Vai trò của cụm di tích với không gian văn hóa làng

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 68)

Nếu làng Phấn Vũ là“cái nôi cách mạng của Thụy Anh” [32, tr.127] thì

khu di tích là căn cứ vững chắc của cái nôi ấy, nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của huyện Thụy Anh nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung. Từ những tư liệu của huyện, của những vị lão thành cách mạng trực tiếp tham gia vào các sự kiện lịch sử đã nêu lên giá trị lịch sử cách mạng nổi bật của cụm di tích.

66

Là nơi tuyên truyền giác ngộ cách mạng, thành lập nên chi bộ thanh niên Phấn Vũ

Đầu năm 1928, Chi bộ Thanh Niên Phấn Vũ được thành lập [3, tr.9]. Đồng chí Vũ Khế và Bùi Hồng Nghĩa [32, tr.72] đã tận dụng vị trí thuận lợi ở trung tâm làng của chùa và đền Quan Lớn Thống làm nơi liên lạc tổ chức họp kín của Chi bộ, làm địa điểm liên lạc với Ban Chấp hành Tỉnh bộ Thanh niên và các Chi bộ lân cận14. Đầu năm 1930, Chi bộ Đảng Phấn Vũ ra đời, các tổ chức đoàn thể được xây dựng15, trở thành nòng cốt trong việc vận động nhân dân đứng lên đấu tranh cách mạng.

Là một trong những nơi phục hồi lại cơ sở cách mạng huyện Thụy Anh; là nơi luyện tập quân sự của đội du kích làng Phấn Vũ.

Sau cuộc khủng bố của địch ở Tiền Hải vào tháng 5/1942, đồng chí Nguyễn Đình Bảng16 cùng với các đồng chí Phạm Ngọc Thắng, Lê Bá Cầu, Vũ Thị Dần17 đã lấy chùa làng Phấn Vũ, đền Quan Lớn Thống làm nơi liên lạc, tuyên truyền cách mạng và là một trong những nơi phục hồi lại cơ sở cách mạng huyện Thụy Anh [32, tr.127].

Thời gian từ 1946 - 1949, cụm di tích là địa điểm sinh hoạt của các đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ Lão, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh niên cứu quốc,… trong các phong trào vận động diệt giặc đói, giặc dốt, chống giặc ngoại xâm, triển khai và thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh tham

14

Xác nhận của lão thành cách mạng Phạm Ngọc Thắng người làng Phấn Vũ – nguyên tổ trưởng phòng mật miền duyên hải Thái Bình, nguyên phó bí thư huyện Tiền Hải, nguyên phó giám đốc sở Nông nghiệp Thái Bình

15

Các tổ chức đoàn thể như: Hội tự vệ đỏ, nông hội đỏ, nông dân tương tế, phụ nữ tương tế

16

Lão thành cách mạng làng Phấn Vũ, nguyên Bí thư chi bộ xã Xuân Trường

17

Ba đồng chí: Phạm Ngọc Thắng, Lê Bá Cầu, Vũ Thị Dần đều là người làng Phấn Vũ, đã được Đảng và nhà nước công nhận lão thành cách mạng

67

gia vào các phong trào: “Hũ gạo kháng chiến”,“Bình dân học vụ”,“Tuần lễ

vàng” [3, tr.11]. Bước sang năm 1947, cụm di tích Phấn Vũ trở thành nơi

luyện tập quân sự của đội du kích, xây dựng làng kháng chiến [32, tr.135].

Là nơi tổ chức hội họp, quan sát mặt biển; là nơi tập kết của bộ đội và là trạm sơ cứu cho thương binh

Từ năm 1950 – 1953, đền, chùa làng Phấn Vũ là nơi tập kết của bộ đội chủ lực huyện Thụy Anh, huyện Hải Kiến; là nơi cất giấu tài liệu, quan sát mặt biển, tập trung lực lượng phối hợp với du kích làng Vạn Xuân, Tri Chỉ, Chỉ Bồ, An Cố chống trả các cuộc hành binh của Pháp [3, tr.12]. Cũng thời gian này, cụm di tích còn là trạm trung chuyển để sơ cứu cho thương binh rồi chuyển đi nơi khác.

Đền chùa Phấn Vũ tiếp tục làm căn cứ điểm trong kháng chiến chống

Mỹ, cùng với quân và dân Thụy Xuân “vững tay lưới, tay súng” sẵn sàng

chiến đấu đập tan chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, lập nên chiến công bắn rơi 01 máy bay AD6 bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển quê hương18.

