Tôn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 35)

1.5.5.1. Thờ Phật

Phật giáo là một thành tố quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Gần hai ngàn năm có mặt ở nước ta, tư tưởng triết lý Phật giáo đã thấm sâu

33

vào đời sống của đông đảo nhân dân. Ngôi chùa càng ngày càng phổ biến ở

những làng quê Việt: “Đất vua chùa làng, phong cảnh Bụt”.

Phật giáo đã thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nói chung, người làng Phấn Vũ nói riêng nên dấu vết Phật giáo trong văn hóa của người dân nơi đây cũng khá đậm nét. Họ tiếp thu những giá trị đạo đức

hợp với tinh thần Việt Nam. Nói về "Thập nhị nhân duyên", dân gian chỉ còn quan niệm: "Tham thì thâm, Bụt bảo thì thầm rằng chớ có tham". Nói về luật nhân quả thì: "Ở hiền gặp lành", "Gieo gió gặt bão", "Ác giả ác báo''. Phật khuyên đủ mọi điều nhẫn thì dân chỉ tổng kết: "Một sự nhịn là chín sự lành". Phật dạy phải từ bi thì dân tổng kết "Thương người như thể thương thân",…

Có thể thấy, người dân nơi đây đã sùng Phật theo tâm thức Việt và nhiều người theo lệ ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm.

Do tính nhân văn, khoan dung và phù hợp với lối sống của người Việt, ngay từ đầu khi Phật giáo truyền vào nước ta đã được người dân chấp nhận và càng ngày ngôi chùa càng trở nên yêu dấu hơn, gắn bó với người dân mỗi làng quê. Chùa Phấn Vũ đã gắn bó mật thiết với người dân làng Phấn Vũ, trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Phấn Vũ.

1.5.5.2. Thờ Mẫu

Cùng với việc thờ phụng đức Nam Hải Thánh Mẫu tại đền Mẫu - vị thần cai quản 12 cửa biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; tại chùa Phấn Vũ còn phối thờ cả Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong

34

xã hội. Người đi lễ cầu mong đạt được những điều nằm ở chính cuộc sống này, là tài lộc, thành công, may mắn và đều thể hiện tấm lòng thành kính từ khi dâng lễ vật đến khi chắp tay vái lạy khẩn cầu. Chính vì thế, tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút được đông đảo người dân làng Phấn Vũ nói riêng và người dân Thụy Xuân nói chung. Mẫu là đại diện của sự che chở, bao bọc. Mẫu cũng là đại diện của sự sinh sôi, nảy nở, trù phú. Bởi thế, mỗi khi con người cảm thấy cô đơn, thấy bơ vơ, không có nơi nương tựa, việc họ tìm về mẫu để nhận được sự quan tâm, cứu giúp như một phản ứng rất đỗi tự nhiên.

Những giá trị của đạo Mẫu được gói gọn trong ba chữ “Tâm – Đẹp –

Vui”. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống

hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước. Còn Đẹp và Vui trong tín ngưỡng thờ Mẫu được thể hiện qua chính lễ hầu đồng. Lễ hầu đồng đẹp ở âm nhạc, mỗi khi nhạc chầu cất lên là người lên đồng như được tiếp thêm sinh

lực để “nhập đồng”, còn người đi xem hầu cũng thêm vui vẻ, hứng khởi. Lễ

hầu đồng còn đẹp ở những bộ trang phục của các ông đồng, bà đồng, đẹp ở tượng Mẫu, đẹp ở chính cảnh lên đồng biểu diễn của các nghệ sĩ dân gian nhưng rất chuyên nghiệp. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu đồng là nghi lễ chính mang tính nghệ thuật sân khấu. Hầu đồng của người dân Phấn Vũ diễn ra tại đền Mẫu vào ngày lễ hội của cụm di tích hoặc vào dịp lễ cuối năm và đầu năm. Những người lên đồng hóa thân thành các vị Thánh Mẫu, thể hiện sắc diện và động thái đặc trưng trong không gian văn hóa linh thiêng. Người đến tham dự trải nghiệm, cảm nhận được vẻ đẹp của các vị Thánh Mẫu, ngắm nhìn những bộ trang phục lộng lẫy, nghe hát Văn kể về sự tích công trạng của các vị Thánh Mẫu trong không gian nghi lễ với nhiều sắc màu rực rỡ. Sự tương tác giữa người hầu đồng, cung văn và những người tới dự trong không gian buổi lễ khiến con người thăng hoa, quên đi phiền muộn trong cuộc sống

35

hàng ngày. Họ rất vui mừng khi nhận được lộc Thánh Mẫu ban phát. Sau nghi lễ hầu đồng, người đi lễ được thụ lộc ngay tại chỗ, được phát lộc là những vật phẩm quen thuộc, gần gũi của cuộc sống.

