Nhìn nhận hướng nghiên cứu về IPO

Một phần của tài liệu Lý thuyết IPO và thử nghiệm áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 36)

II. Vấn đề định giá IPO

4. Nhìn nhận hướng nghiên cứu về IPO

Thị trường vốn Việt Nam mới phát triển trong vài năm trở lại đây nhưng đã thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều của các nhà đầu tư. Những phân tích thị trường cũng phát triển cùng với sự phát triển của thị trường. Tuy vậy, theo quan sát trên thị trường, hầu hết các nghiên cứu dành cho các nhà đầu tư đều tập trung vào thị trường niêm yết và có rất ít liên quan tới thị trường IPOs.

Một nghiên cứu về thị trường IPO do vậy là cần thiết cho các nhà đầu tư nhằm giúp họ có những ý tưởng cơ bản về những gì đang diễn ra tại thị trường này và những gì họ cần quan tâm khi tham gia thị trường.

Một số ý kiến cho rằng thành công của đợt IPO phụ thuộc vào 5 nhân tố: Tiềm lực doanh nghiệp; Thực trạng TTCK; Khối lượng phát hành; Quy mô đăng ký; Giá khởi điểm. Trong điều kiện TTCK Việt Nam hiện nay, một vài doanh nghiệp đã tiến hành IPO vừa qua, giá trúng thầu rất cao, bán hết số lượng cổ phần dự kiến phát hành. Nếu xét ở góc độ doanh nghiệp – nhà phát hành, như vậy là hiệu quả. Nhưng xem xét ở góc độ nhà đầu tư, thì mua được lượng chứng khoán lớn chưa hẳn đã được coi là hiệu quả. Về mặt lý thuyết, giá trúng thầu rất quan trọng của một đợt đấu giá, giá này phản ánh giá trị của doanh nghiệp và có tác động tới các nhà đầu tư trong việc đưa ra giá mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế vì nhiều lý do, trong đó có yếu tố kinh doanh theo “ bầy đàn”, nên giá trúng thầu chưa hẳn nói nên sự thật về tiềm lực của doanh nghiệp hiện tại và triển vọng trong tương lai. Đã có nhà đầu tư đặt giá rất cao, thậm chí gấp hàng trăm lần mệnh giá của cổ phiếu, nhưng lại không có ý định đầu tư, vì thế giá trúng thầu chưa phản ánh chính xác quan hệ cung cầu về cổ phiếu cổ phiếu của doanh nghiệp. Nên trong một số trường hợp giá trúng thầu cao nhất lại không phải là giá mà nhà đầu tư quan tâm, mà giá

trường hợp này, bán được giá cao cũng chưa hẳn là đợt IPO hiệu quả. Mặt khác, CPH DNNN, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng không phải là bán được giá càng cao càng tốt để Nhà nước rút được nhiều vốn, mà mục tiêu lớn nhất của CPH là tạo ra động lực giúp doanh nghiệp phát triển, quản trị tốt hơn, kinh doanh có hiệu quả hơn; đồng thời CPH DNNN hoặc Nhà nước rút bớt phần vốn của mình ra khỏi doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu khác, nhằm mục đích giảm bớt can thiệp của Nhà nước vào doanh nghiệp, hoặc bằng cách giữ nguyên phần vốn của Nhà nước, nhưng thu hút thêm vốn của các cổ đông bên ngoài, các nhà đầu tư chiến lược để cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp. Còn các yếu tố thị trường, cũng như khối lượng phát hành có tác động không nhỏ đến việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Nhưng không vì thế mà việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng sẽ không thành công khi thị trường đang có những biến động thất thường, bởi nhà đầu tư vẫn quan tâm đến cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có nhiều triển vọng trong tương lai. Như vậy, yếu tố thị trường có tác động đến cung cầu trên TTCK nói chung, IPO nói riêng, nhưng một số trường hợp không hẳn quyết định sự thành công của IPO. Vì vậy, 5 yếu tố kể trên nên coi nó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến IPO. Vậy, thành công của IPO được hiểu như thế nào? Phát hành lần đầu ra công chúng được coi là hiệu quả khi số lượng dự kiến vốn huy động được thể hiện bằng các cổ phiếu phát hành bán hết với giá cả hợp lý.

Khối lượng phát hành nói lên mức cung của đợt IPO, khối lượng này phải phù hợp với khối lượng vốn dự kiến huy động và tính đến hiệu quả của việc sử dụng số vốn huy động được sau đợt IPO. Còn giá bán được coi là hợp lý đối với cả ba nhà: nhà phát hành - doanh nghiệp, Nhà nước và nhà đầu tư. Đối với nhà phát hành, giá này phản ánh được hiện trạng và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Sau IPO, doanh nghiệp tăng được năng lực tài chính, góp phần cải thiện vấn đề quản trị nội bộ doanh nghiệp, cũng như không bị sức ép từ phía nhà đầu tư do sự kỳ vọng quá thái, đôi khi vượt quá tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư, tiền bỏ ra mua cổ phiếu của doanh nghiệp, không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc không nhỏ vào những thông tin đồn thổi. Nhưng

với chi phí bỏ ra ngày hôm nay, nhà đầu tư lại kỳ vọng trong tương lai, giá cổ phiếu sẽ tăng do doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thu nhập không chỉ có từ cổ tức, mà còn thu nhập từ giá trị gia tăng do chính doanh nghiệp tạo ra. Đối với Nhà nước, qua mỗi đợt IPO không hẳn là vấn đề tối đa hóa việc thu hút thặng dư vốn, mà vấn đề quan trọng hơn là không để mất vốn của Nhà nước, và việc thu hút các cổ đông trong và ngoài nước như thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng nếu thỏa mãn được hai vấn đề nêu trên, thì được coi là đợt IPO hiệu quả.

Chương II . IPO và phương pháp định giá IPO trên thị trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Lý thuyết IPO và thử nghiệm áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w