3.1.2.2. Cụm di tích - Nơi lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của làng

Đền chùa Phấn Vũ là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, nơi các hoạt động văn hóa cộng đồng được tổ chức và cũng là nơi tạo nguồn cảm hứng cho người dân sáng tạo nên các giá trị văn hóa làng. Cụm di tích gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân làng Phấn Vũ. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hóa làng mà còn có tác động sâu sắc, toàn diện đến xã hội. Đó là không gian tôn giáo, là nơi phục vụ các hoạt động thờ cúng tâm linh, thể hiện lòng hiếu mộ của con người; Là nơi sinh hoạt cộng đồng, in dấu những hương ước, lệ làng, những thiết chế lâu đời. Đây là cơ sở quan

18

Ngày 03/11/2004 nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Xuân vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược

68

trọng, là nền tảng để xây dựng nên một truyền thống văn hóa đa dạng, phong phú nhưng cũng rất thống nhất. Đó chính là sự quy tụ của nền văn hóa dân tộc, trong đó văn hóa làng xã - đền - chùa - đình làng là một điển hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với ý nghĩa đó, cụm di tích là trung tâm văn hóa, là bảo tàng sống về văn hóa làng của người dân Phấn Vũ. Đồng thời còn là nơi nhận diện một cách sống động mô hình chính trị đặc thù với tính chất tự trị dân chủ làng xã, một thiết chế văn hóa tín ngưỡng tổng hợp, một không gian văn hóa tiêu biểu trong đó có những giá trị đặc sắc về nghệ thuật tạo hình, biểu diễn. Trong khía cạnh kiến trúc, đền chùa được tạo dựng bởi những bàn tay tài hoa của nghệ nhân người Việt mang nặng tấm lòng với văn hoá Việt Nam, chúng ta có thể cảm nhận được sự hài hoà tinh tế giữa kiến trúc ngôi chùa, ngôi đền với cảnh quan thiên nhiên của không gian làng, và thể hiện được văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của người dân qua việc xây dựng đền chùa.

3.1.2.3. Cụm di tích - Nơi hội tụ và lan tỏa, nơi gắn kết khối cộng đồng xã hội

Cư dân làng Phấn Vũ chủ yếu sống bằng nghề biển, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, nơi đây đã phải gánh chịu sự tàn phá ác liệt của quân thù cũng như thiên tai đem lại. Nhưng chính lịch sử và tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây một quần thể di tích văn hóa chứa đựng những giá trị sâu sắc, làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với du khách thập phương, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu nghiên cứu về giá trị văn hóa lịch sử tại những điểm di tích đó. Những sự tích về Đại Càn Nam Hải Thánh Mẫu phù hộ cho ngư dân, những câu chuyện về Quan Lớn Thống đánh đuổi lũ cướp biển lưu truyền mãi đến đời sau, có sức lan tỏa mạnh mẽ tới dân cư trong và ngoài vùng. Nhân dân đến cúng cầu mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Họ cũng không tiếc công, tiếc của đóng góp, xây dựng, tu sửa đền chùa. Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao,

69

trò chơi dân gian tạo nên sức hấp dẫn đối với đông đảo cư dân trong vùng và du khách. Bởi họ đến nơi đây, chứng tỏ họ là những người có tâm hồn cởi mở, hòa đồng, cộng cảm, khi được chung vui trong lễ hội họ càng có cơ hội để xích lại gần nhau hơn. Trong đó cũng không ít người đến với lễ hội đem theo lễ vật cúng tiến lên đền chùa với ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, hạnh phúc ấm no, đất nước phồn thịnh, đồng thời tỏ lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn của mình.

Bên cạnh các ngôi đền thì chùa cũng có vai trò tương tự, chỉ khác là chùa để thờ Phật. Chùa là của làng, của vùng, nên ở chùa ngoài một số lễ hội Phật giáo thống nhất trong các chùa, còn có lễ hội theo tín ngưỡng địa phương. Đông đảo cư dân theo lệ cứ ngày Rằm, mồng một lại lên chùa lễ

Phật. Theo quan niệm của nhà Phật thì "Phật tại tâm", họ đem lễ chay lên chùa cúng phật, nhiều "con nhang phật tử" cúng tiến tiền vàng, vật liệu để làm chùa, điều này thể hiện lòng "từ bi, hỷ xả" trong tâm hồn mỗi người dân.