Thờ Mẫu không chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo, đó còn là văn hóa. Thông qua nghi lễ lên đồng, qua lễ hội, phong tục gắn liền với nó, nó trở thành một bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam. Đó là các phong tục tập quán có từ lâu đời từng hun đúc lên sức mạnh của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước; là nền tảng đạo đức trong cách thức ứng xử giữa con người với con người, được thể hiện ở sự kính trọng với những người đã sinh thành ra mình, những người có công với dân, với nước. Tất cả những nghi lễ, tập tục cổ truyền tốt đẹp cần phải được giữ gìn và phát huy trong xu thế toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực đang phát triển nhanh, mạnh và rộng khắp nhưng không làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống.

Đạo Mẫu cũng vẫn chịu ảnh hưởng của đạo Phật cho nên trên cùng của điện thờ Mẫu có tượng phật để thờ thêm. Trong quá trình tín ngưỡng thờ Phật du nhập vào nước ta, các bộ phận quan trọng của tín ngưỡng này đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa giữa tín ngưỡng thờ Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau. Điều dễ nhận biết nhất là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn đều có điện thờ Mẫu. Trong

đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu”. Người dân Phấn Vũ đi chùa

vừa để lễ Phật, vừa để cúng Mẫu. Sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu theo khuynh hướng dân gian hóa là điều dễ hiểu bởi lẽ, đó là tín ngưỡng dân dã của người dân, cùng hướng về cái từ bi bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện trừ ác vốn là nền tảng trong nguyên tắc ứng xử của xã hội cổ truyền. Hai thứ tín ngưỡng này bổ sung cho nhau đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân: Theo Phật để tu nhân tích đức cho đời, kiếp sau được lên cõi Niết Bàn để cuộc sống tươi sáng hơn, tự do hơn,

36

còn theo đạo Mẫu là mong được sự phù hộ độ trì đem lại sức khỏe, tài lộc, may mắn cho đời sống thường ngày.

1.5.5.3. Tín ngưỡng của cư dân vùng biển

Biển và những sự kiện liên quan đến cuộc sống mưu sinh của con người trên biển luôn hiện hữu trong tâm thức cư dân Phấn Vũ suốt chu kỳ một đời người. Trong nghề lưới đăng, tàu thuyền, ngư dân quan niệm mọi việc đều phải hết sức cẩn trọng và mang tính linh thiêng. Xưa nay, ngư dân kiêng cữ lời nói, những điều cấm kỵ trong sinh hoạt với niềm tin nhờ đó việc hành nghề được suôn sẻ, may mắn. Họ kiêng không gọi đích danh các vị thần linh biển cả trước khi đi biển. Khi bưng thúng đựng lưới hay dây câu, họ tránh không đi qua dưới dây cột võng hoặc dây phơi quần áo. Dù ở nhà hay trên ghe, thúng đựng lưới hay dây câu phải để ở chỗ không ai bước ngang qua được. Họ không để người lạ chạm vào hai con mắt vẽ trước mũi thuyền vì sợ bị ếm đối. Họ kiêng kỵ trong việc ăn cá, ăn xong một bên không được lật lại mà phải gỡ xương rồi ăn tiếp (để tránh lật tàu thuyền); nấu cơm không để bị khê, khét hoặc cháy. Người có tang hoặc có vợ đang mang thai không thể là người đầu tiên vịn tay đẩy thuyền hoặc lưới. Trong khi hành nghề, nếu có gì bất thường xảy ra, như trong nhiều ngày liền không đánh được cá thì họ phải nhuộm lại lưới hoặc xông lưới, sắc thuốc bắc tưới lên lưới hoặc dọn rửa thuyền và cúng kiếng để giải trừ.

