Ảnh hưởng của hiệu ứng chu kì trong IPO

Một phần của tài liệu Lý thuyết IPO và thử nghiệm áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 26)

II. Vấn đề định giá IPO

2. Ảnh hưởng của hiệu ứng chu kì trong IPO

Bảng trên đã chỉ rõ tổng số lượng và tổng giá trị các đợt IPO từ năm 1975 đến năm 2004.

Điểm nổi bật và thật sự mang một thông điệp quan trọng của những con số trên là chúng có xu hướng đi theo một vòng tuần hoàn (hay mang tính chu kì) cả về khối lượng giao dịch và số đợt phát hành. Tuy nhiên vào năm 1995, số lượng các đợt IPO đã tăng lên chưa từng thấy trong lịch sử nhưng chỉ trong một hai năm số lượng IPO đã lại giảm đi đáng kể. Chu kì này bản thân nó không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta có thể kì vọng rằng nhu cầu về thị trường vốn trong những năm tới đây sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là tính chất rộng lớn của công chúng. Việc tin vào cơ hội phát triển là điều còn khó khăn và hơn nữa nhu cầu về vốn trong những năm 2000-2001 đã thay đổi mạnh mẽ đó là nguyên nhân gây ra sự suy giảm 48% tổng khối lượng phát hành, ta có thể xem đồ thị 23. 4. Số lượng đợt IPO không chỉ là nỗ lực duy nhất về cầu thị trường vốn. Cũng có khi các công ty và nhà đầu tư dường như rất ưa thích IPO, ở một thời điểm khác các công ty ra công chúng chủ yếu dựa vào nguồn vốn và tài chính mà các nhà kinh tế cũng chưa giải thích được nguyên nhân tại sao.

Để xác định các chi phí liên quan cho quy trình IPO, ta sẽ xác định với IPO có quy mô phát hành nhỏ nhất là 50 triệu $. Chi phí trực tiếp cho 50 triệu $ huy động là vào khoảng 5 triệu $. Chi phí lớn nhất mà công ty phải trả là khoảng 7% trên toàn bộ doanh thu của quá trình, hay là 3,5 triệu $ trả cho tổ chức tư vấn bảo lãnh chính cũng như cho các tổ chức bảo lãnh cấp 2 liên quan đến việc bảo lãnh và phân phối chứng khoán.

Chi phí pháp lý và chi phí kiểm toán vào khoảng $450, 000. Các khoản chi phí luật bao gồm các khoản thuế như thuế môn bài, thuế chuyển nhượng cổ phần…và các chi phí có liên quan đến việc chuẩn bị hoàn tất hồ sơ và các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của uỷ ban chứng khoán. Chi phí kiểm toán bao gồm chi phí xác minh các báo cáo tài chính của công ty, kiểm tra tình hình hoạt động của công ty trong một số năm nhất định. Chi phí kiểm toán phụ thuộc vào quy mô và thời gian hoạt động của công ty : công ty càng hoạt động lâu năm và cơ cấu phức tạp thì đòi hỏi chi phí kiểm toán càng cao.

Chi phí in ấn vào khoảng $150000 và các chi phí khác liên quan khoảng $150000. Bao gồm các chi phí như in ấn tài liệu và gửi qua đường bưu điện, chi phí đăng kí giới thiệu và quảng cáo, chi phí phòng giao dịch, chi phí quan hệ đầu tư… 10% trên tổng doanh thu của cả quá trình, hay 5 triệu $ không phải là một khoản tiền nhỏ. Hơn nữa, nó không bao gồm chi phí cho thời gian quản lý và bất kì một sự gián đoạn nào trong công việc kinh doanh thông thường, trong khi cơ sở dẫn đến thành công của giao dịch là tiền của chính công ty. Tuy nhiên đây là những khoản chi phí không thể không chi, vì nó có ảnh hưởng quyết định đến thành công của quá trình IPO.

Một thí dụ điển hình, các nhà bảo lãnh phải mua cổ phiếu từ các công ty phát hành với mức giá được chiết khấu khoảng 7% mức giá phát hành. Xét một đợt IPO có có quy mô phát hành là 50 triệu, chi phí này lên tới 3,5 triệu $. Hầu hết các chi phí đều khá lớn trong đó đặc biệt là chi phí trả cho tổ chức tư vấn bảo lãnh chính liên quan đến việc bảo lãnh và định giá chứng khoán. Đồ thị trên hình 2. 5 chỉ rõ, so với các công ty chứng khoán phát hành khác thì tổng chi phí cho đợt phát hành cổ

phiếu lần đầu ra công chúng lớn hơn rất nhiều so với chi phí cho các chứng khoán khác

Hơn nữa vấn đề nan giải ở đây là việc xác định mức phí cho đợt phát hành dường như thiếu tính nhạy cảm. Mặc dù 1 đợt phát hành rộng lớn đòi hỏi có sự nỗ lực rất lớn nhưng họ sẽ không thể tin rắng nỗ lực tăng lên sẽ sinh lợi. Lấy một ví dụ, Hsuan-Chi chen và Jay Ritter với quy mô của đợt phát hành trong khoảng từ 20 đến 80 triệu phải trả mức phí khoảng 7 %. Và như vậy với quy mô phát hành 20 triệu làm thế nào để có thể thu được lợi nhuận 1,4 triệu $ trong khi với quy mô phát hành khoảng 80 triệu thì phải trả một mức phí là 5,6 triệu $.

Không 1 người nghiên cứu nào có thể đưa ra câu trả lời thỏa mãn để giải đáp vấn đề nan giải này. Chen và Ritter tranh luận về sự thông đồng ngấm ngầm của các nhà bảo lãnh phát hành, nhưng để đáp lại nhà báo Robert Hansen đã nói rằng không có một bằng chứng nào có thể chứng minh về sự thông đồng của họ. Ông ta cũng chỉ ra có một ngành công nghiệp chuyên bảo lãnh cho các đợt IPO còn mới và mức phí chiếm khoảng 7% thu được ít lợi nhuận hơn so với các hoạt động đầu tư trong ngân hàng. .

Một lời giải thích khả thi hơn đó là việc với mức phí như vậy có thể làm giảm sự tham gia phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các đối thủ , một nhà bảo lãnh phát hành có thể gặp nguy cơ là không có mức giá ngang bằng với mức giá cao hơn của các đối thủ điều này làm cho các công ty gặp khó khăn trong việc lựa chọn những nhà bảo lãnh phát hành Craig Dunbar đã kiểm nghiệm lý thuyết này, ông ta đã nhận thấy rằng các nhà bảo lãnh nếu có mức phí thấp hơn sẽ được hưởng số cổ phần trên thị trường nhiều hơn nhưng việc tính phí thấp sẽ làm cho số lượng cổ phần ít đi

Một phần của tài liệu Lý thuyết IPO và thử nghiệm áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w