Bước đầu đánh giá sự ảnh hưởng của Aristotle đối với lý luận và thực tiễn chính trị Tây Âu

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 111)

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC

3.2.1.3 Bước đầu đánh giá sự ảnh hưởng của Aristotle đối với lý luận và thực tiễn chính trị Tây Âu

thực tiễn chính trị Tây Âu

Quan niệm về nhà nước của Aristotle trong tác phẩm ''Chính trị luận" có nhiều giá trị to lớn đối với cả thực tiễn lẫn lý luận chính trị phương Tây nói chung và nhân loại nói riêng. Những giá trị to lớn đó đã được các thế hệ triết gia của Phương Tây kế thừa và phát triển một cách có chọn lọc. Chúng ta sẽ bước đầu đi khám phá sự ảnh hưởng này đối với các thế hệ sau này như thế nào thông qua một số những tư liệu sau đây.

Trên phương diện lý luận chính trị phương Tây

Sau này chịu ảnh hưởng của Aristotle có thể kể đến một số những tư liệu sau đây:

Nhà hùng biện và triết gia La Mã, thế kỷ thứ I TCN – Ciceron ( 106 – 43 TCN) cũng có sự kế thừa quan niệm về chính phủ của công và xác định công dân trong một nhà nước của Aristotle. Quan niệm đó đã được Ciceron

miêu tả trong tác phẩm De re publica như sau: “Sự nghiệp chung là công việc

của nhân dân; còn nhân dân không phải là của bất cứ nhóm người nào, được kết hợp với số lượng bất kỳ, mà là một số lượng lớn đàn ông liên kết với nhau

bằng một thỏa thuận chung về luật pháp và các quyền, và với mong muốn tham gia để mọi người cùng có lợi” [17,76]. Với quan niệm này, ta thấy ở Aristotle và Ciceron giống nhau hoàn toàn khi xác định ai là công dân của một nước, trong đó chỉ có đàn ông mới đủ điều kiện làm công dân còn phụ nữ, trẻ em và nô lệ lại không được nhắc đến. Đây cũng là hạn chế của các ông, tư tưởng trọng nam khinh nữ bám rễ vào hàng loạt các nhà chính trị, nhưng suy cho cùng đó cũng là hạn chế của thời đại mà thôi.

Bước sang thời kỳ Trung cổ, người chịu ảnh hưởng của Aristotle phải kể đến Aquinas (354 -430). Ông có kế thừa quan niệm về tư tưởng “dân chủ”. Dĩ nhiên, thuật ngữ này chưa được Aristotle hiểu đúng như ngày nay, thế nhưng nó cũng làm nền tảng cho những tư tưởng về sau, trong đó có Aquinas.

Aquinas trong tác phẩm De Regimine Principum, được xuất bản năm 1948 tại

Oxford từ trang 2 đến trang 82, cũng đi theo quan niệm của Aristotle, và phát triển tư tưởng dân chủ theo hướng tiêu cực và thường được liên tưởng tới chính sách của lũ tiện dân; chính phủ hành động vì người nghèo chứ không phải vì quyền lợi công cộng, và hình thức chính quyền trong đó “người dân thường có thể trở thành bạo chúa, đe dọa cào bằng tất cả khác biệt xã hội và đặc quyền đặc lợi đã được giành được” [17,73].

Nhà triết học Marsillius (1275 – 1342) trong tác phẩm Defensor pacis của mình cũng có sự kế thừa tư tưởng của Aristotle. Khi bàn về chính trị, đặc biệt là việc xác định công dân, giống như Aristotle, Marsillius cũng khẳng định, công dân là “người tham gia vào cộng đồng dân sự” hoặc qua vai trò quản lí hoặc “qua chức năng thảo luận hay phê phán” đối với biện pháp cai trị. Đồng thời, cũng giống như quan niệm của Aristotle về “trẻ con, nô lệ, kiều dân và phụ nữ không phải là công dân, dù mỗi loại bị truất quyền công dân theo những cách khác nhau. Theo Marsillius, “chỉ những người đàn ông có tài sản chịu thuế, sinh ra và sống một thời gian dài trong

thành phố của họ mới có quyền công dân, tất cả những người khác đều không phải là công dân”. [17,83-84]

Bước sang triết học Cổ điển – thời kỳ triết học Khai sáng, hay chính trị học hiện đại, cũng có rất nhiều nhà triết học chịu sự ảnh hưởng của Aristotle, hoặc phê phán hoặc kế thừa những lý luận và mô hình chính trị mà Aristotle đã xây dựng nên.

