Thân thế và sự nghiệp của Aristotle

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 39)

Trước hết, ta sẽ khái quát qua thân thế của Aristotle, và phân tích những sự kiện chính trị - xã hội mà Aristotle sinh ra, lớn lên ảnh hưởng đến cuộc đời và các tác phẩm của ông.

Aristotle sinh năm 384 và mất năm 322 TCN, một thị trấn nhỏ phía đông thành phố Salonica, sát biên giới vương quốc Macedonia. Xuất thân từ

một gia đình trí thức, cha của Aristotle là ngự y của vua Macedonia nên từ nhỏ ông đã được học về thiên nhiên và sinh vật qua quan sát cũng như qua những tài liệu của phụ thân ông.

Năm 17 tuổi, Aristotle đến Aten để du học, lúc bấy giờ Aten vẫn là một trung tâm văn hóa – chính trị của Hy Lạp. Đây là cái nôi văn hóa – nghệ thuật, với hai trường Đại học nổi tiếng, một của Aten và một trường Đại học do Platon sáng lập. Aristotle đến Aten du học và tham gia học tập tại ngôi trường của Platon, vì vậy ông cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng từ người thầy của mình. Và trong khoảng 20 năm, Aristotle nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của chính thầy giáo mình là Platon.

Năm 347 TCN, Platon qua đời cùng với sự kiện quê hương Stagira của ông bị quân đội Philip xứ Macedonia tiêu diệt, hơn nữa việc kế nhiệm trường học là một người không được Aristotle và các học trò khác khâm phục, dẫn đến việc Aristotle quyết định rời khỏi Athens, và bắt đầu đi du hành đây đó, ông đem những gì được học ra áp dụng trong suốt 12 năm sau đó.

Trong cuộc hành trình suốt 12 năm này phải kể đến những sự kiện có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với Aristotle. Trước hết, ông cùng một người bạn đến thành Tơroy. Đó là một thị quốc nằm ở phía đông bắc núi Ida, đang do nhà độc tài Hermias cai trị. Tại đây Aristotle đã thành lập một Học viện thu hút được sự tham dự của học sinh các miền lân cận. Ông đã trở thành bạn thân của vị vua độc tài Hermias, được vị vua này gả cháu gái cho làm vợ. Thời điểm này ông đã chứng kiến đầy đủ chế độ quân chủ và rút ra được nhiều điều từ những gì tai nghe mắt thấy.

Sau một thời gian, Aristotle chuyển sang sống ở đảo Lesbos. Tại đây, ông được vua Philiip của xứ Macedonia để dạy học cho thái tử còn nhỏ tuổi từ khi vị thái tử này từ 13 đến 19 tuổi. Thái tử chính là Alexang đệ nhất.

Aristotle đã cố công làm cho học trò của mình yêu quý và kính trọng nền văn hóa Hy Lạp. Trường ca Home vĩ đại trở thành tác phẩm yêu thích nhất của Alexander. Aristotle đã dạy cho Alexander về “thuật làm vua” và “thuật cai trị các thuộc địa”. Sau đó ông còn ở lại Macedonia một thời gian nữa trước khi trở lại với trung tâm Athens.

Năm 335 TCN, ông trở lại Athens mở trường Lyceum. Tại thời điểm này, ông gặp người bạn cũ của mình là Antipater, hiện đang làm Toàn quyền ở Athens. Mặc dù hai người với hai thân phận khác nhau, nhưng tình bạn cũ của họ vẫn được chân trọng. Và chính những chính sách của Antipater đã ảnh hưởng không ít đến những tác phẩm sau này của Aristotle.

Năm 324 TCN, Alexander băng hà đột ngột, Athens tuyên bố chiến tranh với Macedonia và đòi lại tự do. Tại Athens, viên toàn quyền đương nhiên trở thành đối tượng của cuộc chiến và Aristotle, vì là bạn của viên toàn quyền, cũng là thày giáo dạy vua Alexander, cho nên Aristotle đành phải bỏ Athens sang tị nạn xứ Chaltics. Ông qua đời tại đây vào năm 322 TCN.

Cuộc đời của Aristotle có thể thấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố lịch sử, cũng như gắn liền với sự thăng trầm của vị vua nổi tiếng Alexander đệ nhất Hy Lap cổ đại. Ông gắn liền với sự nghiệp giáo dục tại Athens, gắn liền với những con người lập hiến tại Athens thời kỳ Hy Lạp hóa. Chính những sự kiện này đã giúp cho Aristotle có những điều kiện tiếp cận và nhận thức sâu sắc về những chế độ chính trị mà các thành bang Hy Lạp thực thi, đó là những cơ hội quan trọng để Aristotle có thể có được những quan niệm hoàn thiện về Nhà nước trong tác phẩm của mình. Vì vậy, những quan điểm đó có tính thực tiễn rất lớn, bắt nguồn từ chính những thực tiễn đã và đang đặt ra cho các thành bang Hy Lạp lúc bấy giờ, chứ không ảo tưởng và bất khả thi như những quan niệm trước đó của Platon.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w