Thực trạng biến động chỉ số VNIndex và những tồn tại trên thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua VN-INDEX (Trang 34)

THÔNG QUA VN-INDEX

Bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua ba mô hình kiểm định. Kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đoạn mạch, kiểm định tỷ số phương sai sẽ lần lượt được áp dụng trong bài luận văn nhằm xem xét thị trường chứng khoán Việt Nam – mà điển hình là chỉ số VN Index – có theo bước đi ngẫu nhiên hay không.

Với kết quả thực nghiệm thu được, kết luận thị trường chứng khoán Việt Nam mà cụ thể kết quả thực nghiệm trên chuỗi biến động VN – Index không theo bước đi ngẫu nhiên, hay không thuộc thị trường hiệu quả dạng yếu.

2.1. Thực trạng biến động chỉ số VN Index và những tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam trường chứng khoán Việt Nam

Bài luận văn tiến hành phân tích thực trạng biến động chỉ số VN Index giai đoạn từ năm 2005 đến đầu năm 2009 để làm rõ “tâm lý bầy đàn” trong đầu tư chứng khoán thời gian qua.

Hình 2.4: Biến động của VN Index giai đoạn từ năm 2005 đến đầu năm 2009

Nguồn: CafeF. Available at: < http://s.cafef.vn/Thi-truong-niem-yet/Bieu- do-ky-thuat/EPS-VNINDEX-2.chn> [Ngày truy cập: ngày 18 tháng 5 năm 2013].

Thời điểm tháng 12/2005 – tháng 6/2007: nhà đầu tư tranh mua cổ phiếu

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giao dịch từ 31 tháng 07 năm 2000. Từ đó cho đến nay, thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều giai đoạn biến động lớn. Cuối năm 2005, chỉ số VN Index bắt đầu có những đợt tăng nhỏ. Vào thời điểm Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức kinh tế Thế giới – WTO, nền kinh tế Việt Nam đón nhận dòng vốn từ nước ngoài, nhưng bản thân nền kinh tế Việt Nam chưa đủ nội lực để hút thụ hết dòng vốn này, nên một phần dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản, vào thị trường chứng khoán. Điều này dẫn đến bong bóng chứng khoán và bong bóng bất động sản phình to trong thời gian này.

Thêm vào đó, nhà đầu tư lạc quan với viễn cảnh kinh tế vì khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên 8% mỗi năm. Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng một cách nhanh chống. Chỉ số VN Index tăng từ 306 điểm (vào ngày 29/12/2005) lên đến 1113 điểm (vào ngày 23/06/2007), tương đương tăng 364% lần. Nhà đầu tư nào đầu tư 1 đồng vào đầu năm 2006 thì thu được 3,64 đồng sau 1,5 năm.

Có một hiện tượng hiếm thấy là trong khoảng thời gian này thị trường chứng khoán liên tục tăng. Xu hướng tăng luôn duy trì trong một thời gian dài. Bất kể tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xấu hay tốt, biết kể cổ tức nhận được là bao nhiêu, hễ là cổ phiếu được niêm yết là giá cả tăng một các nhanh chóng vào thời gian này. Có rất nhiều nhà đầu tư tranh nhau đặt lệnh mua mỗi khi các Công ty Chứng khoán mở cửa làm việc.

Như vậy, chỉ số VN Index có sự biến động và hình thành xu hướng rõ rệt. Từ giai đoạn 12/2005 – 6/2007, nhà đầu tư không cần phân tích tài chính công ty, không cần xem xét, hay đánh giá thị trường thì cũng biết chắc chắn là giá chứng khoán tăng vào ngày hôm sau. Đây là biểu hiện của thị trường không hiệu quả. Giá cả cổ phiếu tăng dường như là một điều chắc chắn vào thời điểm này, nó đi ngược lại lý thuyết thị trường hiệu quả với quan điểm xác suất tăng và giảm giá chứng khoán là như nhau.

Thời điểm tháng 11/2007 – 2/2009: nhà đầu tư tranh bán tháo cổ phiếu

Đến đầu tháng 11 năm 2007 thị trường chứng khoán chao đảo khi chỉ số VN Index liên tục giảm từ trên 1100 điểm còn 235 điểm vào tháng 2 năm 2009, tương đương 4,74 lần. Những nhà đầu tư nào đầu tư 4,74 đồng vào thị

trường chứng khoán vào cuối năm 2007 thì chỉ hơn 1 năm sau họ chỉ nhận lại được 1 đồng vốn. Điều đáng nói là thị trường liên tục giảm, xu hướng giảm hình thành rõ như lúc thị trường sôi động của hơn 1 năm trước đó.

Nhà đầu tư đã tranh mua cổ phiếu bao nhiêu vào thời điểm năm 2005 đến nửa đầu năm 2007 thì họ tranh bán bấy nhiêu vào thời điểm cuối năm 2007 đến đầu năm 2009. Bất kể công ty có tình hình tài chính tốt, cơ hội tăng trưởng cao trong tương lai, hay cổ tức được chia đều cao thì xu hướng giảm vẫn hình thành hiện hữu, Nhà đầu tư không phân biệt cổ phiếu nào, họ chỉ lo bán tháo khỏi thị trường.

Như vậy, xu hướng giảm giá hình thành rõ rệt trong giai đoạn 11/2007 – 2/2009. Nhà đầu tư bỏ qua tất cả các thông tin về tình hình hoạt động công ty, nhà đầu tư chẳng cần quan tâm đến lợi nhuận hay cổ tức được chia là cao hay thấp, họ cứ bán cổ phiếu đang nắm giữ để tháo chạy khỏi thị trường. Xu hướng giá cổ phiếu giảm dường như là chắc chắn xảy ra vào ngày mai và những ngày tiếp theo. Đây là biểu hiện của thị trường chứng khoán chưa hiệu quả.

Ngoài ra, nếu so với chiều dài lịch sử của các thị trường chứng khoán ở Mỹ, Châu Âu, hay Nhật Bản và gần đây là các nước trong khu vực như: Singapore, Thái Lan, Malaysia thì thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có hơn 10 năm hình thành và phát triển. Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều hạn chế như: hệ thống thông tin chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường, hệ thống quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, hoặc các sản phẩm chứng khoán phái sinh còn chưa phát triển, biên độ biến động giá chứng khoán vẫn là rào cản để thị trường tự do phản ánh thông tin.

Từ những tổng hợp và phân tích các nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới được nêu ở Chương 1, nên bài luận văn sẽ tiếp tục áp dụng các

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua VN-INDEX (Trang 34)