Về tinh thần, những giá trị văn hoá tinh thần đặc trưng của ngư dân nơi đây được lắng đọng trong nhiều tín ngưỡng dân gian đi kèm với các lễ hội đặc trưng và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Lễ hội cầu ngư, đua thuyền, bơi chải,… không chỉ thể hiện văn hóa tín ngưỡng của cư dân miền biển, sự tôn vinh nghề nghiệp mà còn thể hiện khát vọng bình yên trong đời sống và lao động sản xuất.

37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bao đời nay, trong các cộng đồng ngư dân trên cả nước nói chung và ngư dân Thụy Xuân nói riêng luôn lưu truyền những truyền thuyết, giai thoại về ông Nam Hải (cá Voi). Cốt lõi của những truyền thuyết ấy là cá Voi thường cứu giúp người bị nạn ngoài biển khơi khi sóng to gió lớn, đồng thời cho ngư dân được mùa biển. Các lão ngư kể lại rằng, khi lâm nạn hoặc khi thuyền giăng lưới ngoài khơi, người ta thường van xin "Ông" giúp đỡ. "Ông" như nghe được lời khẩn cầu mà phun nước phì phì, lùa cả bầy cá vào lưới. Từ đức tin ấy, cá Voi đã trở thành một vị Phúc Thần trong đời sống tâm linh của cư dân ven biển, được dân gian thành kính gọi bằng nhiều danh xưng trân trọng như: ông Khơi, ông Lộng, ông Nam Hải,... Lúc biển đói, ngư dân cúng cầu Ông, khi biển no họ lại làm lễ cúng tạ Ông.

Cư dân Phấn Vũ rất tôn thờ các linh vật như: cá Ông, hà bá, bà chúa xứ, bà chúa muối. Họ thờ Đức Nam Hải Thánh Mẫu, thờ Quan Lớn Thống và nhận thấy các ngài rất linh ứng. Đến mùa làm ăn sông nước, các chủ tàu thuyền đều về đền tổ chức cúng lễ cầu an mong Quan Lớn Thống, Đức Nam Hải phù hộ cho trời yên, biển lặng, cho tàu thuyền ra khơi thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang, cuộc sống dân làng ngày càng sung túc. Trước khi ra khơi đánh cá họ đều làm lễ cúng cầu cho chuyến đi an toàn, thu được thành quả tốt. Đó trở thành tập tục sinh hoạt, thành tín ngưỡng dân gian trước biển cả trùng khơi. Thông qua đó, còn thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các ngư dân làng chài ven biển để thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.

38 Tiểu kết

Từ những nét khái quát về tự nhiên, con người, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, có thể thấy đây là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Cùng với những nét văn hóa mang đặc điểm của vùng châu thổ sông Hồng thì nơi đây còn mang đặc điểm của vùng văn hóa biển.

Tính biển đã góp phần tạo cho người dân bản lĩnh lao động cần cù và thông minh. Môi trường biển và quá trình ứng xử với môi trường đó không chỉ tạo nên tính cộng đồng, cộng cảm, cộng mệnh mà còn làm cho cư dân Phấn Vũ nói riêng, cư dân Thụy Xuân nói chung sớm hình thành và định hình truyền thống bất khuất, sáng tạo, nhạy cảm với những biến động lịch sử. Sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân làng Phấn Vũ mang đặc điểm của tín ngưỡng làng xã người Việt nói chung, cùng với tín ngưỡng của cư dân miền biển có sức lan tỏa mạnh mẽ đến người dân làng Phấn Vũ. Đó là sự tồn tại và phổ biến loại hình tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật, thờ Mẫu, thờ thành hoàng làng,... Bên cạnh đó, họ thờ Đức Nam Hải Thánh Mẫu, thờ Quan Lớn Thống, cầu mong các ngài phù hộ cho trời yên, biển lặng, cho tàu thuyền ra khơi thuận buồm, xuôi gió.

Như vậy, với những nét đặc thù trên, cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ không chỉ là nơi để người dân thể hiện văn hóa tín ngưỡng linh thiêng, hướng con người đến ước vọng sức khỏe, tài lộc, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa nhân dân trong vùng. Từ đó, mái chùa, ngôi đền sống mãi với lịch sử dân tộc, với con người Phấn Vũ, làm nên bản sắc văn hóa Phấn Vũ nói riêng, góp phần vào bức tranh làng xã Việt Nam nói chung.

