Hiệu ứng thông tin không đối xứng

Một phần của tài liệu Lý thuyết IPO và thử nghiệm áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 40)

I. Thực trạng IPO ở Việt Nam

2. Hiệu ứng thông tin không đối xứng

o Bản cáo bạch

Vấn đề đau đầu nhất đối với giới đầu tư hiện nay, kể cả tổ chức chuyên nghiệp, đó là đoán giá cổ phiếu DN sắp IPO. Các đợt IPO vừa qua cho thấy, những

NĐT cá nhân tham gia đấu giá cổ phiếu, cơ hội bỏ giá trúng ở mức hợp lý là quá khó, đa phần NĐT bỏ giá thấp hoặc bỏ giá quá cao so với mức giá thực tại gây thiệt hại cho NĐT. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần là do NĐT thiếu thông tin về DN hoặc không định giá chính xác DN dẫn đến tình tình trạng đẩy giá cổ phiếu lên cao là điều không hiếm trong các đợt đấu giá vừa qua. Thông tin đến với các NĐT được cung cấp chủ yếu thông qua bản cáo bạch. Bản cáo bạch (BCB) như lời chào của DN tới tất cả các NĐT. Trong BCB có rất nhiều thông tin quan trọng liên quan tới DN, như lĩnh vực kinh doanh chính, yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, cơ cấu doanh thu, thị phần DN, phân khúc chính, đối thủ cạnh tranh, vị thế của công ty trong ngành, tiềm năng của ngành, quan trọng hơn nữa là thông tin về tài chính DN trong quá khứ cũng như kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, cổ tức trong tương lai. Vì thế, đối với NĐT, đây là một tài liệu rất quan trọng, cũng là phương tiện giúp họ đánh giá DN một cách đầy đủ.

NĐT khi quyết đinh đầu tư vào DN chỉ có cách là xem xét nghiên cứu thật kỹ lưỡng BCB hay BCBTT, chuyên nghiệp hơn nữa thì có thể đến trực tiếp DN khảo sát, mở các cuộc điều tra về ngành. Cuối cùng là đánh giá và định giá DN là bao nhiêu? BCB có vai trò rất cao đối với NĐT trong việc ra quyết định đầu tư và xác định mức giá hợp lý?

Thực tế hiện nay, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan mà các BCB của DN IPO còn rất sơ sài. NĐT nhỏ vốn đã ít kinh nghiệm và kiến thức, khi đọc những BCB thiếu thông tin hoặc thông tin chưa đầy đủ thì chẳng khác nào đánh đố NĐT.

Nhiều NĐT vẫn tỏ ra nghi ngại trước tính chính xác của thông tin. Liệu rằng những con số trên bản cáo bạch là chính xác? Liệu có sự bóp méo số liệu trong những báo cáo này? Liệu các báo cáo tài chính có thực sự minh bạch khi thông tin về DN đưa ra không đầy đủ và chính xác có thể gây sự hiểu nhầm cho NĐT, một mặt nó gây thiệt hại cho NĐT, mặt khác làm cho TTCK không thể phát triển lên mức chuyên nghiệp khi đó các đợt đấu giá trở thành những ván bạc đỏ đen đầy tính may rủi.

Nguyên nhân, một phần là do thông tin về ngành, thị trường của chúng ta còn thiếu chưa có một kênh chính thức nào cung cấp thống kê thường xuyên, việc tổ chức tư vấn tìm kiếm tiếp cận những thông tin cần thiết liên quan đến công việc gặp rất nhiều khó khăn cộng với trình độ kinh nghiệm của nhân viên tư vấn trực tiếp làm BCB còn nhiều hạn chế. BCB thiếu thông tin và những nhận định phân tích chuyên sâu, các NĐT phải chấp nhận nó như một phần của TTCK Việt Nam.

o Báo cáo tài chính

Một bất cập nữa đó là việc các NĐT đang gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin tài chính DN, trong các đợt đấu giá. Thông thường, các báo cáo tài chính (BCTC) gốc đầy đủ gồm bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh của công ty IPO, do các đơn vị tư vấn không công bố rộng. Trên thực tế, vẫn có những trường hợp đơn vị tư vấn đưa BCB kèm theo BCTC kiểm toán lên trang Website của CTCK, tuy nhiên, những trường hợp này thường rất ít.

BCTC như một bức tranh toàn cảnh về DN, thông qua báo cáo tài chính, NĐT có thể sử dụng để phân tích tình hình tài chính DN, phân tích tình hình sử dụng tài sản, vốn của DN cũng như tỷ trọng các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Từ đó, NĐT có thể để định giá DN theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), một phương pháp khá phổ biến hiện nay. Trong BCB có tóm tắt một số chỉ tiêu tài chính, những chỉ tiêu này chỉ dùng để tham khảo chứ không có giá trị định giá. NĐT cần phải có BCTC đầy đủ thì mới có cái nhìn toàn diện về tài chính DN quá khứ và hiện tại. Chính BCTC giúp cho NĐT vạch ra chiến lược đầu tư và nhìn nhận phần nào tương lai của món hàng mình bỏ tiền ra mua ngày hôm nay.

Vai trò quan trọng của các BCTC trong phân tích định giá DN đã được khẳng định. Tuy nhiên, mỗi NĐT đều có cách xem xét và phân tích BCTC khác nhau trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nếu có sự gian lận trong các số liệu báo cáo tài chính thì quá trình phân tích sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa.

Vấn đề đặt ra là tại sao các đơn vị tư vấn không công bố BCTC đầy đủ của DN kèm theo BCB của những DN IPO lên Website của công ty mình? Phải chăng đây

cũng là một cách trốn tránh công khai thông tin của DN IPO giúp tư lợi cho một số người?

Thời gian tới, theo đúng lộ trình, một số DN nhà nước lớn sẽ tiến hành IPO, NĐT hy vọng rằng những DN này sẽ công khai và minh bạch thông tin hơn nữa với BCB đầy đủ cùng BCTC gốc được đưa tới tận tay NĐT

Một phần của tài liệu Lý thuyết IPO và thử nghiệm áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w