Hoạt động mê tín dị đoan tại cụm di tích

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 79)

Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo dựa trên cơ sở quan trọng nhất là niềm tin về đối tượng thờ phụng. Tuy nhiên, do sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có tính lan truyền cảm xúc cao trong cộng đồng nên cũng là điểm yếu dễ bị kích động và lợi dụng theo những mục đích khác nhau của một hay nhiều nhóm người, đặc biệt là những nhóm người hành nghề mê tín dị đoan.

Chùa Phấn Vũ là điểm có khá nhiều người hành nghề bói toán. Vào đầu năm hay dịp lễ hội, khu vực ngã tư cách chùa khoảng 600m tụ tập gần chục

"thầy" bói để giải quẻ thẻ kiêm xem bói: xem bói bài tây, lá trầu, hay lòng bàn

tay, xem vận hạn cả năm,… cho khách. Rồi những người bán lá số tử vi, bán các loại sách mê tín dị đoan tiên đoán vận mệnh tràn lan, chào mời xô bồ. Người bán hàng ngụy trang dưới rất nhiều hình thức: Mở sạp bán hàng tạp hóa, bánh kẹo; cho sách vào thùng xốp. Sách có bìa hình bát quái, ngũ hành với đủ loại nhan đề như “Bói toàn thư, “Đoán mộng, giải mộng”, “Tử vi tướng pháp trọn đời”. Thậm chí, nhiều sách còn núp bóng “khoa học” với những cái tên rất “kêu” như: “Tử vi dưới ánh sáng khoa học”, “Tử vi lý học”, “Khoa học về đường chỉ tay”, “Khoa học về tướng số”,... Hầu hết đều là sách photocopy hoặc in màu sơ sài, không có tên tác giả và nơi xuất bản, hình vẽ mờ, nhiều chỗ còn viết sai chính tả,… nhưng vẫn được rất nhiều người mua.

77

Hiện nay, mặt hàng bán chạy nhất là những tờ tử vi nói trước vận hạn trong năm theo từng tuổi, với giá 2.000 – 5.000 đồng/tờ. Những quầy bán sách này làm cho nhiều người bước vào cổng chùa hoa mắt. Chị Thanh Loan (xã Thụy Lương) vào chùa cầu bình an, may mắn, được đội bán sách chào mời nhiệt tình. Dù đã từ chối mãi nhưng vẫn bị bám theo, chị đành phải bỏ ra 20 ngàn đồng để mua “một chút bình yên”.

Việc hành nghề bói toán và bán sách mê tín dị đoan diễn ra ở đền, chùa không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nhiều khó chịu cho du khách, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, thành kính nơi cửa Phật và gây tác hại xấu cho nhiều du khách nhẹ dạ, cả tin. Em Tuấn Anh (18 tuổi, thôn Bình An) học lớp 12, đang chuẩn bị dự thi vào Cao đẳng, trong một lần đi lễ tại chùa Phấn Vũ cùng bạn bè, em đã gieo quẻ và nghe lời thầy phán “có quý nhân phù trợ đường công danh, cầu được ước thấy, thi đâu đỗ đó, con đường tương lai vô cùng sáng rạng”. Mừng như bắt được vàng, Tuấn Anh về nhà thoải mái đăng ký thi vào trường chuẩn, những khi đến trường em ung dung trốn học đi chơi bi-a; khi về nhà em thoải mái đóng cửa phòng luyện chơi game. Vì vậy mà kết quả học tập của Tuấn Anh ngày càng kém, khi thi không đủ điểm sàn,… Năm nay Tuấn Anh tiếp tục ôn để thi lại, trong khi nhiều bạn bè của em đã là sinh viên đại học.

