II. Vấn đề định giá IPO
3. 2.2 Sử dụng thặng dư vốn
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều người quan niệm rằng một đợt IPO thành công là khi tổ chức phát hành có thể bán hết số cổ phần chào bán và thu được lượng vốn cần huy động.
Tuy nhiên trên thực tế, một đợt IPO thành công ngoài 2 yếu tố trên thì cần rất nhiều yếu tố khác, trong đó có một điều kiện hết sức quan trọng là tổ chức phát hành cần phải sử dụng lượng vốn huy động được một cách hiệu quả nhất. Việc các doanh nghiệp tiến hành IPO là nhằm huy động cho mình một lượng vốn ban đầu Io nhất định, thông thường để tài trợ cho một dự án mới. Trước khi tiến hành đấu giá IPO, doanh nghiệp phải xác định mức giá khởi điểm và số lượng cổ phiếu sẽ phát hành để đảm bảo lượng vốn cần huy động Io. Nếu mức giá sau IPO cao hơn dự kiến thì lượng vốn doanh nghiệp thu về từ IPO sẽ lớn hơn lượng vốn mà họ cần. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng vốn dư ra này như thế nào để mang lại hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp dùng lượng vốn này để chi trả cổ tức thì sẽ tạo ra kỳ vọng cho các nhà đầu tư về sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai vì doanh nghiệp chỉ có thể tăng cổ tức khi doanh nghiệp đảm bảo giữ được tỷ lệ này trong tương lai.Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Lượng cổ tức này không phải xuất phát từ kết quả đầu tư từ các dự án hiện thời mà do doanh nghiệp không tìm được dự án mới để sử dụng vốn này.
Nếu doanh nghiệp sử dụng lượng vốn này để đầu tư vào một dự án khác thì dự án đó phải đảm bảo mang lại suất sinh lời lớn hơn hoặc bằng suất sinh lời yêu cầu chung của các dự án cũ của doanh nghiệp, nếu không thì việc sử dụng lượng vốn dư ra từ đợt IPO này sẽ không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp do làm giảm suất sinh lời trung bình của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, một số doanh nghiệp thấy rằng việc huy động vốn chủ dễ dàng hơn huy động vốn nợ nên đã thực hiện IPO với số lượng lớn thay vì việc vay nợ, dẫn đến thay đổi cơ cấu vốn mục tiêu. Bên cạnh đó có một số
doanh nghiệp sử dụng một phần đáng kể lượng vốn này vào việc trả nợ cũ. Với tỷ lệ nợ/ vốn chủ giảm thì lợi ích từ lá chắn thuế mà công ty thu được cũng giảm, điều này đi ngược lại với mục đích của IPO.
Bên cạnh đó nếu lượng vốn dư ra này phát sinh từ IPO của các doanh nghiệp lớn, tổng công ty lớn thì nó có thể được sử dụng để đầu tư vào các công ty con tạo ra sự nhầm tưởng về sự tăng trưởng của các công ty con , khi các công ty con này thực hiện phát hành cổ phiếu thì giá cổ phiếu của chúng sẽ cao do sự kỳ vọng của thị trường về các công ty này. Điều đó đã tạo ra hiện tượng “bong bóng giá” – giá cả trên thị trường không phản ánh giá đúng trị thực của công ty.
