Vấn đề quản lý, tổ chức hướng dẫn/ phục vụ khách tham quan

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 76)

Khi chưa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh thì cụm di tích trực thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân xã Thụy Xuân và Ban Quản lý di tích do dân bầu ra gồm 17 thành viên. Đến khi được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh theo Quyết định số 2415/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ngày 10/10/2012, Ủy ban nhân dân xã Thụy Xuân đã ra hai Quyết định: Ngày 26/11/2012, Ủy ban nhân dân xã Thụy Xuân ra Quyết định thành lập Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa đền, chùa làng Phấn Vũ. Ban quản lý gồm 15 thành viên, trong đó ông Lê Xuân Hưng là trưởng ban. Đến ngày 27/11/2012, Ủy ban nhân dân xã Thụy Xuân ra Quyết định thành lập Ban khánh tiết di tích lịch sử văn hóa đền, chùa làng Phấn Vũ. Ban khánh tiết gồm 20 thành viên, trong đó ông Nguyễn Văn Sang là trưởng ban.

Ban Khánh tiết có nhiệm vụ quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động cụm di tích

74

tích có nhiệm vụ quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động cụm di tích dưới sự điều hành của Ủy ban nhân dân xã Thụy Xuân. Dưới sự điều hành của Ban Quản lý, trực tiếp là đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân nhưng đại đa số các thành viên của Ban Quản lý và Ban Khánh tiết di tích đều là các cụ cao niên trong làng được bầu ra. Tuy nhiên các cụ mới chỉ làm việc theo tấm lòng nhiệt tình, tính tự giác còn về phương pháp khoa học quản lý chưa được đào tạo bài bản, chưa nắm vững quy định của quản lý Nhà nước trong điều hành hoạt động của di tích, hướng dẫn chi tiết theo Luật Di sản Văn hóa.

Di tích có hai người trông coi là Cụ Trịnh Văn Hoẹt và bà Trịnh Thị Thoa. Ông Hoẹt có trách nhiệm trông coi đền Quan Lớn Thống; bà Thoa có trách nhiệm trông coi đền Mẫu và chùa Phấn Vũ. Đây cũng là 2 người cao tuổi nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn, còn hiểu biết ít về cụm di tích. Khi được hỏi về các giá trị, về lễ hội hay kiến trúc của cụm di tích thì họ trả lời được rất ít hoặc đề nghị đến gặp ông Nguyễn Văn Sang để tìm hiểu thêm. Vì thế, cụm di tích cần tổ chức đào tạo thêm người hướng dẫn, xây dựng tổ hướng dẫn khách tham quan, thuyết minh phục vụ khách tại đền, chùa hoặc có nhiều bảng, biển chỉ dẫn, giới thiệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách tham quan không chỉ trong ngày hội mà cả những ngày thường.

Vào ngày lễ hội, khách đến tham quan rất đông, nhu cầu nghỉ lại của du khách nhiều nhưng trong ba di tích mới chỉ có chùa Phấn Vũ có nhà khách, được xây dựng năm 2012, nhưng diện tích còn hẹp, chỉ có một phòng và một giường. Chị Vũ Quỳnh Nga (27 tuổi, giáo viên, đến từ thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã dừng chân rất lâu bên khuôn viên chùa

Phấn Vũ cho biết: "Rất ít di tích trong xã Thụy Xuân có được một diện tích và

thiên nhiên đẹp như ở đây. Đây là nơi lý tưởng để tìm hiểu về bản sắc văn hóa làng Phấn Vũ. Tiếc là nhà khách còn nhỏ hẹp không đủ để tôi và các bạn trú lại". Nhà nghỉ, khách sạn ở xã Thụy Xuân không có, khách phương xa muốn

75

lưu trú lại lâu phải lên thị trấn Diêm Điền (cách Thụy Xuân 7km). Vì thế, làng Phấn Vũ nói riêng, xã Thụy Xuân nói chung cần xây dựng thêm cơ sở lưu trú để đáp ứng vấn đề chỗ ăn nghỉ cho du khách. Với điều kiện hiện nay của xã nên xây dựng từ 1 đến 2 nhà nghỉ theo TCVN 7799: 2009 do Ban kỹ thuật

tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có liên quan" biên

soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Một phần của tài liệu Đền, chùa trong không gian văn hóa làng phấn vũ ( xã thụy xuân, huyện thái thụy, tỉnh thái bình) (Trang 76)