Người chịu ảnh hưởng từ Aristotle và cũng là chính trị gia đầu tiên về nền chính trị của nhà nước hiện đại chính là Machiavelli. Nicolai Machiavelli được xem là người nắm vững cả lý thuyết chính trị của thế giới cổ đại lẫn trật tự chính trị vừa mới xuất hiện ở châu Âu, cũng đã có những sự ảnh hưởng nhất định của mình đối với những quan niệm của Aristotle.

Tư tưởng chính trị quan trọng của Machiavelli được thể hiện rõ nhất là trong tác phẩm “Quân vương”. Trong đó có những nội dung ông có sự kế thừa và phát triển tư tưởng của Aristotle. Nghiên cứu tư tưởng chính trị của Aristotle nói riêng và chính trị cổ đại nói chung, Machiavelli cho rằng có 3 hình thức cai trị chính: quân chủ, quý tộc và dân chủ, vốn là những hình thức không ổn định và có xu hướng tạo ra vòng luẩn quẩn của sự thái hóa và suy đồi. Cũng giống như Platon và Aristotle, Machiavelli cho rằng “sau giai đoạn phát triển mang tính tích cực ban đầu, chế độ quân chủ có xu hướng tạo ra vòng luẩn quẩn của sự thoái hóa thành chế độ chuyên chế, chế độ quý tộc thì thoái hóa thành tập đoàn đầu sỏ còn dân chủ thì thành chế độ vô chính phủ, tình trạng này lại một lần nữa dẫn đến chế độ quân chủ” [17,86]

Machiavelli cũng giống như Aristotle, ông cũng mong muốn xây dựng một “chính quyền hỗn hợp”, được xây dựng nhằm bổ khuyết những thiếu sót của các hình thức hiến pháp mang tính cá nhân chủ nghĩa, có khả năng cân bằng quyền lợi của các nhóm cạnh tranh với nhau, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa người giàu và người nghèo” [17,88].

Ông cũng cho rằng chế độ tự do thì thích hơn chế độ chuyên chế, nhưng ông cũng cho rằng thường khi muốn bảo vệ tự do lại cần phải dùng đến chuyên chế. Cho nên ông đã tìm cách trung dung giữa một chế độ của những người tự do tự quản với chế độ cần đến một ông vua chuyên chế. Mặc dù vậy, nói chung với tình hình như châu Âu lúc bấy giờ, Machiavelli “tin rằng chính phủ tự do là khó có thể thực hiện được mà tình hình lúc đó rất cần đến một ông vua chuyên chế có tài xoay xở đủ tài áp đặt tầm nhìn của ông ta về nhà nước và xã hội, đủ tài để tạo dựng một xã hội có trật tự và hòa hợp” [17,90].

Như vậy, Machiavelli có những quan niệm rất gần với Aristotle nhưng ta cũng nhận thấy một sự cải tạo, phát huy và có sự áp dụng rất sáng tạo tư tưởng đó vào hoàn cảnh cụ thể của Châu Âu lúc bấy giờ. Ở đây ta cũng nhận thấy có những điểm khác biệt giữa Aristotle với Machiavelli. Nếu Aristotle phân chia 6 hình thức nhà nước, thì Machiavelli tinh giản thành 3 hình thức nhằm giảm sự luẩn quẩn trong tư tưởng của Aristotle. Nếu Aristotle đưa ra xây dựng chế độ hiến định, trung dung giữa giai cấp giàu có và nghèo khổ thì Machiavelli lại khác. Mặc dù cũng là “chính quyền hỗn hợp”, nhưng sự hỗn hợp đó là sự kết hợp của chế độ dân chủ với chế độ chuyên chế, ông biết vận dụng với tình trạng của Châu Âu lúc bấy giờ, cần đến một ông vua chuyên chế hơn là chế độ tự do mặc dù ông rất thích chế độ tự do.