Việc xác định giá IPO rất quan trọng vì nó tác động đến giá cổ phiếu sau IPO. Có thể ngay sau IPO cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được niêm yết và giao dịch trên thi trường chính thức. Khi đó mức giá niêm yết sẽ được xác định là mức giá đấu thầu bình quân. Nếu mức giá này cao thể hiện sự kỳ vọng cao của nhà đầu tư về doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải hoạt động sao cho đáp ứng được sự kỳ vọng này tức phải sử dụng lượng vốn Io thu về sao cho có hiệu quả. Lượng vốn Io chỉ có hiệu quả khi suất sinh lời mang lại từ dự án sử dụng Io lớn hơn suất sinh lời trung bình của các dự án cũ. Nếu suất sinh lời này thấp hơn suất sinh lời trung bình của các dự án cũ cho thấy lượng vốn Io thu về từ IPO sử dụng không có hiệu quả gây thiệt hại cho cổ đông cũ và IPO lần sau giá cổ phiếu sẽ sụt giảm. Cũng có thể một năm sau khi IPO, cổ phiếu của doanh nghiệp mới được niêm yết và giao dịch trên thị trường chính thức. Khi đó nếu vẫn lấy giá đấu thầu bình quân làm giá niêm yết thì sẽ không phản ánh đúng giá trị thực của công ty tại thời điểm niêm yết. Sau một năm hoạt động, dự án sử dụng vốn đầu tư ban đầu Io có thể mang lại suất sinh lời cao hơn suất sinh lời trung bình của các dự án cũ và làm tăng giá trị công ty. Khi đó giá trị thực của công ty sẽ cao hơn so với tại thời điểm IPO. Mức giá niêm yết sẽ là mức giá định giá thấp giá trị công ty. Đây sẽ trở thành cơ hội cho những người có thông tin kiếm lời khi mua cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực của nó. Nếu dự án sử dụng vốn đầu tư ban đầu Io mang lại suất sinh lời thấp hơn suất sinh lời trung bình của các dự án cũ thì nó sẽ làm giảm giá trị công ty so với thời điểm IPO. Mức
giá niêm yết sẽ là mức giá định giá cao giá trị công ty
Để có thể đạt được điều này, trước tiên tổ chức phát hành cần phải xác định được một mức giá hợp lý để đảm bảo lượng vốn thu về đúng hoặc gần đúng với số vốn cần cho dự án.
Mức giá khởi điểm cho một đợt IPO được căn cứ theo một số nội dung như định giá giá trị công ty, tình hình thị trường và căn cứ theo cung cầu của thị trường. Nếu công ty mở rộng sản xuất và huy động vốn từ cổ đông thông qua phát hành cổ phiếu thì các cổ đông sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi nhuận trên dựa án mới lớn hơn lợi suất của chủ nợ : ks >kd . Công ty có thể tham khảo tình hình thị trường, kết quả từ những đợt phát hành gần đây của các doanh nghiệp hay giá của những ngân hàng đã niêm yết… đây chỉ là một khía cạnh để đánh giá. Khi không có thông tin đầy đủ thì ta phải dựa vào các thông tin về ngành, rủi ro hệ thống. Ngoài ra, qua diễn biến tăng, giảm thất thường, và theo cung cầu của thị trường, công ty cũng có cơ sở để đưa ra mức giá khởi điểm mà thị trường có thể chấp nhận được. Việc định giá đúng cũng dựa trên phản ứng của thị trường thế nào về mức giá này.
Nếu lượng vốn công ty huy động được lớn hơn số vốn dự tính huy động thì công ty cần có phương án sử dụng lượng vốn thặng dư này.
- Trường hợp công ty có thể tìm được các dự án mới để đầu tư:
Nếu công ty hoạt động tốt, lượng vốn thặng dư sẽ không gây ảnh hưởng đến các nhà đầu tư hay cổ đông mới.
Nếu công ty không hoạt động tốt tức là dự án không hiệu quả thì dẫn tới thiệt hại cho những nhà đầu tư định giá quá cao.
- Nếu lượng vốn thặng dư không được sử dụng cho dự án mới thì công ty sẽ phải trả lại cho cổ đông bằng 1 trong 2 hình thức:
Chia cổ tức, động thái này sẽ làm cho giá giảm đúng bằng lượng cổ tức. Lúc này cổ đông có thể nhầm tưởng tỷ lệ chia cổ tức cao là thể hiện hoạt động tốt của công ty.
Mua lại cổ phiếu ngân quỹ.
phiếu là rất quan trọng.
Như vậy, một đợt IPO thành công cần có sự hoàn chỉnh của rất nhiều vấn đề, của nhiều bên tham gia. IPO thành công sẽ là tiền đề cho doanh nghiệp phát triển sau này.