Nhóm giải pháp hoạt động thực tiễn

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 86)

3.3.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; kiên quyết bài trừ các tệ nạn, hoạt động mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh

Cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban chấp hành đoàn thể,… trong việc bài trừ các tệ nạn, hoạt động mê tín dị đoan; cần có quy định cụ thể hơn trong việc quản lý di tích. Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải là đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn chứ không phải là phối hợp với các ban quản lý di tích ở cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến di tích, nếu không chính bộ máy này lại gây khó cho các ban quản lý cấp cơ sở. Cụ thể:

 Lấy chi bộ làm trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện việc quản lý di tích. Ban hành chính sách thu hút và tập hợp quần chúng vì sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá.

84

 Thực hiện tốt công tác vận động, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong việc quản lý, giữ gìn di tích. Mở lớp tập huấn về công tác quản lý điều hành cho các thành viên trong Ban quản lý di tích thông qua sự giúp đỡ hỗ trợ của Ban Quản lý di tích Tỉnh, phòng Văn hóa Thông tin huyện kết hợp với ban văn hóa xã.

 Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác dân vận cho các đồng chí phụ trách. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến Luật di sản văn hóa và các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Khuyến khích các nhà trường trên địa bàn nhận chăm sóc, bảo vệ di tích.

 Quản lý công tác tu bổ di tích theo đúng Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của Bộ Văn hóa - Thông tin. Ban hành chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của di tích (tiền công đức, tiền bán vé, tiền tài trợ, tiền kinh doanh dịch vụ tại di tích...) theo định hướng ưu tiên sử dụng các nguồn thu của di tích cho việc tu bổ, tôn tạo di tích.

 Mở các cuộc họp nhằm tìm giải pháp bảo tồn khu di tích. Những góp ý, đề xuất của một số chuyên gia và cán bộ văn hóa địa phương cần được bổ sung cụ thể, chặt chẽ hơn. Nhất là trong mô hình, cơ cấu quản lý các di tích, cũng như phải quy định rõ hơn về trách nhiệm của lực lượng trông coi trực tiếp di tích.

Về hoạt động mê tín đang diễn ra hiện nay, thực tế, chúng ta không thể bài trừ hoàn toàn tệ nạn này. Tuy nhiên, để hạn chế phần nào mê tín dị đoan, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, thực hiện đồng bộ một số biện pháp như tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, như xây dựng gia đình văn hóa; làng, thôn, xã; cơ quan, đơn vị văn hóa. Phát

85

huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở trong sạch, lành mạnh. Tăng cường công tác giáo dục cho nhân dân hiểu về pháp luật do Đảng, Nhà nước quy định về việc phòng chống các hoạt động mê tín dị đoan để nhân dân có biện pháp ngăn chặn và kịp thời báo với cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Liên tục tăng cường công tác kiểm tra; bổ sung, tăng cường lực lượng công an trong những dịp lễ hội, lễ Tết. Từ đó góp phần phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội, giúp nhân dân yên tâm trong lao động, sản xuất và đời sống.

Bên cạnh đó, việc đưa ra giải pháp quản lý đốt đồ mã, vàng mã ở di tích không phải là để bài trừ mà là đưa ra định hướng đúng cho cộng đồng trước sự bùng nổ cũng như những sai lệch về tâm linh với những ý tưởng, ý nghĩ mới mà người ta gắn cho nghi thức này. Ban quản lý di tích nên bố trí bàn ghi công đức, đặt hòm công đức đúng quy định, khoa học, thuận tiện cho du khách để hiện tượng thắp hương nhiều trong di tích, dâng lễ mặn, cài tiền vào tay phật, đặt, rải, quăng ném tiền không đúng chỗ,… ngày càng giảm đi. Trong những năm gần đây, công tác quản lý di tích đã được các ban ngành, chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm giữ gìn, kịp thời phát hiện xử lý các hành vi xâm hại di tích, các hành vi mê tín dị đoan, đốt vàng mã triền miên. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về các giá trị di sản văn hóa được chú trọng. Công tác kiểm tra được tăng cường và có nhiều biện pháp xử lý kịp thời, góp phần thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa.

3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cụm di tích; đồng thời cần tôn vinh giá trị người đi biển

Cụm di tích Phấn Vũ chưa trở thành một điểm du lịch thu hút khách du lịch. Vì thế địa phương cần tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền,