Người được nói đến tiếp theo, chính là nhà triết học cận đại Jean –

Jacques Rousseau. Người được xem là “Machiavelli của thế kỷ XVIII”. Điều

đáng nói ở đây, mặc dù những tư tưởng chính trị của Rousseau có tính chất phê phán đối với các bậc tiền bối trong đó có Aristotle. Chẳng hạn như Rousseau phê phán thuật ngữ “dân chủ” được Aristotle nói đến và cho rằng Aten không phải là chế độ lý tưởng. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là tư tưởng “tình trạng tự nhiên” được nói trong tác phẩm kinh điển của ông “Bàn

về khế ước xã hội – The Social Contacts” xuất bản năm 1762, gần giống với tư tưởng “bản tính tự nhiên của nhà nước” được Aristotle nói đến khi diễn giải sự ra đời của nhà nước. Rousseau cũng cho rằng “con người đã từng sống trong “tình trạng tự nhiên”, nghĩa là trong giai đoạn trước khi thành lập các chính phủ dân sự, trong thời gian đó, con người về cơ bản là bình đẳng, họ sống một đời sống biệt lập, nhưng tự do trong những điều kiện đa dạng của tự nhiên. Mặc dù vậy, do có những trở ngại khác nhau cho việc sinh tồn: những nhược điểm và dục vọng ích kỉ của các cá nhân, cảnh nghèo khổ và thảm họa tự nhiên đã buộc người ta phải từ bỏ trạng thái tự nhiên để thiết lập nên các thiết chế mới. Họ nhận thức rằng phải thiết lập một hệ thống hợp tác, được bảo vệ bởi một cơ quan lập pháp và cưỡng chế, thì họ mới mong muốn sống sót, mới mong những phẩm chất tự nhiên của mình, hiện thực hóa khả năng tư duy và sống một đời sống tự do thực sự. Do đó người ta liên kết lại để thiết lập, thông qua “một khế ước xã hội”, và liên kết như thế lúc đầu được gọi là polis – thành bang”. [17,93-94]

Như vậy, mặc dù cách giải thích của Rousseau về nguồn gốc ra đời của thành bang hay nhà nước có khác với Aristotle. Sự khác biệt nằm ở chỗ, Rousseau xuất phát từ tính ích kỷ cá nhân còn Aristotle lại xuất phát từ nhu cầu quần tụ với nhau mà hình thành gia đình – làng mạc và nhà nước, trong khi đó với Rousseau thì từ trạng thái tự nhiên đó hình thành các thành bang thông qua “Khế ước xã hội”. Thế nhưng, giữa hai người này lại có cùng một điểm chung. Điểm chung đó chính là lý giải sự ra đời của nhà nước xuất phát từ đặc tính tự nhiên của con người, không dựa trên thần thánh và duy tâm. Cả hai triết gia đều truy nguyên nhà nước từ bản tính tự nhiên có sẵn trong con người từ đó hình thành cộng đồng chính trị của mình. Điểm này chứng minh rằng sức mạnh tư tưởng của Aristotle không hề nhỏ trong chính trị học phương Tây.

Một trong những người chịu sự ảnh hưởng của Aristotle về vấn đề chính trị và nhà nước đó là Mongtexkio. Ông rất khâm phục các thành bang cổ đại, ngưỡng mộ những lý tưởng về một nhà nước cổ đại, tuy nhiên tư tưởng được xem là quan trọng nhất chứng tỏ có sự ảnh hưởng của Aristotle đối với Mongtexkio phải là tư tưởng về tam quyền phân lập. Trong tác phẩm ''Chính trị luận" của mình, Aristotle có đặt nền tảng về việc phân chia quyền lực của nhà nước thành ba cơ quan chính. Sau này được nhiều triết gia tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, cách diễn giải của Mongtexkio về các vấn đề này “sâu sắc hơn tất cả những bậc tiền bối trước ông” ([17,132]. Mongtexkio giải thích rất kỹ về sự khác nhau giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, làm rõ hơn những tư tưởng nền tảng mà Aristotle nói đến trong tác phẩm.

Ảnh hưởng của Aristotle đối với thực tiễn chính trị phương Tây

Trực tiếp nhất phải kể đến 2 sự kiện ngay sau khi Aristotle qua đời chứng tỏ sự ảnh hưởng của ông trên nền chính trị của Aten. Thứ nhất, là Bản Hiến pháp của Aten do Antipater soạn thảo năm 321 sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy của Aten hai năm trước đó. Bản Hiến pháp này phản ánh tư tưởng chính trị của Aristotle như sau: “Quyền bầu phiếu giới hạn trong số dân của Aten và có tài sản từ 2000 drachmas trở lên, nghĩa là giới hạn trong số trung lưu, những người có lượng tài sản vừa phải và còn trẻ để làm nghĩa vụ quân sự” [1,16]. Sự kiện thứ hai, là việc Demestrius, một học trò của Aristotle lên cai trị Aten và biến những gì Aristotle đã dạy tại Lyceum thành luật.

