Thực trạng quản lý xây dựng cơ bản của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xây dựng cơ bản của huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 47)

L ỜI CẢM ƠN

4.1 Thực trạng quản lý xây dựng cơ bản của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

4.1.1 H thng t chc trong qun lý xây dng cơ bn ti huyn Thái Thy,

tnh Thái Bình

a. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính kế hoạch

- Tham mưu giúp UBND huyện điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tham mưu trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định của UBND tỉnh, Sở Xây dựng và các Sở ban ngành có liên quan.

- Chủ trì xây dựng, tổng hợp và trình chủ tịch UBND huyện các quy hoạch, kế hoạch dài hạn hàng năm về phát triển kinh tế xã hội, các chương trình, mục tiêu, các danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn huyện; hàng năm xây dựng kế hoạch phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị, phường, xã; hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

- Chủ trì, tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các ngành liên quan, thẩm định các dự án đầu tư trình chủ tịch UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền phân cấp; tham gia thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền của huyện; phối hợp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình sử dụng vốn ngân sách huyện; thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND huyện.

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các ban quản lý dự án, chủ đầu tư các nội dung khác liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.

b. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Công thương

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

- Chịu trách nhiệm UBND cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 - Giúp UBND cấp huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn huyện theo sự phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh.

- Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành xây dựng, báo cáo UBND cấp huyện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

c. Nhiệm vụ các phòng ban khác có liên quan

Bao gồm phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra huyện, khi có các vấn đề liên quan đến xây dựng cơ bản sẽ giải quyết theo chức năng, quyền hạn được giao.

d. Nhiệm vụ, quyền hạn của các ban quản lý dự án

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt;

- Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, kết quả đấu thầu;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 - Thanh toán cho các nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành;

- Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;

- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

- Lập Hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Đàm phán ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư;

- Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;

- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;

- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng công trình, an toàn lao động trên công trường thi công và vệ sinh môi trường;

- Nghiệm thu, bàn giao để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng; - Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng;

Ban quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực và được chủ đầu tư cho phép. Ban quản lý dự án không được phép thành lập các ban quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện việc quản lý dự án.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn phức tạp hoặc theo tuyến thì ban quản lý dự án được phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần.

Ban quản lý dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với ban quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ điều kiện năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác

Việc thuê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Trường hợp dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu, ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định trên đây ban quản lý dự án còn phải thực hiện các công việc sau:

Thỏa thuận với tổng thầu về hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng giá trị của hợp đồng.

e. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt;

- Phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, kết quảđấu thầu các gói thầu thuộc thẩm quyền;

- Ký kết hợp đồng với các nhà thầu, thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành;

- Nghiệm thu đểđưa công trình vào khai thác sử dụng;

- Tùy theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng trong quản lý xây dựng cơ bản của huyện được thể hiện tổng quát qua sơđồ 4.1.

Sơđồ 4.1 Tổ chức quản lý xây dựng cơ bản của huyện Thái Thụy

(Mô hình tác giả tự xây dựng)

UBND huyện

Phòng Tài chính - Kế hoạch Phòng Công thương Phòng, Ban liên quan

Công trình xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

Ghi chú:

- Đường mũi tên nét liền là sự chỉ đạo của cấp trên xuống cấp dưới

- Đường mũi tên nét đứt thể hiện sự phản hồi của cấp dưới lên cấp trên

hoặc giữa các cấp.

Giải thích sơđồ:

- UBND huyện điều hành chung.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ trì tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các ngành liên quan, thẩm định các dự án đầu tư trình chủ tịch UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền phân cấp; tham gia thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền của huyện; phối hợp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Phòng Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thị, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

- Các ban quản lý dự án thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình nhưđã nêu trên.

- Chủ đầu tư: Là đơn vị tiếp nhận nguồn vốn thực hiện quá trình đầu tư từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối.

- Khi có các vấn đề phát sinh về vốn, thủ tục pháp lý, đất đai…chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án liên hệ phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Công thương hoặc một số phòng ban khác (tùy từng vấn đề phát sinh có liên quan) để báo cáo và xin điều chỉnh vốn, điều chỉnh phương án xây dựng, nhờ các phòng liên quan xem xét, giải quyết.

f. Trách nhiệm của các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng

Trách nhiệm của các tổ chức hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng:

- Đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện, tính chính xác của sản phẩm và chất lượng sản phẩm tư vấn của mình;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 - Thực hiện chế độ bảo hiểm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Thông tin rộng rãi về năng lực hoạt động của doanh nghiệp để chủđầu tư biết và lựa chọn.

g. Trách nhiệm của các doanh nghiệp xây dựng

- Đăng ký hoạt động xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định về pháp luật;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, tính chính xác của sản phẩm, thời gian thực hiện hợp đồng, có quy định và hướng dẫn sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình, thực hiện bảo hành chất lượng sản phẩm xây dựng và công trình xây dựng của mình;

- Thực hiện chế độ bảo hiểm công trình xây dựng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề liên quan đến an toàn các công trình lân cận và công trình đang xây dựng, thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng. Thông tin rộng rãi về năng lực hoạt động của doanh nghiệp để chủđầu tư biết và lựa chọn.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xây dựng cơ bản của huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)