Bên cạnh đó, người đến cúng bái tại đền, chùa Phấn Vũ đốt nhang từng bó lớn, với ý nghĩ đốt nhang càng nhiều thì lời cầu nguyện càng thiêng, khấn vái ở đủ mọi nơi, mọi chỗ, từ hòn đá đến gốc cây, cắm nhang la liệt, khói bốc mù mịt rồi nhét tiền lẻ vào tượng Phật, tượng Bồ Tát, tượng hộ pháp… Vào lễ dịp lễ hội, những ngày đầu năm hay ngày Rằm, mùng một hàng tháng tiền giấy, vàng mã đốt nghi ngút, bập bùng suốt ngày. Những năm gần đây, việc đốt vàng mã trở nên phức tạp với nhiều đồ ma được mô phỏng theo các vật

78

dụng hàng ngày từ kích thước đến hình dáng bên ngoài như ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe hơi, nhà lầu... với giá đắt đỏ. Họ đốt thật nhiều vàng mã với nhiều lý do khác nhau, với những mô hình đồ sộ. Có người mong cho “người âm” có cuộc sống sung túc; có người khi đốt vàng mã chỉ vì buôn bán thua lỗ nên đốt để giải xui, cầu xin các “cô hồn” cho buôn may bán đắt; có người đốt vàng mã để toại nguyện ước muốn có một vật dụng nào đó và họ đốt mô hình đồ vật mong ước. Trong những ngày lễ hội, có người chi hết cả chục triệu đồng để mua đồ vàng mã. Số lượng vàng mã nhiều quá tín chủ đốt không xuể, người phục vụ trong nhà chùa kêu gọi xếp thành đống, nhà chùa sẽ đốt hộ, như trường hợp của chị Linh (32 tuổi, xã Thụy Hải, có chồng là chủ tàu). Hiện tượng đốt vàng mã quá nhiều, quá lớn gây lãng phí tiền của, gây ô nhiễm môi trường và thiếu thẩm mỹ, cần được loại bỏ.

3.3. Giải pháp

3.3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

3.3.1.1. Nâng cao nhận thức của Ban Quản lý di tích trong việc giữ gìn, trùng tu, tôn tạo cụm di tích

Như phần thực trạng đã nêu, đại đa số các thành viên của Ban Quản lý và Ban Khánh tiết di tích đều là các cụ cao niên trong làng được bầu ra nhưng chỉ làm việc theo tấm lòng nhiệt tình, tính tự giác còn về phương pháp khoa học quản lý chưa được đào tạo bài bản. Hồ Chủ Tịch đã từng dạy để có phong cách lãnh đạo, quản lý khoa học đòi hỏi người cán bộ phải "đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực", đồng thời phải có "óc tổ chức", chia công, xếp việc, tổ chức động viên "toàn dân ra thi hành" và phải "khéo kiểm soát" để tổng kết

"rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng" (trích trong tác phẩm “Sửa đổi lối

làm việc”của Hồ Chủ Tịch, năm 1947). Vì thế để giữ nguyên giá trị di tích,

cần nâng cao nhận thức của Ban Quản lý, Ban Khánh tiết di tích bằng cách cung cấp cho họ Luật Di sản, các loại sách báo đề cập đến các vấn đề di tích

79

và quản lý di tích, lễ hội,…; mở những lớp đào tạo, tập huấn về cách quản lý di tích, cách bảo tồn, giữ gìn hiện trạng di tích,...

Công tác quản lý quá trình triển khai các dự án xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích là hoạt động có tính chất chuyên ngành. Do đó tất yếu phải có cơ chế quản lý mang tính chuyên biệt trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật Di sản văn hoá và Luật Xây dựng.

3.3.1.2. Phối hợp giữa chính quyền địa phương với Mặt trận Tổ Quốc, các ban ngành đoàn thể, mặt trận khu dân cư trong việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cụm di tích

Các tổ chức này phải thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân trong làng, trong xã thực hiện một cách năng động, sáng tạo các chủ trương, chính sách của Bộ, của Sở, của Ban quản lý trong việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cụm di tích. Đây là công việc khó khăn và lâu dài, cần sự kiên trì, bền bỉ bởi phần nhiều nhân dân đều cho rằng công việc quản lý, bảo vệ di tích là của xã, của huyện, của Tỉnh, còn bản thân họ không có trách nhiệm, nghĩa vụ hay quyền lợi gì ở công tác quản lý này và nếu tham gia, họ cũng không biết bản thân mình phải làm gì. Vì thế, mặt trận Tổ quốc cần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, giám sát hoạt động của Ban quản lý; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để cùng đưa ra cách bảo vệ và gìn giữ di tích hiệu quả nhất.

