Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xây dựng cơ bản của huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 27)

L ỜI CẢM ƠN

2.1.7 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng cơ bản

Đối với hoạt động quản lý, việc đánh giá hiệu quả là một việc khá phức tạp vì đây là một hoạt động mang tính đặc thù, nó không trực tiếp sáng tạo ra giá trị vật chất nhưng bản thân nó lại ảnh hưởng nhất định đến quá trình tạo ra các sản phẩm vật chất. Hoạt động quản lý có tầm quan trọng nhất định đối với quá trình tạo ra sản phẩm vật chất, có thể làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 chóng, thuận lợi hay cũng có thể kìm hãm nó khiến nó diễn ra một cách chậm chạp. Chính vì vậy, kết quả hoạt động quản lý được đánh giá mang tính chất định tính nhiều hơn định lượng. Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố không thể định lượng một cách cụ thể, chính xác chẳng hạn như năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sự am hiểu các lĩnh vực xã hội cơ bản của chủ thể tiến hành trong hoạt động quản lý. Những yếu tố này có vai trò, tác dụng rất lớn đối với hoạt động quản lý nhưng không thể lượng hóa như các chỉ số khác.

Cũng như đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý công tác xây dựng cơ bản cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định. Việc xác định hệ thống tiêu chí là luận cứ khoa học đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan và đúng đắn. Một dự án đầu tư xây dựng được xem là có hiệu quả nếu như nó phù hợp với chủ trương đầu tư, đảm bảo các yếu tố về mặt chất lượng, kỹ thuật, thời gian thi công với chi phí thấp nhất và thỏa mãn yêu cầu của bên hưởng thụ.

Một số tiêu chí cụ thể:

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

Quản lý công tác xây dựng công trình trình hợp lý có tác động đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Sản phẩm đầu ra của các dự án đầu tư xây dựng công trình là các công trình vật chất phục vụđời sống của người dân, là công trình phục vụ cho sản xuất, hay là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng. Mục tiêu của các công trình xây dựng này nhằm thỏa mãn nhu cầu bức thiết nhất trong mở rộng sản xuất, phục vụ nhân dân, hay nói cách khác đó là những công trình có mức độ phục vụ cao cho các mục tiêu kinh tế xã hội, tạo động lực cao cho phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời cũng phải đảm bảo rằng chất lượng xây dựng tốt, được thi công đúng tiến độ, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nằm ở vị trí phù hợp với quy hoạch chung và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó là hạn chế tham ô, lãng phí trong quá trình thực hiện dự án cũng như trong quá trình thi công.

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh, kéo theo quá trình đô thị hóa càng nhanh. Các công trình phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

được xây dựng đúng ranh giới, chỉ giới, lối kiến trúc của công trình phải hài hòa phù hợp với yêu cầu định hướng kiến trúc của khu vực đó.

Ngược lại, nếu việc quản lý công tác này nơi lỏng, không chặt chẽ, việc thực hiện các chính sách, chủ trương không phù hợp hay năng lực quản lý yếu kém dẫn đến sự mất cân đối trong việc huy động hiệu quả các nguồn lực khác. Bên cạnh đó có thể dẫn đến tiêu cực trong đầu tư xây dựng như thi công không đảm bảo chất lượng như thiết kế, không đúng quy hoạch, ảnh hưởng đến kiến trúc chung, vấn đề về môi trường…

- Tính chủ động, sáng tạo và thống nhất trong hoạt động quản lý

Hoạt động quản lý bao gồm một chuỗi các hoạt động kế tiếp nhau rất phức tạp từ khâu nắm bắt tình hình, lên kế hoạch hoạt đông, tổ chức lực lượng, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, đến việc chỉ đạo thực hiện, điều hòa phối hợp hoạt động và kiểm tra tiến độ thực hiện. Tính hiệu quả được đánh giá bằng các tiêu chí định tính như: nắm bắt kịp thời tình hình thực tế, bao quát các vấn đề và dự báo được các xu hướng trong tương lai; cách tổ chức, bố trí lực lượng đầy đủ, khoa học tức là phát huy được lợi thế của mỗi cá nhân, tính đúng đắn của các chỉ đạo từ cấp trên tức là các chỉ đạo phải nhằm mục đích giải quyết triệt để vấn đề đang phát sinh và tiến hành việc kiểm tra đồng bộ. Tư duy sáng tạo thể hiện trong việc phán đoán xu hướng và vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, các sáng kiến hoặc cách tổ chức bộ máy khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể. Tiêu chí này được đánh giá thông qua số lượng các sáng kiến tạo ra bước phát triển đột phá của các cấp quản lý.

- Đảm bảo tính kinh tế của hoạt động quản lý

Đó là việc đảm bảo cho hoạt động quản lý có hiệu quả với chi phí tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được về ngân sách, thời gian và những chi phí khác có liên quan đến hoạt động quản lý.

- Chống thất thoát lãng phí

Vốn đầu tư thất thoát diễn ra ngay từ khi lập kế hoạch cho một dự án đầu tư xây dựng. Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch xây dựng không hợp lý dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức. Tiếp theo là khâu chuẩn bị dự án, thẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

định và phê duyệt dự án đến khâu thực hiện đầu tư và xây dựng. Thực trạng đầu tư không theo quy hoạch được duyệt, khâu khảo sát, nghiên cứu thiếu tính đồng bộ, không đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ, chủ trương đầu tư không đáp ứng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm đến tổng mức đầu tư, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng không phát huy được tác dụng theo như mong đợi, gây lãng phí lớn.

Ngoài ra, do năng lực quản lý điều hành kém của chủđầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng gây ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

- Hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước

Nhà nước ban hành các quy định quản lý nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc, ứng xử nhằm giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội. Các quy định của nhà nước chỉ thực sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách có hiệu quả, đem lại lợi ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xây dựng cơ bản của huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)