quy hoạch đô thị

*Trần Đình Ngô (2013). Cẩm nang Quản lý dự án Đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 Công trình nghiên cứu về những quy trình, tình tự, phương pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:

- Lập dự án đầu tư xây dựng - Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng - Quản lý chất lượng dự án xây dựng - Quản lý kế hoạch tiến độ dự án xây dựng công trình - Quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng - Đấu thầu trong hoạt động xây dựng - Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

- Quản lý an toàn lao động, an toàn môi trường xây dựng

*Tổng hội Xây dựng Việt Nam (2005), Đánh giá mức độ lãng phí thất

thoát trong các dự án đầu tư xây dựng và những giải pháp ngăn ngừa, khắc

phục,Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

Nội dung nghiên cứu:

- Đề tài nghiên cứu những lý luận chung về dự án đầu tư, vốn đấu tư, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn đầu tư trong các dự án đầu tư xây dựng, đánh giá mức độ thất thoát lãng phí và tầm ảnh hưởng cũng như hậu quả đối với nền kinh tế.

- Đưa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng.

*Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản Hà Nội. Nội dung nghiên cứu: Giáo trình của GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn nhằm giảng dạy cho sinh viên những vấn đề về kinh tế, đầu tư và xây dựng, phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

*Trần Hồng Mai (2001), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng

quản lý giá xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến

sĩ kinh tế, Hà Nội.

*Nguyễn Tuấn Long (2007), Nghiên cứu các công cụ giám sát và đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

giai đoạn thực hiện đầu tư, Luận văn thạc sỹ kinh tế xây dựng, Đại học xây dựng, Hà Nội.

Và một số công trình nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Những công trình nghiên cứu trên đã giúp tác giả hiểu rõ hơn các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản, phương pháp và quy trình quản lý một dự án đầu tư xây dựng, các giải pháp nhằm tiết kiệm nguồn lực, nâng cao hiệu quả cho dự án… Nhờ nắm bắt được những vấn đề trên, tác giả đã tập trung đi sâu vào đề tài của mình, đó là nghiên cứu nội dung quản lý xây dựng cơ bản ở cấp huyện, kế thừa kinh nghiệm quản lý xây dựng cơ bản của huyện lân cận và trên địa bàn tỉnh Thái Bình, từđó thu thập số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng cơ bản của huyện Thái Thụy trong thời gian qua và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường quản lý xây dựng cơ bản của huyện trong giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 2015 – 2020). Vì vậy, luận văn của tác giả có ý tưởng, địa điểm nghiên cứu và kết quả nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các nghiên cứu đã được công bố.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điu kin t nhiên

Huyện Thái Thụy có diện tích khoảng 257,7 km2 nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng, phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ, phía Bắc giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là Vĩnh Bảo, Tiên Lãng. Chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy theo hướng Tây – Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích. Toàn huyện là địa hình đồng bằng duyên hải bao gồm thị trấn Diêm Điền và 47 xã. Mặc dù huyện có diện tích tương đối rộng song vị trí địa lý và giao thông không thuận lợi là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến các mặt kinh tế, chính trị, đời sống của người dân.

3.1.2 Tình hình kinh tế, xã hi, an ninh quc phòng

- Tình hình phát triển kinh tế

Trải qua quá trình 45 năm phát triển, từ một nền kinh tế tự cung, tự túc là chủ yếu, đến nay nền kinh tế của huyện Thái Thụy đã có sự phát triển đa dạng cả về nông – ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Trên địa bàn huyện có 3 cửa sông lớn và cảng biển Diêm Điền, cùng với quốc lộ 218, quốc lộ 37, 39 chạy qua, với hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Với độ dài 27 km bờ biển, gần 10.000 ha bãi đồi ven biển, vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú, đặc biệt toàn huyện có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, khu du lịch sinh thái Cồn Đen có thể phát triển ngành du lịch biển của huyện.

