Tiền đề lý luận, tư tưởng triết học của tác phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 27)

Tác phẩm “Chính trị luận” được Aristotle sáng tác dựa trên nền tảng lý luận, triết học từ lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại và trực tiếp nhất là chịu ảnh hưởng từ người thầy của mình – Platon. Tuy nhiên, cũng giống như những

tiền đề kinh tế - văn hóa ở trên, những tiền đề lý luận cũng được Aristotle trình bày thông qua việc kế thừa nhưng có sự đánh giá đối với những tiền đề đó, từ những quan niệm của các nhà triết học trước, Aristotle chỉ ra những hạn chế của họ và từ đó hình thành nên quan điểm của bản thân mình.

Tư tưởng về Nhà nước xuất hiện rất sớm trong triết học Hy La cổ đại, ban đầu khi mới xuất hiện những tư tưởng này còn ảnh hưởng từ thần thoại, chưa tách khỏi thần thoại và chưa trở thành một ngành tri thức khoa học độc lập. Phải đến Socrates, ông mới tạo ra một bước ngoạt, một cuộc cách mạng nói chung và tư tưởng Nhà nước nói riêng. Theo đó, Socrates là người đầu tiên, tiên phong trong triết học đề cập đến con người với tính độc lập tự chủ tách rời khỏi thần thánh, ông cho rằng “việc tìm hiểu và nhận thức vũ trụ rộng lớn là việc của thế giới thần linh, còn con người nên “tự tìm hiểu chính bản thân mình”, chính từ đó, Socrates đã đặt nền tảng cho triết học nghiên cứu về Nhà nước ở Phương Tây nói chung, đặt cơ sở tư tưởng lý luận cho Aristotle nghiên cứu sâu sắc về nhà nước. Trước Aristotle, có hai giai đoạn lịch sử triết học được ông kế thừa, đó là những tư tưởng của các nhà triết học tiền Socrates, và các nhà triết học sau Socrates.

Trước hết, là tư tưởng về Nhà nước thời kỳ tiền Socrates

Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử ta thấy rằng, tư tưởng về Nhà nước chỉ xuất hiện khi mà xã hội đã phân chia giai cấp và đã xuất hiện Nhà nước. Vì vậy, các tư tưởng về Nhà nước đều xuất hiện khi mà chế độ xã hội Cộng sản nguyên thủy chuyển sang giai đoạn Chiếm hữu nô lệ, xuất hiện các nhà nước thành bang.

Thời kỳ nguyên thủy của con người, những tư tưởng về Nhà nước và pháp luật đều có đặc điểm chung, đó là mang nặng tính chất thần thoại, tôn giáo. Trước hết, quan niệm thống trị ở đây đều xuất phát từ quan niệm về nguồn gốc thần thánh của các quan hệ quyền lực và trật tự hiện tồn. Sau này

diễn ra một cuộc khước từ hệ tư tưởng thần thoại, quá trình đó diễn ra theo con đường: dần vứt bỏ những vỏ bọc tôn giáo và đạo đức của các nhà tư tế, đưa vấn đề Nhà nước và pháp luật vào các cuộc tranh luận rộng rãi và tự do hơn. Quá trình này diễn ra khác nhau ở những nước khác nhau, nó phụ thuộc vào việc tổ chức của Nhà nước dẫn đến kết quả cũng như hậu quả là khác nhau. Song, xu hướng chuyển từ thần thoại sang quan niệm duy lý hơn về thế giới nói chung, về xã hội – chính trị nói riêng đã bộc lộ ở khắp mọi nơi vào thế kỷ VIII – VI TCN. Kết quả của xu hướng này được thể hiện ở trong các học thuyết ở nhiều nước, Phương Đông thì có Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh tử, phái Pháp gia của Trung Quốc, Phật giáo ở Ấn Độ, phái Luật học ở La Mã, các nhà thông thái, các nhà ngụy biện, các nhà triết học ở Hy La.

Ở Hy La cổ đại, chúng ta có thể kể đến một số nhà tư tưởng tiền Socrates như sau:

Solon (635-559 TCN) - đây là nhà tư tưởng đầu tiên viết về Nhà nước, ông là người đầu tiên nêu lên khái niệm dân chủ trong thể chế Nhà nước, cải cách Nhà nước Athens. Tư tưởng căn bản của ông, “ta giải phóng mọi người bằng quyền lực của luật pháp bằng sự kết hợp sức mạnh và pháp luật”.

