Vấn đề khách tham quan

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 74)

Vào những ngày mùng một, ngày Rằm, ngày lễ Phật Đản, người dân đi vãn cảnh tại chùa Phấn Vũ, cầu phúc - lộc - may mắn. Đặc biệt vào dịp lễ hội Rằm tháng 7, cả ba di tích hấp dẫn du khách bởi sự hòa quyện giữa nghi thức tôn giáo truyền thống và các hoạt động văn nghệ dân gian, sinh hoạt văn hóa hiện đại. Những nghi thức tôn giáo và những hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian tại cụm di tích phản ánh rõ nét đời sống tâm linh, văn hóa và những ước vọng của cư dân sông nước. Ngày mùng Một, hôm Rằm tại chùa Phấn Vũ đều có lễ Phật, có sự tham gia của 260 người trong Hội Phật giáo, thu hút được đông đảo người dân tham gia. Ngày 20/2, tại đền Quan Lớn Thống còn diễn ra Lễ cầu vạn - cầu thời tiết thuận hòa, tôm cá được mùa, thu hút đông đảo nhân dân tham dự [3, tr.16] từ người dân trong làng, trong xã, trong huyện như: Thụy Trường, Thụy Hải, Diêm Điền, Thái Hưng; người dân trong tỉnh như Tiền Hải, Hưng Hà, Vũ Thư đến người dân từ các tỉnh thành khác như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và những người con làm ăn xa xứ trở về để dâng lễ, cầu bình an. Tuy nhiên, khách tham quan cụm di tích chưa nhiều, những ngày thường đền chùa rất vắng bóng. Phần vì ít

72

người ở nơi khác biết đến cụm di tích, phần vì cơ sở lưu trú chưa đáp ứng nhu cầu khách tham quan.

Nhận xét về cụm di tích, ông Lê Bá Kiểm (65 tuổi, cán bộ hưu trí) -

một người dân của làng Phấn Vũ cho biết: "Cụm di tích chứa đựng rất nhiều ý

nghĩa. Đó không chỉ là nơi để người dân đến đây cầu bình an, cầu cho thuyền bè thuận lợi mà còn là nơi minh chứng cho lịch sử hào hùng của làng quê. Tuy nhiên, không phải người dân Phấn Vũ nào cũng hiểu về giá trị cụm di tích này hoặc có người hiểu nhưng rất mơ hồ và chưa hiểu hết". Chị Lê Thị

Hiền (23 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình) không giấu nổi

sự xúc động: "Mình là một người con của Phấn Vũ nhưng cũng chưa hiểu

nhiều về cụm di tích này, có thể do thế hệ của mình còn quá trẻ. Nhưng mình thực sự vui sướng và tự hào khi cụm di tích được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh". Ông Nguyễn Văn Sang - Trưởng ban khánh tiết cho biết: "Từ khi xóa bỏ bao cấp, đời sống tâm linh của người dân ngày càng nâng cao, người dân chú trọng hơn đến việc đầu tư để sửa chữa, trùng tu di tích".

Ông cũng thể hiện mong muốn: "Tôi mong sao cụm di tích không chỉ dừng lại

ở Di tích cấp Tỉnh mà sẽ trở thành Di tích cấp Quốc gia trong thời gian tới. Đó không chỉ là mong muốn của riêng tôi mà còn của cả người dân Thụy Xuân nói chung".

Chị Lê Thị Hòa (25 tuổi, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn, Hà Nội) về tham quan đã nhận xét: “Lần đầu tiên tôi đến tham

quan cụm di tích. Đến đây, tôi càng hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa, đời sống của những con người miền quê biển. Thật tiếc là giờ tôi mới biết làng Phấn Vũ có cụm di tích này. Tôi rất muốn biết nhiều hơn về cụm di tích nhưng người dân ở đây dường như cũng không am hiểu nhiều lắm về các di tich này”. Anh Nguyễn Quang Hoàng (25 tuổi, nhân viên Tư vấn bán xe ô tô,

73

cùng ngạc nhiên khi được tận mắt ngắm nhìn cụm di tích. Đó là nét đặc sắc kết tinh văn hóa lâu đời của một làng quê có bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú. Tôi hy vọng nơi đây sẽ được sự quan tâm đầu tư hơn nữa để tôi và các bạn được học hỏi và hiểu biết nhiều hơn”.

Ý kiến nhận xét của người dân Phấn Vũ và khách tham quan là những

đóng góp quý báu để đặt ra giải pháp nhằm thu hút hơn nữa du khách đến tham quan. Đồng thời cũng cho thấy một thực trạng đáng buồn là người dân địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ ít nắm được nguồn gốc giá trị của cụm di tích, không biết về lịch sử di tích, về đối tượng thờ tự mà chỉ đến thắp hương, đến cầu nguyện, đến theo phong trào. Ngay chính người dân ở đây còn không rõ về di tích thì cũng rất khó để nói cho du khách biết, để đáp ứng nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá về đền, chùa Phấn Vũ như trường hợp của chị Lê Thị Hòa ở trên.

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)