Trong ngày lễ hội, nhiều khách đến tham quan nên rất cần sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể. Lực lượng công an xã phối hợp với Hội thanh niên, đội ngũ thanh niên tình nguyện để điều tiết giao thông và tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý những vi phạm diễn ra trong lễ hội như tệ nạn đánh bạc, lạm dụng tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan. Kiên quyết không để

80

các hoạt động đó làm biến tướng lễ hội, góp phần đưa hoạt động lễ hội đi vào nề nếp, nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách và người hành hương

3.3.1.3. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về giá trị của cụm di tích; vai trò của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cụm di tích

Tuyên truyền để người dân hiểu rõ về cụm di tích, về đối tượng thờ tự, về lịch sử di tích, về các giá trị để tạo niềm tự hào cho nhân dân đồng thời khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá. Có thể tuyên truyền bằng cách in tờ rơi, in sách phát cho dân, cho khách; viết bài đọc trên phát thanh của làng, xã, đọc ở cụm di tích. Ban quản lý di tích có thể phối hợp với các trường học, cho học sinh đi tham quan, điền dã tại di tích để nghe các cụ kể chuyện, giúp giới trẻ dần tiếp cận và có sự hiểu biết về di tích.

Bên cạnh đó, tích cực bài trừ buôn thần bán thánh, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, không tin vào bói toán hay những tờ tử vi tiên đoán vận mệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tránh bị những đối tượng hành nghề bói toán lợi dụng. Giải thích cho dân hiểu đâu là tín ngưỡng tâm linh của dân tộc, đâu là mê tín dị đoan, vạch ra hậu quả nghiêm trọng, kể ra các trường hợp có thật ở trong làng xã hoặc xung quanh đã phải gánh chịu hậu quả ấy như thế nào khi tin vào mê tín, bói toán.

Về vấn đề đốt đồ mã, vàng mã đang diễn ra tại di tích hiện nay thì đây là một phần của nghi thức truyền thống trong tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam, là một phương tiện giao tiếp giữa người còn sống với thế giới siêu nhiên. Đây vốn xuất phát từ truyền thống hiếu thảo, luôn hướng về tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Trong các dịp lễ trọng của cá nhân, gia đình hay cộng đồng đều có phần cung tiến và đốt đồ mã, vàng mã, nhưng hiểu biết về nghi thức, ý nghĩa cũng như cách thức thực nghi lễ này không phải ai cũng hiểu hết. Vì

81

vậy phải đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục cho người dân hiểu rõ ý nghĩa của việc đốt vàng mã, còn ý nghĩ cung tiến càng nhiều, đốt càng nhiều thì được lộc càng nhiều là tư duy thực dụng, người dân cần nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành nghi lễ, nếp sống văn minh trong cung tiến và đốt nó như thế nào. Bên cạnh đó, cũng phải nhấn mạnh là trong giáo lý của đạo Phật không khuyến khích đốt vàng mã. Vì vậy, để hoạt động tín ngưỡng diễn ra đúng với bản chất, góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, bài trừ mê tín dị đoan tại lễ hội thì cần có cái nhìn đúng đắn về chùa chiền và giáo lý đạo Phật.