Trong cuộc sống đầy những bộn bề lo toan trĩu nặng, người ta bước vào chùa với tấm lòng thanh tịnh, thành kính, những vất vả lo toan của cuộc sống thường nhật dường như tan biến. Bởi họ vào chùa là để tĩnh tâm, cầu lành, cầu phúc cho mình, cho gia đình và đất nước. Điều này không nằm ngoài tinh

thần "Phục quốc an dân" của nhà chùa, đồng thời hướng tới sự hòa đồng với

các tôn giáo khác trong một khuôn phép sao cho tốt đời, đẹp đạo. 3.2. Một số vấn đề đặt ra

3.2.1. Hiện trạng di tích

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những biến cố của thời gian, những bất thường của thời tiết, nhiều chi tiết, bộ phận kiến trúc của cụm di tích bị xuống cấp đã được tu sửa, phục dựng, trùng tu. Năm 1729, gặp cơn bão lớn làm đền Mẫu bị đổ. Năm 1896 đền được phục dựng lại [3, tr.16]. Năm 1990, đền được tu sửa lại. Công việc tu sửa, tôn tạo luôn được chú trọng

70

trong thời gian gần đây: Năm 1999, tu tạo nâng cấp toàn bộ công trình hết khoảng 120 triệu đồng; năm 2006 tu sửa toà tiền tế 05 gian ngoài trị giá

khoảng 150 triệu đồng. Đền Quan Lớn Thống cũng đã được tu sửa nhiều lần.

Năm 2010 mới được tu sửa gian ngoài. Hiện nay, về cơ bản, đền đã hoàn chỉnh, không cần tu sửa thêm.

Chùa Phấn Vũ bị xuống cấp trầm trọng nhất. Hệ thống móng, hệ thống

tường gạch bị mọt hỏng gần như hoàn toàn; trụ cột, vì kèo bị mối mọt, mục nát, ngói bị vỡ, bị lệch nhiều có nguy cơ đổ sập vào mùa mưa bão. Qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn chưa hoàn thiện, đến ngày 19/10/2012, Ban Quản lý di tích đã tiến hành hội nghị gồm các cụ cao niên trong làng; các thành viên trong Ban Quản lý di tích; các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư; các đồng chí Trưởng thôn Minh Vũ, Phấn Vũ Nam, Vũ Đông, Xuân Bàng và các đại diện cho nhân dân làng Phấn Vũ cùng với sự chứng kiến của Đại diện Ủy ban Nhân dân xã để họp bàn tu sửa chùa. Hội nghị đã nhất trí cao, đưa đơn đề nghị các cấp có thẩm quyền tiến hành tu bổ, tôn tạo chùa Phấn Vũ. Đến nay, chùa đã được tu sửa lại, khuôn viên được mở rộng, nhà khách được xây dựng thêm. Có thể nói, trong cụm di tích, chùa Phấn Vũ tuy đã phải sửa chữa, nâng cấp nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu, còn đền Mẫu và đền Quan Lớn Thống đã ít nhiều thay đổi do những người đảm nhận nhiệm vụ trùng tu, sửa chữa chưa tuân thủ nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng.

Từ trước đến nay, nhân dân làng Phấn Vũ rất tích cực đóng góp công sức và tiền của để tu sửa cụm di tích. Đặc biệt, năm 2012 toàn bộ số tiền tu sửa, nâng cấp lên đến 700 triệu đồng, nhưng vẫn chưa đủ để tu sửa, hoàn thiện cụm di tích. Bộ cánh cửa phía trước của đền Quan Lớn Thống đang cần được thay; khuôn viên cũng cần được chú ý chăm chút hơn nữa,... Ba di tích thì chỉ có chùa Phấn Vũ có nhà khách nhưng diện tích rất nhỏ hẹp, vào những

71

ngày lễ hội không đủ chỗ để khách lưu trú lại; quy mô của lễ hội cũng đang dần bị thu nhỏ, nhiều trò chơi bị mai một, giản lược do thiếu kinh phí tổ chức. Vì thế, nhân dân đang kiến nghị với các cấp chính quyền để mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư kinh phí từ Sở, của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Đặc biệt, hiện nay cụm di tích đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh, rất cần được đầu tư kinh phí để tu sửa, tôn tạo, chống xuống cấp để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo cư dân địa phương và khách tham quan. Tất nhiên, vẫn rất cần sự đóng góp cả về kinh tế, cả về công sức và trí tuệ của người dân địa phương và những nhà hảo tâm.

