Vấn đề nhà nước trong tác phẩm và phương hướng tiếp cận vấn đề

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 46)

Tác phẩm “Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm đồ sộ, đề cập đến khá nhiều khía cạnh của một quốc gia, người đọc có thể tìm thấy các vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày của mỗi một con người như các vấn đề gia đình, mối quan hệ trong gia đình và phương pháp tích lũy tài sản trong gia đình, đến những vấn đề lớn hơn trong xã hội như chế độ chính trị nhà nước, thuật cai trị, nhà lãnh đạo, cơ cấu bộ máy nhà nước, các vấn đề dân số, quân sự quốc phòng, giáo dục, đạo đức văn hóa… có thể nói đây là một tác phẩm toàn diện liên quan mọi mặt của đời sống xã hội. Và ngày nay, người ta có thể nghiên cứu tác phẩm dưới nhiều góc độ, tuy nhiên vấn đề trọng tâm nhất trong tác phẩm cũng là phạm vi nghiên cứu của đề tài, chính là vấn đề nhà nước.

Nhà nước – một phạm trù trung tâm được bàn đến xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, tuy nhiên cách thể hiện của Aristotle cũng không hẳn dễ hiểu, dễ nắm bắt ý đồ của tác gia. Chính vì vậy, để làm sáng tỏ hơn vấn đề nhà nước trong tác phẩm, đề tài sẽ trình bày theo hướng tiếp cận sau đây: những quan niệm chung về nhà nước – các hình thức chính quyền nhà nước- mô hình nhà nước lý tưởng nhất và cách thiết lập cũng như đặc điểm của nhà nước lý tưởng đó – sự thay đổi và các biện pháp bảo vệ nhà nước, để từ đó đưa ra những nhận xét, khẳng định những nguyên lý đúng đắn và hạn chế của Aristotle, những điều còn dùng được trong xã hội hiện nay, và đặc biệt đề tài sẽ chỉ rõ sự ảnh hưởng của tác phẩm đến lịch sử triết học chính trị sau này của phương Tây và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm của ARITOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận (Trang 46)