Văn hóa ứng xử với môi trường biển

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 33)

"Hải tính" trong tâm thức người dân Phấn Vũ đậm dần, cuộc sống của

31

thế ứng xử với thiên nhiên. Biển hiện hữu trong tâm thức ngư dân suốt chu kì một đời người. Biển vừa là nguồn sống, vừa là nơi gửi gắm biết bao tâm tư tình cảm của cộng đồng. Biển gắn bó với con người từ khi sinh ra đến khi từ

biệt cõi trần:

"Lắng tai nghe mẹ giãi bày Cha sinh mẹ dưỡng sánh tày bể Đông"

So sánh công ơn cha mẹ không gì rõ hơn bằng cách đặt tương quan với độ mênh mông, rộng lớn của biển cả. Và biển cũng đem lại nguồn sống, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân Phấn Vũ.

Biển là môi trường để con người sống và lao động, biển cũng là nơi con người gửi gắm tâm tư, tình cảm và khát vọng của cộng đồng. Biển trở thành triết lý sống, là nơi con người trải nghiệm và hun đúc bản lĩnh, là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận. Văn hoá biển của người dân Phấn Vũ đậm nét trong những câu hò, những làn điệu dân ca. Biển là hình ảnh con tàu diễn tả nỗi nhớ day dứt, khắc khoải đợi chờ của cô gái đợi người yêu, của những người vợ đợi chồng nơi bến đậu. Biển là tiếng hát ru của mẹ dành cho con; là tiếng giao duyên, đối đáp của tình yêu đôi lứa; là nỗi nhớ của những người con đi xa luôn hướng về. Sống trong môi trường biển, người dân Phấn Vũ tận dụng mọi nguyên liệu lấy từ biển để chế tác những sản phẩm văn hoá vật chất phục vụ cho đời sống của mình. Và ngay trong lúc thực hiện những sản phẩm đó, người dân nơi đây đã đưa hình ảnh của biển vào kỹ thuật lúc làm nhà ở hay kín đáo hơn là trong các nét hoa văn, màu sắc thể hiện. Biển chính là phần hồn của các sản phẩm vật chất được chế tạo qua bàn tay tài hoa của người dân Phấn Vũ. Chính vì vậy, biển đã tác động và tạo nên những giá trị trong văn hoá Phấn Vũ, phản ánh văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, quan niệm nghệ thuật, nhân sinh quan của cộng đồng Phấn Vũ trong quá trình tồn tại và phát triển ở vùng đất Thái Thụy, Thái Bình.

32

Một cách vô thức, yếu tố biển góp phần kiến tạo nên tâm hồn cư dân, trong đó tinh thần nhân văn trong ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, biển cả là một biểu hiện bao trùm, tiêu biểu nhất. Đó chính là tình yêu thương con người, tinh thần tương thân, tương ái, hướng tới điều thiện, lên án cái ác, nuôi dưỡng mối giao cảm giữa các cư dân; đó còn là đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, gắn kết cộng đồng trong quan hệ xã hội. Trong quan hệ với biển, con người thể hiện rõ tinh thần tôn trọng, đề cao và bảo vệ. Đây là nét đẹp tâm hồn, văn hóa truyền thống cao quý, làm nên giá trị lớn trong bản sắc văn hóa Việt. Người dân Phấn Vũ nói riêng và người dân Thụy Xuân nói chung đã tiếp thu và bồi đắp truyền thống hướng biển, vừa có cái nhìn sâu sắc về biển, vừa có thái độ e dè trước thiên nhiên

cùng cách nói bộc trực, thẳng thắn mà dân gian vẫn quen gọi là "Ăn sóng nói

gió”. Tính biển đã tạo cho người dân nơi đây bản lĩnh lao động cần cù và

thông minh. "Có cứng mới đứng trước gió", không cần cù và thông minh thì không thể đứng trụ được ở miền đất cửa biển - nơi mà nước và trời vừa là

bạn, là môi trường sống, lại vừa là đối thủ phải chống chọi hàng ngày. Không cần cù và thông minh thì không thể có được một hệ thống đê điều, sông đào, mương máng chằng chịt ở khắp nơi và cũng không thể có miếng ăn trong nghề biển với những đòi hỏi cao về kinh nghiệm và đầu tư sức lao động. Môi trường biển và quá trình ứng xử với môi trường đó không chỉ tạo nên tính cộng đồng, cộng cảm, cộng mệnh mà còn làm cho cư dân Phấn Vũ nói riêng, cư dân Thụy Xuân nói chung sớm hình thành và định hình truyền thống bất khuất, sáng tạo, nhạy cảm với những biến động lịch sử.

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)