3.2.2. Vấn đề khách tham quan

Vào những ngày mùng một, ngày Rằm, ngày lễ Phật Đản, người dân đi vãn cảnh tại chùa Phấn Vũ, cầu phúc - lộc - may mắn. Đặc biệt vào dịp lễ hội Rằm tháng 7, cả ba di tích hấp dẫn du khách bởi sự hòa quyện giữa nghi thức tôn giáo truyền thống và các hoạt động văn nghệ dân gian, sinh hoạt văn hóa hiện đại. Những nghi thức tôn giáo và những hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian tại cụm di tích phản ánh rõ nét đời sống tâm linh, văn hóa và những ước vọng của cư dân sông nước. Ngày mùng Một, hôm Rằm tại chùa Phấn Vũ đều có lễ Phật, có sự tham gia của 260 người trong Hội Phật giáo, thu hút được đông đảo người dân tham gia. Ngày 20/2, tại đền Quan Lớn Thống còn diễn ra Lễ cầu vạn - cầu thời tiết thuận hòa, tôm cá được mùa, thu hút đông đảo nhân dân tham dự [3, tr.16] từ người dân trong làng, trong xã, trong huyện như: Thụy Trường, Thụy Hải, Diêm Điền, Thái Hưng; người dân trong tỉnh như Tiền Hải, Hưng Hà, Vũ Thư đến người dân từ các tỉnh thành khác như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và những người con làm ăn xa xứ trở về để dâng lễ, cầu bình an. Tuy nhiên, khách tham quan cụm di tích chưa nhiều, những ngày thường đền chùa rất vắng bóng. Phần vì ít

72

người ở nơi khác biết đến cụm di tích, phần vì cơ sở lưu trú chưa đáp ứng nhu cầu khách tham quan.

Nhận xét về cụm di tích, ông Lê Bá Kiểm (65 tuổi, cán bộ hưu trí) -

một người dân của làng Phấn Vũ cho biết: "Cụm di tích chứa đựng rất nhiều ý

nghĩa. Đó không chỉ là nơi để người dân đến đây cầu bình an, cầu cho thuyền bè thuận lợi mà còn là nơi minh chứng cho lịch sử hào hùng của làng quê. Tuy nhiên, không phải người dân Phấn Vũ nào cũng hiểu về giá trị cụm di tích này hoặc có người hiểu nhưng rất mơ hồ và chưa hiểu hết". Chị Lê Thị

Hiền (23 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình) không giấu nổi

sự xúc động: "Mình là một người con của Phấn Vũ nhưng cũng chưa hiểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiều về cụm di tích này, có thể do thế hệ của mình còn quá trẻ. Nhưng mình thực sự vui sướng và tự hào khi cụm di tích được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh". Ông Nguyễn Văn Sang - Trưởng ban khánh tiết cho biết: "Từ khi xóa bỏ bao cấp, đời sống tâm linh của người dân ngày càng nâng cao, người dân chú trọng hơn đến việc đầu tư để sửa chữa, trùng tu di tích".

Ông cũng thể hiện mong muốn: "Tôi mong sao cụm di tích không chỉ dừng lại

ở Di tích cấp Tỉnh mà sẽ trở thành Di tích cấp Quốc gia trong thời gian tới. Đó không chỉ là mong muốn của riêng tôi mà còn của cả người dân Thụy Xuân nói chung".

Chị Lê Thị Hòa (25 tuổi, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn, Hà Nội) về tham quan đã nhận xét: “Lần đầu tiên tôi đến tham

quan cụm di tích. Đến đây, tôi càng hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa, đời sống của những con người miền quê biển. Thật tiếc là giờ tôi mới biết làng Phấn Vũ có cụm di tích này. Tôi rất muốn biết nhiều hơn về cụm di tích nhưng người dân ở đây dường như cũng không am hiểu nhiều lắm về các di tich này”. Anh Nguyễn Quang Hoàng (25 tuổi, nhân viên Tư vấn bán xe ô tô,

73

cùng ngạc nhiên khi được tận mắt ngắm nhìn cụm di tích. Đó là nét đặc sắc

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 68)