86

quảng cáo, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh của địa phương, con người, của cụm di tích với những nét độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn để tạo ra sức thu hút khách du lịch. Tuyên truyền và quảng cáo trên nhiều loại phương tiện

khác nhau, thông qua các hình thức nghe, nhìn, đọc và cảm quan. Ví dụ: Kiến

trúc, khuôn viên đền chùa được thể hiện bằng hình ảnh đẹp, sống động trên các tờ gấp, đĩa CD, phim, ảnh trên truyền hình, trên mạng Internet… Lời văn cổ động, súc tích và ấn tượng trên các trang báo, tạp chí, trên các cuốn sách và các ấn phẩm khác. Hay giọng nói truyền cảm lúc trầm, lúc thanh thuyết minh về cụm di tích trên Đài Phát thanh của xã, sẽ thu hút và kích thích nhu cầu về du lịch của con người. Các món ăn, đồ uống được trưng bày trong tủ kính, được trình diễn cách thức chế biến nơi đông người để cho du khách được xem, được nếm thử (cảm quan) sẽ tạo ra những ấn tượng khó quên đối với du khách. Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để xây dựng tư liệu quảng bá cho cụm di tích như: Xây dựng chuyên trang đặc biệt trên Website. Website giúp các thông tin du lịch, các sản phẩm và dịch vụ du lịch đến với du khách một cách nhanh chóng mà không có giới hạn về thời gian, không gian hay đối tượng.

Để thực hiện được điều này, rất cần sự tăng cường, quan tâm nhiều hơn nữa của Bộ, của Sở Văn hóa, cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp du lịch, góp phần thu hút du khách, tạo ấn tượng đối với khách du lịch không chỉ bằng những giá trị quý báu của cụm di tích, bằng phong tục tập quán đặc sắc mà còn bằng chất lượng dịch vụ, sự thân thiện hiếu khách của người dân. Bên cạnh đó, cần tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người dân biết giá trị lịch sử văn hóa, tôn vinh giá trị người đi biển bằng cách kể về sự tích Quan Lớn Thống đã đánh giặc ngoại xâm, đánh đuổi hải tặc ra sao và tuyên truyền về ý nghĩa của cụm di tích để nâng cao ý thức tự giác, khơi dậy lòng tự hào, hướng người dân chủ động bảo tồn, gìn giữ cụm di tích. Ngoài việc phổ biến

87

các quy định, cần thiết phải giải thích và cụ thể hóa, thể chế hóa các quy định chung của Nhà nước và của địa phương. Các văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân dễ dàng tiếp thu và tự giác chấp hành. Ngoài ra, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn; biểu dương, có chính sách, chế độ cho cá nhân, gia đình và tập thể có công sức giữ gìn, trùng tu, tôn tạo di tích. Đây cũng là cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia gìn giữ cụm di tích. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc vận động, tuyên truyền để nâng cao ý thức tự giác của người dân cần gắn với cuộc vận động xã hội hóa trong công tác bảo tồn. Chỉ khi người dân có ý thức trong việc bảo tồn thì mọi khó khăn đều có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Người dân sẽ không tiếc công sức, thời gian mà họ còn có thể đóng góp tiền bạc, của cải để phục vụ cho các hoạt động bảo tồn di tích.

3.3.2.3. Phải đảm bảo kinh phí cho hoạt động tôn tạo di tích

Việc giữ gìn, trùng tu, tôn tạo di tích và mở rộng lễ hội nhằm thu hút khách tham quan cần số kinh phí không nhỏ. Vì thế, cần có kiến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh về tài chính để có kinh phí cho các hoạt động này. Hiện nay, kinh phí tu sửa, trùng tu, tôn tạo di tích hoàn toàn do nhân dân địa phương tự nguyện đóng góp nên chính quyền địa phương cùng nhân dân rất mong các cơ quan có trách nhiệm ở cấp tỉnh quan tâm, xem xét đầu tư kinh

phí cho việc bảo tồn, tôn tạo di tích, thực hiện phương châm “Trung ương và

địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm”19.

Ngoài ra, chính quyền xã cũng cần tích cực hơn trong kế hoạch kêu gọi sự hỗ trợ tự nguyện của dân trong làng và con em xa xứ góp sức tạo nguồn để phục vụ cho việc gìn giữ cụm di tích, cùng xây dựng và phát triển làng xã.

19

Thông tư của Bộ văn hóa số 3011-VH/TT ngày 28 tháng 10 năm 1985 về phân cấp quản lý bảo quản và tu bổ di tích lịch sử và văn hóa

88

3.3.2.4. Tổ chức mở rộng lễ hội

Lễ hội là cây cầu nối quá khứ với hiện tại, là nơi để người dân gửi gắm những ước nguyện về cuộc sống và trên hết là giá trị văn hóa của cha ông truyền lại tới hôm nay. Chính vì vậy, việc mở rộng tạo sự phong phú trong lễ hội tại cụm di tích là điều vô cùng cần thiết. Điều đáng mừng là phần lễ vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên có phần giản lược hơn so với trước. Phần hội còn đơn giản, ít trò chơi, trong khi đó một số trò chơi đã bị mai một như chèo bơi, vật truyền thống. Xưa, các cụ đã tổng kết một câu để nói về sự thành công hay thất bại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của một lễ hội truyền thống: “Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. "Tả tơi xem hội" nghĩa là người xem hội phải vui hết mức; không được như vậy