Kinh tế của huyện hàng năm đều tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Thái Thụy đã bước đầu thành công trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, tạo vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao, mô hình cánh đồng mẫu tại Thụy An, Thụy Dũng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 Thụy Sơn, Thụy Trình, Thái Sơn, Thái Hà, Thái Tân cho giá trị kinh tế cao. Các mô hình chăn nuôi theo hướng quy mô trang trại, gia trại ngày càng phát triển. Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản được phát huy với 458 phương tiện, sản lượng khai thác hàng năm đạt hàng chục vạn tấn trở lên.

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế của huyện năm 2009 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2009 2010 2011 2012 2013

1. Tổng giá trị sản xuất Tỷđồng 2.433 2.775 2.958 3.210 3.526 Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷđồng 1.025 1.081 1.127 1.177 1.273 CN-TTCN-XDCB Tỷđồng 766 956 1.010 1.103 1.216 Thương mại, dịch vụ Tỷđồng 642 738 821 930 1.037 2. Tốc độ tăng trưởng (so với năm 2010)

Nông, lâm, ngư nghiệp % 14,06 21,59 31,94 44,94

CN-TTCN-XDCB % 5,51 9,98 14,83 24,21

Thương mại, dịch vụ % 24,76 31,85 44,00 58,81 3. Cơ cấu kinh tế

Nông, lâm, ngư nghiệp % 42,12 38,97 38,10 36,66 36,10 CN-TTCN-XDCB % 31,49 34,44 34,14 34,36 34,50 Thương mại, dịch vụ % 26,39 26,59 27,76 28,97 29,40

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, 2009-2013)

Qua bảng 3.1 cho thấy nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng khá nhưng còn một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa bền vững. Trên thực tế, các dự án trọng điểm chưa có bước chuyển biến quan trọng tạo động lực để phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Tình hình văn hóa xã hội

+ Về dân số: Hiện nay dân số của huyện vào khoảng 27 vạn người trong đó dân số nông nghiệp chiếm khoảng 90%. Mặc dù tỷ lệ sinh giảm nhưng mật độ dân sốđông (khoảng 1000 người/km2), số người trong độ tuổi lao động đi làm ăn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 xa ngày càng tăng, tỷ lệ dân số trong ngành nông nghiệp cao… là những trở ngại lớn đối với sự phát triển chung của toàn huyện.

+ Về giáo dục – đào tạo: Năm học 2012 -2013 các bậc học, ngành học đã thực hiện hiệu quả phong trào thi đua do ngành giáo dục phát động. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên đạt chuẩn tăng. Việc dạy thêm, học thêm được kiểm soát, việc quản lý thu chi được thực hiện theo đúng quy định, không để xẩy ra tình trạng lạm thu ở các trường học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư xây dựng và nâng cấp theo hướng chuẩn hóa. Hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng được duy trì nền nếp, các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được các cấp, các ngành quan tâm chăm lo. Tổ chức Đại hội Giáo dục nhiệm kỳ 2013- 2018 và tổng kết phong trào thi đua Hai tốt. Xếp loại thi đua ngành giáo dục huyện tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2 khối các huyện, thành phố.

+ Về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: phong trào văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức rộng khắp, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia các hội thi, hội diễn đạt thành tích cao. Công tác phát thanh, truyền hình với nhiều nội dung phong phú, hiệu quả thiết thực phục vụ đắc lực các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện.

+ Về y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Ngành y tế đã tăng cường triển khai thực hiện công tác y tế dự phòng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xẩy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn. Việc cấp cứu, khám, điều trị phục vụ người bệnh ở tuyến huyện và cơ sởđược đảm bảo, không có tai biến lớn trong điều trị. Các chương trình mục tiêu y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình được thực hiện nghiêm túc.

- Tình hình an ninh, quốc phòng

Công tác quốc phòng, an ninh của huyện được tập trung chỉđạo, triển khai thực hiện toàn diện, có hiệu quả, huyện đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ởđịa phương, tạo nền tảng vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội từ cơ sở. Các lực lượng công an,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 quân sự, biên phòng đã chủđộng nắm chắc tình hình ởđịa phương, kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quyết các vướng mắc ở cơ sở, không để xẩy ra những điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chn đim nghiên cu

Đề tài lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện dựa trên cơ sở xác định chủ thể chính của đề tài là cán bộ tham gia công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản, cán bộ các phòng ban, đơn vị chức năng của huyện, các doanh nghiệp chịu sự quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ởđịa phương. Cụ thể như sau:

- UBND huyện

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện - Kho bạc nhà nước huyện Thái Thụy - Phòng Công thương

- Một số phòng ban khác có liên quan - Các chủđầu tư

- Các Ban quản lý dự án

- Các công ty, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan

- Đại diện 3 xã Thụy Dân, Thụy Hưng, Thụy Ninh do 3 xã này là nơi có triển khai xây dựng một số công trình của huyện bao gồm các loại công trình: dân dụng, công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật.