Các quan niệm về chính trị, Nhà nước và pháp luật đã phát triển hơn ở các nhà triết học và các nhà ngụy biện Hy Lạp.

Pitago (541 – 497 TCN) Ông đã giữ lập trường thiên vị đối với quý tộc để bảo vệ quyền cai trị của những người tốt nhất (xét về phẩm chất trí tuệ và đạo đức). Pitagore ca ngợi trật tự và phê phán tình trạng hỗn loạn, ông và các môn đệ đã rất coi trọng việc giáo dục. Tư tưởng về tổ chức đời sống Nhà nước dựa trên nguyên tắc tư duy triết học có lẽ bắt nguồn từ Pitagore.

Heraclit (544-483 TCN) thì cho rằng, mặc dù tư duy có ở con người song, đa số họ vẫn không thấy được rằng, họ bắt gặp cái gì và hiểu cái gì, họ không hiểu logos phổ biến (lý tính phổ biến vạn vật) mà họ cần phải tuân thủ.

Chính vì lý do đó, mà Heraclit đã phân biệt người thông thái và người thiểu năng, người tốt và người xấu. Việc nhận thức logos là cơ sở để đánh giá con người về mặt đạo đức – chính trị. Việc tuân thủ logos không chỉ có nghĩa là tư duy đúng mà còn có nghĩa là hành động đúng đắn.

Theo ông, cuộc sống cũng như Luật pháp của các nhà nước thị thành cần phải tuân theo logos, vì vậy mà ông chia pháp luật thành hai loại: luật của thần linh và luật của con người.

Luật của thần linh biểu hiện như logos lý tính tự nhiên, do vậy đây là chuẩn tắc của lý tính và là điểm xuất phát của luật con người, mà như vậy,

cũng có nghĩa ông cho rằng, luật con người tồn tại trong nó tính chất hợp lý

của mình, do đó, ông kêu gọi “nhân dân phải chiến đấu vì pháp luật, giống như chiến đấu để bảo vệ ngôi nhà của mình cần phải dập tắt nạn lộng quyền như dập tắt đám cháy vậy”.

Heraclit cũng phê phán chế độ dân chủ, vì theo ông, chế độ đó chẳng khác nào là việc đám đông nắm quyền không còn dành chỗ cho người tốt nhất, đó là tầng lớp quý tộc. Vì vậy, ông ủng hộ sự lãnh đạo, cầm quyền của những người tốt nhất đó, vì theo ông “một người tốt thì bằng vạn người khác”. Tuy nhiên, luận điểm này còn bao hàm một ý nghĩa khác: để hình thành và thông qua luật pháp thì không cần thiết phải thông qua sự tán thành của đám đông, của đa số, điều cơ bản trong pháp luật là: sự phù hợp của Pháp luật với logos phổ biến vốn rất ít người biết được. Chính vì vậy, luận cứ này đã trở nên rộng rãi và là cơ sở cho những ai phê phán chế độ dân chủ đứng trên lập trường vị quý tộc như Heraclit.

Còn các nhà ngụy biện là những người cất tiếng đầu tiên vào thời kỳ

củng cố và phát triển nền dân chủ cổ đại. Trung tâm của các nhà ngụy biện là

các vấn đề chính trị - xã hội, luật pháp. Các đại diện của phái ngụy biện trước hết là thày giáo dạy sự thông thái chính trị, như những người am hiểu nội

dung của luật pháp và đời sống Nhà nước, như những người phê phán các quan điểm truyền thống và làm sáng tỏ bối cảnh chính trị - xã hội pháp lý mới. Các nhà ngụy biện đã thảo luận đề tài chính trị xã hội, Nhà nước pháp luật và coi đây như là một loại quan hệ đặc biệt và loại thẩm quyền đặc thù của con người. Họ tìm kiếm những cơ sở có nhân tính của chính trị và các

quy tắc hành động hợp lý của nó. Các nhà ngụy biện đã phát triển quan điểm

chính trị - xã hội, Nhà nước và pháp luật một cách khác nhau. Các nhà ngụy biện lớp trước thường bảo vệ quan niệm dân chủ còn các nhà ngụy biện lớp sau thì có người ủng hộ nền dân chủ, cũng có người bảo vệ các hình thức cai trị khác nhau.

Thứ hai, đó là những quan điểm về Nhà nước và pháp luật của Socrates Đạo đức học chính trị của Socrates là kết quả phát triển độc đáo của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền Hy La cổ đại và trở thành điểm xuất phát cho sự phát triển tiếp theo của nó đến đỉnh cao như Platon, Aristotle.

