Phân tích môi trường bên ngoài 1 Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM (SOUTH VINA) (Trang 50)

- Môi trường vi mô ( môi trường đặc thù)

2. Phân theo giới tính

4.4. Phân tích môi trường bên ngoài 1 Môi trường vĩ mô

4.4.1. Môi trường vĩ mô

a. Kinh tế :

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không ngừng tăng cao và được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (tốc độ tăng GDP) là khá cao trong khu vực và trên thế giới, cụ thể là: năm 2004 là 7,69%, năm 2005 là 8,4%, 2006 là 8,2% và đặt biệt năm 2007 là 8,5% trung bình trong 04 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế là trên 8%. Theo số liệu mới nhất của tổng cục hải quan Việt Nam, mức tăng trưởng tổng sản lượng năm 2007 của ngành thuỷ sản là 12,2% trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14%. Các dấu hiệu kinh tế khả quan này có tác động tích cực đến sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ hàng thuỷ sản. Đây sẽ là cơ hội cho Công ty trong việc mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tỷ lệ lạm phát:

Năm 2007 tỷ lệ lạm phát (CPI) của nước ta là trên 12,6%. Đây là tỷ lệ lạm phát khá cao, đạt mức hai con số và khó có khả năng kiểm soát được cho nên nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của toàn xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay. Đó là giá dầu tăng cao, nguồn cung ngoại tệ dư thừa, hàng nhập khẩu giá cao, mất cân bằng thương mại – Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Nguyên nhân khác là dịch cúm gia cầm, lợn bệnh và điều kiện thời tiết không thuận lợi khiến mùa màng thất bát. Tác động của yếu tố lạm phát này nằm ở mức cao và đây là tác động tiêu cực.

Tỷ lệ thất nghiệp:

Ở Việt Nam, có một thực tế cho thấy tuy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng bên cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp cũng không phải là thấp, hiện tại nước ta có khoảng 45,73 triệu người trong độ tuổi lao động, hàng năm tăng thêm 1,2 triệu người nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng khá cao 5,1%. Điều này một mặt sẽ làm giảm hiệu quả của nền kinh tế và tổng sản lượng quốc gia. Mặt khác, nó sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc thuê mướn lao động với một giá rẻ đặc biệt là đối với ngành thuỷ sản rất cần nhiều lao động khi doanh nghiệp cần mở rộng qui mô sản xuất. Như vậy xét trên tổng thể các doanh nghiệp xuất khẩu thì đây sẽ là yếu tố tích cực.

Chính sách tiền tệ

Như chúng ta đã biết, khi tốc độ phát triển kinh tế tăng thì tỷ lệ thuận với nó là lượng vốn đầu tư cơ bản của toàn xã hội cũng phải tăng theo, nên hiện tại nền kinh tế nước ta đang cần một lượng vốn rất lớn. Để đáp ứng phần nào lượng vốn này, chính phủ đã sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để khuyến khích các hoạt động đầu tư.

Cũng giống như tất cả các công ty khác, Công ty TNHH Công nghiệp Thuỷ sản Miền Nam không thể chỉ hoạt động trên vốn tự có mà phải đi vay từ các quỹ hỗ trợ đầu tư do đó sẽ được tạo các điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá trình huy động vốn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM (SOUTH VINA) (Trang 50)