39

CHƯƠNG 2:

CỤM DI TÍCH ĐỀN, CHÙA LÀNG PHẤN VŨ

Cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ bao gồm: Chùa Phấn Vũ, đền Mẫu và đền Quan Lớn Thống. Cụm di tích nằm trên địa bàn làng Phấn Vũ - xã Thụy Xuân, cách trung tâm văn hóa xã (ngã tư trung tâm chợ Bàng) khoảng 100m lối đi về hướng Đông. Ngày 10/10/2012, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã xếp hạng cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. 2.1. Lịch sử khu di tích

2.1.1. Chùa Phấn Vũ (Minh Đồng tự)

Tại chùa Đồng Bát thuộc làng Vạn Xuân, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có 7 tấm bia đá, trong đó có 1 tấm được xác định có niên đại từ thời Lý. Qua tấm bia này cùng với ghi nhớ của những người cao tuổi trong làng thì chùa Phấn Vũ và chùa Đồng Bát7 được xây dựng cùng nhau, cùng vào cuối nhà Lý đầu nhà Trần [3, tr.17]. Ngôi chùa ban đầu nằm ở ven biển. Do hiện tượng bãi biển bị xói lở, bào mòn nên đến triều Nguyễn chùa được di chuyển vào vị trí hiện nay (cách vị trí cũ khoảng 3km).

Ngôi chùa hiện nay vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc của ngôi chùa được trùng tu, tôn tạo vào niên hiệu Bảo Đại năm thứ 4 (1929).

2.1.2. Đền Mẫu

Theo các bô lão trong làng Phấn Vũ kể lại thì Đền Mẫu được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ XV. Lúc đó chỉ dựng đơn giản bằng những tranh tre, nằm ở vị trí cửa biển về phía Đông Nam làng Phấn Vũ. Đến năm 1729, gặp cơn bão lớn, nước biển dâng cao, đền bị cuốn trôi đi mất. Đến năm 1896 ngư dân làng Phấn Vũ xây dựng lại ngôi đền [3, tr.19]. Trải qua thời gian, cùng với sự hủy hoại của thiên nhiên, ngôi đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1990, với tấm lòng thành kính

7

40

biểu hiện tâm linh sâu sắc một lần nữa nhân dân trong làng đã chung tay, tích cực góp tiền của công sức khôi phục, tu tạo, nâng cấp đền trên nền móng cũ đất xưa.

2.1.3. Đền Quan Lớn Thống

Tương truyền, đền được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Nhưng do sự khắc nghiệt của thiên nhiên vùng ven biển luôn phải chịu bão lụt, sóng to ngôi đền ban đầu đã bị hư hỏng nặng. Ngôi đền hiện nay là ngôi đền được xây dựng lại vào năm 1990 trên nền móng cũ đất xưa của ngôi đền ban đầu và vẫn được dựng theo đúng ngôi đền cũ.

2.2. Kiến trúc

2.2.1. Kiến trúcchùa Phấn Vũ

Chùa Phấn Vũ nằm liền kề với đền Mẫu, cùng được xây theo hướng Tây Bắc. Từ ngoài vào bao gồm các công trình: Cổng chùa, bức chấn phong, sân chùa, chùa, nhà thờ tổ, nhà khách.

Chùa được xây tường gạch bao quanh, để mở hai cổng: Cổng chính và

cổng phụ. Cổng chính nằm trước chùa được xây theo kiểu "tam quan" gồm

hai tầng, tầng 2 đặt một gác chuông. Sau cổng chính là bức chấn phong, gồm 4 trụ biểu, 2 trụ biểu lồng đèn, 2 trụ biểu hoa sen. Giữa bức chấn phong trổ hình chữ Thọ hình tròn. Sân chùa được lát gạch đỏ, dài 14,5 m, rộng 9,8 m.

Kiến trúc chùa Phấn Vũ gồm hai tòa: Tòa Tiền đường (5 gian) và tòa Phật điện (3 gian) hợp với nhau theo kiến trúc chữ Đinh [3, tr.18].

Tòa Tiền đường xây theo kiểu hồi văn 5 đấu, mái chảy lợp ngói mũi, trên đại bờ đắp bức cuốn thư ghi dòng chữ Hán: Minh Đồng tự - 明童寺. Bậc

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 35)