Cùng với đó, rất cần sự quản lý của Ban Quản lý khu di tích với các quy định và thực thi các quy định như: Mỗi người chỉ đốt một nén nhang hoặc vào ngày hội, ngày lễ đầu năm đông người đến dự thì cụm di tích thắp hương vòng loại 1 ngày hoặc 3 ngày và cấm nhân dân không thắp hương trong những ngày đó để tránh tình trạng hương khói nghi ngút, dẫn đến hỏa hoạn xảy ra. Những năm gần đây, dù Ban quản lý đã tích cực nghiêm cấm, ngăn chặn và xử lý, xử phạt hoạt động bói toán diễn ra trong khuôn viên đền, chùa và đạt hiệu quả tối đa, nhưng hoạt động đó vẫn diễn ra ở nơi khác, đặc biệt là khu vực ngã tư với nhiều hình thức trá hình. Ban quản lý di tích cần tích cực công tác kiểm tra hơn nữa, phối hợp với lực lượng an ninh xã kiên quyết dẹp bỏ, bài trừ hoàn toàn không cho hiện tượng bói toán lưu hành hay bán các loại sách mê tín di đoạn dưới bất kỳ hình thức nào. Còn về vấn đề đốt vàng mã nhiều và lan tràn, cần có quy định cụ thể, đốt những đồ vật gì, đốt như thế nào và người trông coi sẽ là người trực tiếp đốt giúp tín chủ.

Tự do tín ngưỡng là một quyền của công dân được Nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên người dân cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức về tôn giáo, tín ngưỡng, có như vậy mới không rơi vào mê tín dị đoan. Đồng thời có sự hiểu biết và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi chùa lễ Phật, đến Đền cầu may mắn. Tuyên truyền để người dân thấy rằng cần phải sống và làm việc

82

theo hiến pháp, pháp luật, theo đúng đạo lý. Muốn ấm no, hạnh phúc không có gì khác ngoài việc phải làm việc, lao động chân chính. Đức Phật là một bậc Giác ngộ, một nhà tư tưởng, không phải là một vị thần có nhiều quyền năng để có thể ban phúc cho tất cả mọi người. Phật dạy chúng ta về nhân quả, con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến.

3.3.1.4. Quán triệt cho cán bộ và nhân dân nhận thức đầy đủ được ý nghĩa của việc bảo tồn, tôn tạo di tích, gắn liền với xây dựng nếp sống văn hóa trong lễ hội

Cùng với việc nhận thức về giá trị, về ý nghĩa của việc giữ gìn, trùng tu, tôn tạo cụm di tích, cần gắn liền với xây dựng nếp sống văn hóa trong lễ hội, thực hiện tốt Quyết định 17/2012/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành quy định thực hiện nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Việc xây dựng nếp sống văn hóa có ý nghĩa thiết thực cho chính người dân và cộng đồng làng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

3.3.1.5. Cần nhận thức đúng đắn việc xây dựng nếp sống văn hóa, làng văn hóa là một quá trình lâu dài, liên tục và trước hết là phải xây dựng nếp văn hóa trong lễ hội của di tích

Việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vốn có đồng thời xây dựng những giá trị văn hóa mới tiến bộ phù hợp với làng xã nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn là một quá trình lâu dài, liên tục, mang tính toàn diện, vừa có thuận lợi, vừa đầy khó khăn, thách thức, cần sự bên bỉ, kiên trì, nhẫn nại. Vì thế, bên cạnh kế hoạch chung mang tính tổng thể và lâu dài, làng cần có những bước đi cụ thể trong từng giai đoạn nhất định; tích cực tìm tòi sáng tạo các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa.

83

3.3.1.6. Phát huy ý thức chủ động, tự giác của dân làng cũng như của chính quyền làng xã trong việc bảo tồn và trùng tu cụm di tích

Việc bảo tồn, trùng tu di tích là công việc chung của cả làng, do chính làng tổ chức thực hiện. Vì vậy, làng cần phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của lãnh đạo, của nhân dân trong làng đồng thời đưa ra các ý tưởng, ý kiến trong việc đóng góp công sức, kinh phí,… không nên trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ kinh phí hay sự thúc giục, áp đặt của cấp trên. Đồng thời, mỗi người dân phải có ý thức tự giác cao, có tình yêu quê hương làng xóm, nhiệt tình trong hoạt động chung của làng xã, cùng nhau nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình cũng như tích cực nâng cao sự hiểu biết về cụm di tích, về văn hóa để góp phần nâng cao trình độ dân trí của làng. Điều này, cần có sự hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành đoàn thể tích cực tuyên truyền tới nhân dân.

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)