Các công trình nghiên cứu trên thế giới trước đây

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua VN-INDEX (Trang 30)

Vấn đề thị trường chứng khoán các nước Asian có hiệu quả hay không được rất nhiều sự quan tâm từ thập kỷ trước thông qua các bài nghiên cứu với nhiều kết quả khác nhau. Có nhiều bài nghiên cứu (như: Darrat and Zhong, 2000; Karemera and Ojah, 1999; Chang and Ting, 2000; Buguk and Brorsen, 2003; Chang et al. 2004; Hoque et al., 2007; Fifield and Jetty, 2008; Lagorde and Lucey, 2008; Hung, 2009) đã kiểm định giả thuyết bước ngẫu nhiên với kết quả như sau: thứ nhất, Thị trường chứng khoán các nước Đông Nam Á có thể dự báo được ở một mức độ nhất định theo dữ liệu theo ngày, tuy nhiên kiểm định tỷ số phương sai thông thường thì không chấp nhận cao giả thyết bước đi ngẫu nhiên. Để khắc phục vấn đề này, một số tác giả dùng kiểm định đa phương sai (multiple variance ratio) cho kết quả tốt hơn cho rằng chuỗi dữ liệu có hiện tượng phương sai không đồng nhất (heteroskedasticity), từ đây các tác giả đã kết luận thị trường theo bước đi ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, một quan điểm được nêu ra bởi một số tác giả (Charles and Darnè, 2009) rằng nếu tách mẫu dữ liệu thành những khoảng thời gian khác và áp dụng kiểm định đa phương sai thì cho kết quả khác nhau và dường như bước đi ngẫu nhiên được tìm thấy ở chuỗi có khoảng thời gian gần đây. Điều này có thể giải thích như sau: sự phát triển của thị trường hiệu quả trên thị trường chứng khoán là do nới lỏng các hạn chế cả nhà đầu tư trong nước và

nước ngoài. Các bài nghiên cứu khác (như Wright, 2000; Kim and Shamsuddin, 2008; Charles and Darnè, 2009) đã dùng kiểm định phi tham số (non-parametic), điển hình là kiểm định đoạn mạch, đã bác bỏ giả thuyết bước ngẫu nhiên.

Thị trường tài chính Đông Nam Á vẫn chưa có đặc tính như thị trương các nước phát triển. Các thị trường này chưa phát triến đầy đủ để sử dụng đo lường các chỉ số khác nhau sâu vào trong thị trường. Hệ thống kết nối giữa các nhà quản lý chính sách còn yếu.

Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về lý thuyết thị trường hiệu quả đều gắn liền với việc kiểm định giá cả có phản ánh đầy đủ các tập thông tin hay không. Quá trình nghiên cứu lý thuyết thị trường hiệu quả tại một lĩnh vực hoặc một ngành thường tuân theo trình tự như sau:

- Các nghiên cứu ban đầu gắn với các kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu, theo đó các tập thông tin quá khứ được quan tâm (thường dùng giá cả quá khứ hoặc biến động quá khứ) phản ánh như thế nào đến giả cả hiện tại. Hầu hết các kết quả này đều xuất phát từ lý thuyết bước ngẫu nhiên.

- Sau đó là các kiểm định thị trường hiệu quả dạng trung bình, theo đó vấn đề quan tâm là tốc độ điều chỉnh giá trước các thông tin hiện có được công bố trên thị trường, ví dụ: thông báo về việc chia cổ tức, báo cáo tài chính, thông tin về phát triển mạng lưới, hoặc phát hành chứng khoán mới,...có phản ánh đầy đủ vào giá cả hiện tại hay không.

- Cuối cùng, các kiểm định thị trường hiệu quả dạng mạnh, nghiên cứu về tập thông tin nội bộ, thông tin chưa được công bố có phản ánh vào giá cả. Các nghiên cứu này thường tập trung vào các nhà đầu tư là tổ chức, các nhà

quản lý, các quỹ tương hỗ…có tính độc quyền trong việc tiếp cận đối với thông tin liên quan chưa được công bố để phản ánh về việc định hình giá hay không.

Phương pháp nghiên cứu sự kiện để kiểm định thị trường hiệu quả:

Bên cạnh cách tiếp cận về thị trường hiệu quả dạng yếu đã được giới thiệu thì còn phương pháp nghiên cứu nữa về thị trường hiệu quả của hai tác giả Fernando Belden Saro và Mohammad Tayseer Chenine trong bài nghiên cứu: “Hành vi tỷ suất sinh lời thông qua phát hành lần đầu ra công chúng và thị trường hiệu quả”4. Bài nghiên cứu này, tiến hành kiểm định tỷ suất sinh lợi bất thường của các cổ phiếu lần đầu phát hành ra công chúng trong ngắn hạn đến dài hạn. Hai tác giả đã đo lường tỷ suất sinh lợi bất thường là chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của mẫu cổ phiếu cần nghiên cứu với tỷ suất sinh lời của thị trường (tác giả lấy biến động chỉ số chứng khoán ở Sở giao dịch chứng khoán New York làm thước đo tỷ suất sinh lợi thị trường). Sau đó tiến hành, kiểm định xem tỷ suất sinh lời bất thường này có bằng không hay không. Nếu tỷ suất sinh lời bất thường bằng không với ý nghĩa thống kê thì hai tác giả kết luận thị trường hiệu quả trong giai đoạn nghiên cứu. Ngược lại, thị trường chưa hiệu quả. Cách tiếp cận này là một dạng nghiên cứu sự kiện. Hai tác giả đã lấy mẫu những công ty phát hành lần đầu ra công chúng và quan sát tỷ suất sinh lời từ khi cổ phiếu được bán đấu giá cho đến dài hạn (5 năm sau).

4

Fernando Belden Saro và Mohammad Tayseer Chenine, 2007, Return Behavior of Initial Public Offerings and Market Efficiency.

Phương pháp này dựa trên tính chất của thị trường hiệu quả là không một nhà đầu tư nào có thể tìm kiếm tỷ suất sinh lời vượt trội so với thị trường nếu thị trường là hiệu quả. Tuy nhiên, dùng phương pháp này sẽ không đưa được kết luận rằng thị trường thuộc hiệu quả dạng nào mà chỉ biết chúng có hiệu quả hay chưa.

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua VN-INDEX (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)