Quan niệm của Aristotle về hình thức nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 56)

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC

2.2.1 Quan niệm của Aristotle về hình thức nhà nước

Trước hết, Aristotle đặt ra câu hỏi thế nào là hình thức nhà nước?

Câu hỏi này là cánh cửa để chúng ta bước vào quan niệm rất phức tạp của Aristotle trong tác phẩm. Chính vì vậy, hiểu được khái niệm nền tảng này sẽ giúp chúng ta tiếp cận một cách dễ dàng hơn với những quan niệm của ông về nhà nước.

Một hình thức chính quyền, hay Aristotle gọi là “hiến pháp”. Theo như ông viết trong tác phẩm, ông gọi thuật ngữ “hiến pháp” thực ra chính là “chính quyền” [1,165]. Cho nên nếu không hiểu cách ông viết, ta sẽ bị nhầm lẫn bởi hai thuật ngữ này. “Hiến pháp” nếu theo cách hiểu thông thường là văn bản nền tảng để xây dựng chế độ nhà nước, xây dựng pháp luật của nhà

nước. Còn “chính quyền” được hiểu như là cơ quan nhà nước, bao gồm các bộ phận trong bộ máy nhà nước được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây Aristotle sử dụng thuật ngữ này không theo cách hiểu đó, mà ông đồng nhất các khái niệm: chính quyền và hiến pháp làm một. Do đó, ông gọi các loại hình chính quyền cũng là các loại hình hiến pháp, hai thuật ngữ này đồng nghĩa, vì vậy khi nghiên cứu về nhà nước trong tác phẩm chúng ta sẽ hiểu theo nghĩa mà Aristotle viết trong tác phẩm

Theo Aristotle, “chính quyền” hay “hiến pháp” là “sự sắp xếp cơ cấu quan chức trong một nhà nước, nhất là cơ cấu có quyền lực cao nhất. Chính quyền có uy quyền tối thượng trong cả nước, và hiến pháp thực ra chính là chính quyền” [1,164]

“Hai từ hiến pháp và chính quyền có cùng một nghĩa, và chính quyền tức là quyền uy tối thượng trong một nước, phải nằm trong tay của một người, hay của một vài người, hay thuộc về nhiều người”.

Như vậy, cách hiểu của Aristotle về chính quyền đơn giản là: thứ nhất, đồng nghĩa với hiến pháp như đã nói ở trên, và thứ hai bản chất của chính

quyền, hiến pháp đó là việc xác định thành phần nào cai trị xã hội, tầng lớp

nào là người cai trị đất nước chứ không đơn giản chỉ là cá nhân nào ở vị trí nào trong bộ máy nhà nước.

Tất nhiên, trong xã hội sẽ có nhiều giai cấp, và thậm chí mỗi một giai cấp sẽ có nhiều loại, do đó, trong lịch sử cũng sẽ có nhiều hình thức nhà nước, có bao nhiêu loại thành phần cai trị xã hội sẽ có bấy nhiêu các hình thức nhà nước. Và cái định nghĩa của Aristotle “một hiến pháp là sự sắp xếp cơ cấu quan chức trong một nước” phải được hiểu theo cách đó.

Mặc dù việc đánh đồng hai thuật ngữ hiến pháp và chính quyền của Aristotle còn hạn chế, song quan niệm của ông về hình thức chính quyền lại

rất đúng đắn và dễ hiểu. Chính quan niệm này giúp ta hiểu được hình thức chính quyền là như thế nào, không cần phải phức tạp, Aristotle nói rất đơn giản, dễ hiểu: hiến pháp, hay các hình thức chính quyền là việc xác định tầng lớp nào lãnh đạo xã hội. Một quốc gia được cai trị bởi duy nhất một người, ta biết chắc chắn đó là hình thức chính quyền là quân chủ, trong chế độ dân chủ, người dân là tối thượng, các hình thức khác cũng tương tự [1,165]

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w