3.2.2 Phương pháp thu thp d liu

*Dữ liệu thứ cấp

Bao gồm các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các báo cáo của các Ban ngành, các công trình nghiên cứu…

Phương pháp thu thập: Tìm dọc, sao chép, trích dẫn…

*Dữ liệu sơ cấp

Gồm dữ liệu có liên quan đến quản lý xây dựng cơ bản của huyện (tình hình triển khai thực hiện, kết quả thực hiện…)

- Phương pháp thu thập: Quan sát, phỏng vấn, thảo luận, điều tra chọn mẫu, xin ý kiến tham vẫn của cơ sở.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 - Điều tra tài liệu sơ cấp

+ Đối tượng điều tra: Cán bộ làm nhiệm vụ quản lý xây dựng cơ bản, cán bộ công ty, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, đối tượng hưởng lợi công trình xây dựng cơ bản.

+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra do tác giả tự xây dựng và gửi đến các đối tượng khác nhau.

+ Mẫu phiếu điều tra: Xây dựng 3 loại mẫu phiếu điều tra

Mẫu số 1: Dùng cho đối tượng là các cán bộ thuộc phòng Tài chính - Kế hoạch, cán bộ làm nhiệm vụ quản lý, giám sát thuộc chủ đầu tư, ban quản lý xây dựng cơ bản của huyện. Với mẫu này, tổng số phiếu phát ra là 50 phiếu phân bổ cho các đơn vị: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Phòng Công thương, Ban quản lý dự án các công trình xây dựng…

Mẫu số 2: Dùng cho đối tượng là các cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp đã và đang tham gia vào quá trình thi công xây dựng cơ bản của huyện. Với mẫu này, tổng số phiếu phát ra là 60 phiếu phân bổ cho các nhà thầu thi công xây lắp: Công ty TNHH xây dựng Phương Đông, Công ty Cổ phần TASCO, Công ty TNHH Phú Thọ…; và các nhà thầu tư vấn: Công ty TNHH kiến trúc và xây dựng Đông Sơn, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng hạ tầng Thái Bình…

Mẫu số 3: Dùng cho đối tượng hưởng lợi công trình xây dựng. Với mẫu phiếu này tổng số phiếu gửi đi điều tra là 20 phiếu.

Chi tiết phân bổ mẫu phiếu điều tra được nêu trong bảng 3.2. + Nội dung điều tra:

-> Các quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực xây dựng cơ bản đã phù hợp, kịp thời hay chưa?

-> Kết quả thực hiện quản lý xây dựng cơ bản của huyện thời gian qua. -> Thực trạng phối kết hợp giữa các đơn vị, tổ chức trong quản lý xây dựng cơ bản của huyện.

-> Các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả quản lý xây dựng cơ bản của huyện. Một số nội dung khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

Bảng 3.2 Phân bổ mẫu phiếu điều tra

Điểm nghiên cứu/ Đối tượng nghiên cứu Số phiếu

Mẫu số 1 50

UBND huyện Thái Thụy 5

Phòng Tài chính - Kế hoạch 13

Kho bạc nhà nước huyện Thái Thụy 5

Phòng Công thương 10

Ban quản lý dự án 10

Phòng Tài nguyên và Môi trường 5

Thanh tra huyện Thái Thụy 2

Mẫu số 2 60

Cán bộ, nhân viên, công nhân nhà thầu thi công xây lắp 45 Cán bộ, nhân viên nhà thầu tư vấn 15

Mẫu số 3 20

Đối tượng hưởng lợi công trình xây dựng 20

Tổng cộng 130

(Nguồn: Tác giả tự phân bổ)

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xây dựng cơ bản của huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)