Vai trò của không gian văn hóa làng với cụm di tích

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 66)

3.1.1.1. Làng Phấn Vũ - pháo đài chống giặc ngoại xâm, nơi hun đúc lòng yêu nước

Nằm ở vị trí quan trọng bên bờ biển Đông, nơi có nhiều cửa sông, cửa

biển trọng yếu, chạy dài theo dải đất ven biển huyện Thái Thụy, Phấn Vũ

cũng như cả địa bàn tổng Vạn Xuân và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình từ rất sớm phải đương đầu và trải qua biết bao hiểm họa thử thách trước nạn ngoại xâm cũng như các thế lực phản động [33, tr.12]. Nhiều nguồn sử liệu

khác nhau như gia phả dòng họ, sắc phong qua các triều đại phong kiến, các cổ vật, các truyền thuyết còn lưu giữ tại địa phương đã ghi nhận hình ảnh một làng Phấn Vũ liên tục, bền bỉ, quật cường trong đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước và được khắc họa phong phú, sinh động trong tiến trình lịch sử, từ thuở các vua Hùng dựng nước đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nhân dân làng Phấn Vũ – Thụy Xuân đã cùng quân dân Thái Thụy bền bỉ, kiên cường cùng dân tộc ghi những mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại áp bức cường quyền.

Làng Phấn Vũ còn là một trong những nơi ra đời sớm nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Thái Bình, nơi ra mắt của tổ chức bí mật trong phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 – 1939). Lịch sử Đảng Bộ

huyện Thái Thụy đã khẳng định: làng Phấn Vũ là “Cái nôi cách mạng của

Thụy Anh”[32, tr. 127]. Xã Thụy Xuân có 38 lão thành cách mạng thì có 37

64

cứu nước, nhân dân làng Phấn Vũ đã anh dũng chiến đấu, và trong giờ phút lịch sử của dân tộc Việt Nam, người con thân yêu làng Phấn Vũ – đồng chí Bùi Quang Thận là người đầu tiên mang lá cờ giải phóng Miền Nam Việt Nam cắm trên nóc dinh độc lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Ngụy quyền, đất nước thu về một mối, nước Việt Nam đã thực sự trở thành

một nước “Tự do và Độc lập”.

3.1.1.2. Làng Phấn Vũ - nơi cố kết cộng đồng

Cũng như bao ngôi làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, làng Phấn Vũ là nơi bao đời nay cư dân Việt cư trú, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết quan hệ dòng tộc, xóm giềng. Mỗi làng thường có đình, miếu, đền, chùa; có làng về sau còn có chợ. Đây không đơn giản chỉ là nơi duy trì hoạt động bình thường của làng, mà còn là sự hiện diện, sự vật chất hóa đời sống tinh thần, đạo đức và tính cộng đồng,... của các thành viên trong làng. Chính ở đây các hoạt động văn hóa tinh thần của làng cũng được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Văn hóa làng là hệ thống những giá trị hình thành qua bao đời trong toàn bộ các hoạt động đó. Nó đi vào ký ức người Việt Nam bằng hàng loạt những giá trị vật chất và tinh thần rất gần gũi và thân thương. Thế giới đầy mầu sắc của văn hóa làng được quy ước thành lệ làng, đúc kết trong hương ước, bộc lộ một cách phong phú qua hội làng. Sau lũy tre làng, bên giếng làng, dưới mái chùa làng, trong bầu khí thân thương của những ngày hội làng, mọi người sống với nhau nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn.

Cụm di tích đền chùa Phấn Vũ không chỉ của riêng người dân làng Phấn Vũ mà còn là nơi để tất cả người dân Thụy Xuân tụ về nơi đây trong dịp lễ hội, là nơi thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc, đó là truyền thống

“Uống nước nhớ nguồn”; là nơi mà mọi người dân cùng tham gia các sinh

65

không kém phần nhộn nhịp. Đó còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc về nhiều mặt của đời sống (chính trị, văn hóa xã hội, tôn giáo tín ngưỡng,...) của cư dân vùng biển. Lễ hội đền, chùa Phần Vũ là một hình thức tái hiện lại cuộc sống quá khứ và hiện tại bằng các hình thức tế lễ và trò diễn. Đó là cuộc sống lao động sáng tạo được thể hiện dưới dạng những hoạt động văn hoá tinh thần vô cùng sinh động như các hình thức tế lễ, trang phục truyền thống, những bài văn tế, những món ăn cổ truyền, những điệu múa, hát, nhạc cụ, trò chơi dân gian,... Cũng thông qua lễ hội, các kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm sống của ông cha được tái hiện để con cháu học tập, noi theo. Như vậy, lễ hội càng phát triển, dân làng càng có điều kiện tái hiện cuộc sống của mình bằng các hình thức nghệ thuật diễn xướng và càng có điều kiện bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống như trang phục, ẩm thực, ca múa nhạc, các trò chơi dân gian. Nhờ những hoạt động tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng và văn nghệ dân gian đó mà các kiến trúc đình, chùa, đền, miếu của dòng họ, của làng cũng trở nên có hồn hơn. Đền chùa làng ngày thường uy nghi, trầm mặc bên những tán cây cổ thụ, giờ đây chan hòa âm thanh, sắc màu cùng với lòng người trong ngày hội. Vì thế các thành viên của làng càng có ý thức cùng nhau giữ gìn, trùng tu và tôn tạo các công trình kiến trúc đặc sắc của làng.

3.1.2. Vai trò của cụm di tích với không gian văn hóa làng 3.1.2.1. Cụm di tích - nơi lưu giữ một phần lịch sử làng

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 66)