Giống như các bậc tiền bối, Socrates cũng coi mục đích của Nhà nước cũng như quy định của nó đều bắt nguồn từ các thần linh – coi đây là nguồn gốc thứ nhất và bản nguyên tiền định. Nhưng cơ sở đầu tiên đó cũng cần trải qua một sự hợp lý logic các khái niệm trước đó. Do vậy, mà có thể nói rằng, những tư tưởng trước đó mà ông lĩnh hội như: bản chất thần thánh của nhà nước (Homer và Hoxiot), tổ chức đời sống Nhà nước phải phù hợp với lý tính triết học (Pitago), hay Nhà nước là sức mạnh của những kẻ mạnh (Phradimac) … đều được ông phát triển và sử dụng theo quan niệm triết học duy lý riêng của ông. Socrates nâng việc thảo luận về vấn đề Nhà nước và pháp luật nâng tầm lên thành những định nghĩa và khái niệm logic, qua đó đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu lĩnh vực này.

Trước hết, Socrates cho rằng Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ thống nhất nội tại và được quy định bởi nguồn gốc thần thánh thống nhất.

Việc tổ chức đời sống của Nhà nước không thể thiếu pháp luật cũng giống như không thể thiếu pháp luật ở bên ngoài Nhà nước, luật pháp chính là nền tảng của Nhà nước.

Tiếp theo, ông phân biệt hai loại pháp luật: luật pháp tự nhiên và luật pháp thực tại. Hai loại pháp luật này không đối lập nhau chúng đều có một sự chính đáng, đó là tiêu chuẩn của tính hợp pháp cho nên chúng đồng nhất với nhau, đều là sự hợp lý của chính nghĩa.

Socrates ủng hộ nhiệt thành chế độ Nhà nước thị thành mà trong đó các điều luật có bản chất chính nghĩa thống trị vô điều kiện. Người dân phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước, nếu thiếu điều này thì Nhà nước không thể trụ vững, gia đình không thể được cai quản tốt, cho nên người dân và Nhà nước phải có sự đồng thuận, đó là việc các thành viên Nhà nước phải trung thành và tuân thủ luật pháp.

Nguyên tắc cơ bản trong chính trị học của Socrates, đó là đức hạnh. Đức hạnh là tri thức: “Những người cầm quyền phải là những người có tri thức”, nó là sự tổng kết quan niệm triết học của Socrates về các cơ sở pháp lý và chính quyền của Nhà nước và pháp luật, nó được dành cho mọi chế độ.

Chế độ lý tưởng của Nhà nước, theo ông, đó là sự cai trị của những người có tri thức. Theo đó, nó vượt lên chế độ dân chủ, chế độ đầu sỏ, chế độ quý tộc dòng họ và chế độ cầm quyền truyền thống của vua chúa. Ông phê phán sự thống trị của tầng lớp quý tộc thị tộc trước kia hay những kẻ giàu có mới phất. Ông cũng có thái độ phê phán kịch liệt chế độ bạo chính, đó là chế độ không có pháp luật, độc đoán và dã man.

Socrates phê phán chế độ dân chủ nhẹ nhàng hơn, ông nhận thấy khiếm khuyết của nó là ở sự không hiểu biết của các cá nhân có chức trách được bầu bằng con đường rút thăm ngẫu nhiên. Ông cũng đánh giá rất thấp sự sáng suốt chính trị của hội đồng nhân dân mà trong điều kiện dân chủ Athens đã đóng

vai trò chủ đạo trong việc quyết định những công việc cơ bản của Nhà nước, “lẽ nào anh lại không hổ thẹn với những người dệt len, những người nông dân, những người buôn bán mà chỉ nghĩ cách làm sao để mua được hàng rẻ hơn, bán được đắt hơn? Thế mà những người này lại tạo thành hội đồng nhân dân”. Nhưng sự công kích nền dân chủ Athens không có nghĩa là Socrates muốn dùng bạo lực để thay thế dân chủ, vấn đề thật ra là “muốn hoàn thiện nền dân chủ thì cần phải có người cầm quyền biết việc”.