Một sự kiện khác, mà theo nhiều nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại cho rằng, chính mô hình của Công xã Pa –ri được Mác – Anghen thực hiện vào năm 1871 có chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng về một mô hình nhà nước lý tưởng mà Aristotle nói đến. “Các thiết chế được mô tả trong Chương 2, tác phẩm của Aristotle cho ta biết thêm về tính chất cấp tiến thực sự của nền dân chủ cổ điển. Không ngạc nhiên khi Mac và Anghen lấy đó làm nguồn

cảm hứng, mô hình của họ về một chế độ dân chủ thực sự, tức là Công xã Pa –ri năm 1871, được họ phác thảo có nhiều điểm chung với nền dân chủ ở Aten mà Aristotle miêu tả” [17,47]. Mac đã miêu tả Công xã một cách rất chi tiết trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”, trong đó có những tư tưởng về nhà nước gần giống với những tư tưởng về nhà nước được Aristotle miêu tả khi nói về nhà nước Aten. Mac cho rằng “Công xã gồm những đại biểu thành phố do đầu phiếu phổ thông ở các khu ở Pari bầu lên. Họ là những đại biểu có trách nhiệm và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào… Đối với các ủy viên Công xã cũng như các thành viên cấp thấp nhất trong Công xã đều phải được đảm bảo với mức lương nang với lương công nhân. Những đặc quyền đặc lợi và những phụ cấp chức vụ của những người quyền cao chức trọng của nhà nước cũng biến đi cùng với chính ngay những kẻ quyền cao chức trọng đó. Chức vị xã hội không còn là sở hữu riêng của bọn bộ hạ của chính phủ trung ương nữa. Không những việc quản lý thành thị mà tất cả quyền định đoạt xưa nay thuộc nhà nước, đều chuyển vào tay Công xã…. Cũng như các công chức khác trong xã hội, từ nay trở đi, họ đều phải được công khai bầu lên, chịu trách nhiệm và có thể bị bãi miễn. Tất nhiên công xã Pari phải là kiểu mẫu cho tất cả các trung tâm công nghiệp lớn. Chế độ của Công xã một khi được thiết lập ở Pari và các trung tâm thứ yếu rồi, thì cả ở các tỉnh, chính phủ tập quyền cũ cũng phải nhường chỗ cho cơ quan tự quản của những người sản xuất” [8,449-450]. Dựa theo những gì mà Mac đã mô tả công xã, tuy có những điểm khác biệt về tính chất cách mạng, ý nghĩa của các nhà nước nhưng hình thức tổ chức lên các nhà nước đó cũng có những điểm giống nhau. Đặc biệt, điểm chung giữa hai quan niệm này là ở chỗ, cả hai đều khẳng định, tất cả cơ quan nhà nước đều phải được bỏ phiếu thông qua bầu cử, mọi công dân đều có quyền ngang nhau và xóa bỏ những đặc quyền, bất công trong xã hội, xây dựng một xã hội bình đẳng không có áp bức bất công. Tuy nhiên, đối tượng để được sự bình đẳng này không phải

giống nhau. Nếu chủ nghĩa Mác coi bình đẳng cho toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thì Aristotle nêu lên sự bình đẳng nhưng bình đẳng đó chỉ đối với tầng lớp hữu sản, còn nô lệ, trẻ em và phụ nữ không được xem là công dân, họ không có quyền trong xã hội và cũng không được tham gia vào các hoạt động của chính quyền. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa chủ nghĩa Mác – Lenin đối với Aristotle và cũng là một trong những hạn chế đã được nói đến ở Aristotle.

Như vậy, thông qua việc khảo sát một số tư liệu về lý luận và thực tiễn của chính trị học phương Tây, đã chứng minh rằng giá trị tư tưởng của Aristotle trong tác phẩm ''Chính trị luận" về nhà nước là hết sức to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến thực tiễn và lý luận chính trị phương Tây sau này. Chính những tư tưởng của Aristotle, đã tạo điều kiện cho các triết gia có thể phê phán lý thuyết và mô hình chính trị của Aristotle, nhờ vậy họ có thể phát triển nên các hệ tư tưởng mới. Đó là giá trị to lớn mà Aristotle đã thực hiện được trong tác phẩm này. Tuy nhiên, những tư tưởng trên đây chỉ là những dữ liệu tiêu biểu bên cạnh đó có thể còn có rất nhiều những dẫn chứng khác chứng tỏ điều này. Trong khuôn khổ luận văn do điều kiện chỉ nói đến được một số dẫn chứng đó mà thôi, để có thể hiểu hơn thì cần có một sự nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về vấn đề này nhằm thấy được ý nghĩa của tác phẩm và giá

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w