Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua VN-INDEX (Trang 27)

Một đặc điểm quan trọng của thị trường hiệu quả dạng yếu là giá cả theo một bước ngẫu nhiên. Bước ngẫu nhiên được Maurice Kendall đưa ra vào năm 1953 – ông là người đầu tiên đưa lý thuyết này. Ông cho rằng các thay đổi trong giá chứng khoán là tác động lẫn nhau và các khả năng thay đổi có thể xuất hiện với cùng một xác suất như nhau.

Đến năm 1973, Burton Malkiel viết quyển sách "Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall", thì lý thuyết bước đi ngẫu nhiên bắt đầu trở nên phổ biến. Lý thuyết cho rằng sự thay đổi giá của một chứng khoán riêng lẻ bất kỳ hay chỉ số chứng khoán của cả thị trường trong quá khứ đều không thể dùng để dự báo cho sự thay đổi trong tương lai.

Vậy, về mặt lý luận, lý thuyết bước đi ngẫu nhiên cho rằng giá cả tuân theo sự ngẫu nhiên, sự tăng hay giảm giá là không thể tiên đoán.

Hình 1.2 là mô tả diễn biến giá của một loại cổ phiếu giả tưởng được lập trên cơ sở tung đồng xu đồng chất với 2 mặt sấp và ngửa. Với giá ban đầu là 50 đô la, mỗi lần tung đồng xu lên và kết quả là mặt ngửa thì giá sẽ tăng 0,5 đô la; ngược lại, giá sẽ tăng 0,5 đô la.

Hình 1.2: Biểu đồ giá giả tưởng

Nguồn: Burton G. Maliel, 1973. Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall,

tr.180. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Thanh Huyền và Thư Trang, 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

Hình 1.2 là kết quả của một cuộc thì nghiệm mà Burton Malkiel đã đề cập trong cuốn sách “Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall”. “Sơ đồ dựa trên kết quả tung đồng xu ngẫu nhiên trông rất giống với một sơ đồ cổ phiếu thông thường và thậm chí còn chỉ ra một số chu kỳ. Tất nhiên, “chu kỳ” rõ

ràng mà chúng ta quan sát được từ kết quả tung đồng xu không xảy ra thường xuyên như chu kỳ thực, thế nhưng các xu hướng đi lên và đi xuống ở thị trường chứng khoán cũng tương tự như vậy.”3

Tuy vậy, nghiên cứu của Burton Malkiel về việc tung đồng xu trong một môi trường mà chúng ta đã biết chắc chắn không gian nghiệm của nghiên cứu. Đó có thể là một môi trường hoàn hảo để thị trường hiệu quả thực thi. Trong thực tế thì phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố để mang lại kết quả cho giá cả, như: phí, thuế, kỳ vọng nhà đầu tư…Nên thị trường hiệu có hiệu quả và hiệu quả ở mức độ nào thì cần phải có những nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh điều này.

Một trong cách để kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu là kiểm định xem chuỗi biến động của chứng khoán có theo bước đi ngẫu nhiên hay không. Vì bước đi ngẫu nhiên mà Burton Malkiel đưa ra đã được các nhà kinh tế cũng như các nhà phân tích thừa nhận đó là một thị trường hiệu quả dạng yếu.

Bài luận văn làm rõ các phương pháp để kiểm chứng bước đi ngẫu nhiên. Giới thiệu phương pháp thống kê định lượng đo lường bước đi ngẫu nhiên; giới thiệu mô hình định lượng về bước đi ngẫu nhiên; áp dụng bước đi ngẫu nhiên vào trong kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu.

3

Burton G. Maliel, 1973. Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall, tr.180. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Thanh Huyền và Thư Trang, 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

Về mặt lý luận, lý thuyết bước đi ngẫu nhiên cho rằng giá cả tuân theo sự ngẫu nhiên, sự tăng hay giảm giá là không thể tiên đoán. Còn ở góc độ định lượng thì được luận văn trình bày ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua VN-INDEX (Trang 27)