Như trên đã nói, Socrates cho rằng, công dân phải trung thành tuyệt đối với Nhà nước thị thành, khi nhất trí trở thành thành viên của Nhà nước thì công dân mới tham gia “khế ước” của Nhà nước và có nghĩa vụ phải tôn trọng trật tự và quy định của nó. Như vậy, Socrates là người đầu tiên trong lịch sử đã hình thành quan điểm về “khế ước” giữa Nhà nước với công dân của mình. Theo quan điểm này, công dân và Nhà nước không ngang quyền, cũng giống như “cha với con, chủ nhân với nô lệ”. Socrates đã phát triển một quan niệm độc đáo về mối quan hệ “khế ước” giữa Nhà nước với công dân. Theo đó, Tổ quốc và Pháp luật đứng trên và quý hơn cha và mẹ, chính chúng là cha mẹ tối cao, là thày giáo và là những người chỉ huy đối với công dân. Theo ông, công dân chỉ có sự lựa chọn sau đây: hoặc là sử dụng thuyết phục hay các phương tiện hợp pháp và phi bạo lực để ngăn trặn những quyết định bất công của các cơ quan lập pháp và các nhà chức trách, hoặc là thực hiện chúng. Đây chính là quan điểm “công dân phải phục tùng pháp luật” của Socrate, đây cũng là quan điểm truyền thống của người Hy Lạp về vai trò của pháp luật đối với đời sống đúng mực và chính nghĩa trong Nhà nước thị thành. Người Hy Lạp cũng coi việc tôn trọng pháp luật là phẩm chất chủ yếu vốn có của họ, là cái phân biệt họ với các dân tộc dã man.

Socrates cũng có thái độ phê phán đối với những biểu hiện đa dạng của chủ nghĩa chính trị bá quyền và kiên định các nghĩa vụ của công dân đối với

Nhà nước thị thành có pháp chế hợp lý và chính nghĩa. Theo Socrates, tự do chỉ có thể đạt được trên con đường đó, và ông cũng coi “tự do là tài sản tuyệt mỹ và lớn nhất của con người cũng như đối với Nhà nước”. Hành động tự do là hành động một cách hợp lý tốt nhất. Cái cản trở điều đó là sự không tiết chế - tức cái đưa con người đến chỗ khoái cảm thể xác, nó sẽ chế ngự con người, làm cho con người xa lạ với đức hạnh, trở thành những người nô lệ thấp hèn không có tự do, loại bỏ sự quan tâm của con người về những nghĩa vụ của nó và toàn bộ pháp chế của đời sống thị thành.

Thứ ba, đó là quan điểm về Nhà nước và pháp luật của Platon

Platon (428 -347 TCN) được xem là nhà triết học có ảnh hưởng lớn đến lịch sử triết học Phương Tây nói chung và tư tưởng của Aristotle nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị - xã hội thông qua việc Platon đi xây dựng về Nhà nước lý tưởng của mình.

Liên quan đến vấn đề nhà nước và chính trị, Platon để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm nổi tiếng, nhiều đoạn trích nổi tiếng, nhưng quan trọng và tác động lớn nhất đến sự sáng tác của Aristotle chính là các tác phẩm “Luật pháp” và tác phẩm “Nền cộng hòa”. Tuy nhiên, ở Platon cũng còn chứa đựng nhiều yếu tố chưa hợp lý, phần lớn những yếu tố này được Aristotle phân tích và đánh giá trong Quyển II của tác phẩm.

Trước hết là tác phẩm “Nền cộng hòa”, theo Aristotle thì Platon chỉ thảo luận một vài vấn đề, như là tổ chức của một cộng đồng có vợ chung, con chung, tài sản chung và cơ cấu chính trị. Ông chia dân cư thành hai thành phần: nông dân và chiến sĩ, ngoài ra còn 1 giai cấp khác, đó là nhà lập pháp và cai trị. Phần còn lại của tác phẩm, lại viết lệch khỏi chủ đề chính đó là việc giáo dục giai cấp thống trị, lãnh đạo.

Trong tác phẩm “Nền cộng hòa”, Platon đưa ra một mô hình nhà nước lý tưởng, trong đó “mọi công dân đều có chung của cải vật chất, và chung cả vợ

và con nữa” [1,85] thực chất quan niệm về nhà nước lý tưởng này chính là mô hình xã hội cộng sản nguyên thủy đã từng tồn tại trong lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, theo Aristotle thì “có rất nhiều khó khăn trong một cộng đồng mà mọi người đều chung vợ con” và đó là một mô hình không thực tế. Và Aristotle, đã đưa ra hàng loạt những luận chứng chứng minh sự không

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w