tức là hội nhạt. Vì thế, ngay ở trong cấu trúc của lễ hội, bên cạnh những lễ nghi nghiêm ngặt, những trò diễn/diễn xướng thì bao giờ cũng có vô số những trò vui khác (từ trò chơi dân gian, đến văn nghệ dân gian, đến thi đấu thể thao và văn hóa ẩm thực). Nay, quan điểm ấy vẫn hoàn toàn đúng và nó còn trở thành nguyên lý quan trọng nhất dẫn đến sự thành công toàn diện của một lễ hội. Tuy nhiên, khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu của mình nếu lễ hội chỉ có những trò chơi dân gian hoặc chỉ có những tiết mục văn nghệ, thể thao đơn giản. Vì thế, cần tổ chức nhiều trò chơi hơn nữa, tạo sự phong phú, đa dạng trong lễ hội, chỉ có như thế mới thu hút được đông đảo du khách tham gia.

Để làm được điều đó cần dựa vào truyền thuyết, văn hóa làng xưa qua lời kể của các cụ ông, lão bà để nghiên cứu, chắt lọc nét đẹp của lễ hội với trò chơi văn hóa truyền thống, có kế hoạch trước mắt và lâu dài để khôi phục trò chơi dân gian kết hợp trò chơi hiện đại tạo sự phong phú của lễ hội. Năm 2006, được sự giúp đỡ của trường Năng khiếu Thể dục thể thao tỉnh Thái Bình, địa phương đã mở nhiều lớp năng khiếu vật cho thiếu niên

89

nhằm khôi phục lại môn vật cổ truyền. Vào dịp Tết, dịp hội đã mở các giải vật giành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, thu hút các đô vật từ trường năng khiếu Thể dục thể thao Tỉnh và các lò vật từ huyện Vũ Thư, Tiền Hải về tham gia thi đấu, được đông đảo người dân đồng tình hưởng ứng.

Việc tổ chức lễ hội không chỉ tập trung kinh phí, trí tuệ, nhân lực vào công tác tuyên truyền, PR, tiếp thị, chạy tài trợ và quảng bá cho lễ hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên internet mà còn cần có kiến thức về lễ hội, có năng lực thẩm định nghệ thuật và tuân thủ quy trình của khoa học tổ chức sự kiện (từ khâu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, thách thức, những điểm yếu… đến việc thảo luận để tìm ra ý tưởng độc đáo, đến khâu quản lý, điều hành và những kỹ năng truyền thông). Mặt khác, phải chủ động trong công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị để lễ hội được truyền bá rộng rãi và tăng cường khả năng thu hút tài lực từ các nguồn khác nhau.

3.3.2.5. Tổ chức phục vụ khách tham quan cụm di tích

Để có được lượng khách đông đảo đến tham quan và tìm hiểu về cụm di tích, chính quyền địa phương và Ban quản lý đã có các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, tuyên truyền cho nhân dân địa phương hiểu rõ giá trị lịch sử, nghệ thuật của các di tích, đồng thời cùng ngành chức năng giữ gìn và bảo vệ các di tích. Tại các điểm di tích, cũng đã thực hiện tốt công tác vệ sinh, chăm sóc cây xanh, phục vụ chu đáo khách tham quan. Tuy nhiên, cụm di tích thiên về du lịch tâm linh, chủ yếu là người dân địa phương và những người con xa quê trở về để cúng bái, cầu khấn. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả sản phẩm du lịch gắn với đầu tư xây dựng nơi lưu trú đạt tiêu chuẩn để thu hút các nguồn khách khác nhau. Đồng thời, chú trọng đào tạo đội ngũ làm công tác du lịch có phong cách chuyên nghiệp, có kiến thức lịch sử, văn hóa, giao tiếp. Người trông coi tại cụm di tích cần hiểu

90

biết hơn nữa về cụm di tích. Tổ chức các chương trình vui chơi, giải trí lành mạnh gắn với giới thiệu, quảng bá hình ảnh, giá trị cụm di tích.

Tại các điểm tham quan này, ngoài việc tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa, giá trị thẩm mỹ của cụm di tích, cần để du khách trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa của cộng đồng ngư dân ven biển thông qua các hình thức tham quan độc đáo, mới lạ, hấp dẫn như chèo thuyền, nghe hát chèo, nghe hò và thưởng thức đặc sản của nơi đây: Canh don, canh cá khoai, gỏi nhệch… Đồng thời cần thiết kế các tour du lịch như: Bắt đầu tham quan từ cụm di tích đến biển Thụy Xuân, đến cồn Đen (thuộc xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cách Thị trấn Diêm Điền 15 km về phía Nam, nằm trong khu vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 2/12/2004. Đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao). Hoặc gắn kết các tour du lịch biển với các điểm du lịch sinh thái, văn hóa, làng nghề để tăng số lượng khách đến tham quan. Ngoài ra, có thể thiết kế tour tham quan các đền chùa: Bắt đầu từ đền chùa Phấn Vũ đến đền Chòi hay còn gọi là đền Dinh, đền Tam Toà (xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) được biết đến là chốn linh thiêng, có rất nhiều du khách trong và

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 86)