Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh 1 Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM (SOUTH VINA) (Trang 69)

- Môi trường vi mô ( môi trường đặc thù)

f. Môi trường quốc tế: Tỷ giá hối đối:

4.7. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh 1 Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường

4.7.1. Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường

Công ty tập trung nguồn lực vào các hoạt động sở trường, vào các SBU chính (cá tra/basa fillet đông lạnh), khai thác các điểm mạnh, những ưu thế của mình và phát triển qui mô trên cơ sở chuyên môn hóa để kinh doanh có hiệu quả và tăng vị thế cạnh tranh của mình đối với sản phẩm hiện có. Điều này làm tăng lượng khách hàng, tăng lợi nhuận Công ty thông qua phong cách phục vụ ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm chất lượng hơn. Đây là chiến lược cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.

Phát huy lợi thế của Công ty về chiến lược khách hàng và thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng xuất khẩu sang Mỹ các nước Nam Mỹ, Châu Á và đặt biệt là các nước nằm trong WTO vì khi xuất khẩu vào các nước này Công ty sẽ có những ưu đãi nhất định. Thông qua đó Công ty sẽ tiến hành đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Đây là một cách giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh thông qua phân chia rủi ro cho nhiều sản phẩm khác nhau. Hiện tại Công ty chỉ xuất khẩu một mặt

hàng chủ lực là cá tra/ basa fillet đông lạnh nên độ an toàn là rất thấp, do đó trong năm 2008 Công ty sẽ cố gắng giới thiệu sang ra thị trường xuất khẩu các mặt hàng mới như cá tra fillet cuộn bông hồng, cá tra fillet xiên que, ... Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp Công ty tận dụng năng lực sản xuất hiện có vào sản xuất các mặt hàng xuất khẩu khác nhau nhằm đáp ứng các cấp độ nhu cầu khác nhau của thị trường xuất khẩu.

Khách hàng truyền thống là đối tượng quan trong bật nhất đối với Công ty. Đối với các nhóm đối tượng này như: Nga, EU và một số nước Đông Nam Á, Công ty cần phải xây dựng mối quan hệ hợp tác ngày càng bền vững và có lợi.

Mở rộng tiêu thụ ở thị trường nội địa là một trong những chiến lược Công ty cần hướng đến. Để đạt được điều này Công ty cần phải xây dựng được một hệ thống phân phối khá tốt để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước, mà trước tiên là qua hệ thống siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại…

Để tiếp tục thâm nhập và phát triển thị trường Công ty phải tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm bằng thỏa mãn các tiêu chuẩn qui định về chính sách sản phẩm nhập khẩu của đối tác. Chính vì vậy Công ty cần:

Cải tiến, nâng cao kỹ thuật của trang thiết bị để thay thế cho các thiết bị đã lỗi thời, lạc hậu.

Thay thế công nghệ độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ sạch, ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

Đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo hai hướng: khuyến khích áp dụng các thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng thời; nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, đảm bảo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Thu hồi và tái sử dụng chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm chi phí. Hiện đại hoá hệ thống thu thập, xử lý thông tin, thiết lập mạng cục bộ tại các kho, văn phòng Công ty, tiến tới tự động hoá tất cả các khâu trong xuất nhập và bán hàng.

Xây thêm một kho mới cạnh Công ty để tiết kiệm chi phí vận chuyển và thuê kho đồng thời đảm bảo hàng tồn kho luân chuyển nhanh chóng hơn.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Khuyến khích, khen thưởng ý tưởng sáng tạo trong việc phát minh ra sản phẩm trong cán bộ

công nhân viên để tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, mẫu mã, chủng loại…nhằm thỏa mãn đúng nhu cầu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM (SOUTH VINA) (Trang 69)