Phân tích nguồn lực của công ty

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng cá (Trang 57)

4.2.1.1 Nguồn lực vật chất

 Công ty TNHH Hùng Cá thành lập chính thức vào tháng 2 năm 2006 tại Khu Công nghiệp Bình Thành, tỉnh Đồng Tháp, với diện tích vùng nuôi ban đầu là 250 hecta và vốn đầu tư 45.000.000 USD, trải qua hơn 7 năm hình thành và phát triển, Hùng Cá trở thành một trong những Công ty nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản uy tín và lớn nhất Việt Nam. Hiện nay công ty sở hữu vùng nuôi hơn 700 hecta trải dài qua 5 huyện cuả Đồng Tháp là Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tân Hồng, trong đó 80 hecta đạt chuẩn Global GAP. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi trồng cá Tra, Basa, Hùng Cá tự hào là một trong những công ty sở hữu vùng nuôi cá Tra lớn nhất vùng ĐBSCL.

 Với diện tích nuôi trồng cá tra lớn nhất ĐBSCL Hùng cá có thể tự cung cấp nguồn nguyên liệu trong sản xuất, đảm bảo cung cấp trên 90% lượng nguyên liệu sạch, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và chất lượng chế biến.

 Hiện nay, Hùng Cá đã có hai nhà máy chế biến thủy sản là nhà máy Hùng Cá và nhà máy Vạn Ý tổng công suất 370 tấn nguyên liệu/ngày.

 Công ty còn có Nhà máy thức ăn gia súc Hùng Cá. Chế biến thức ăn thủy sản và chế biến bột cá, dầu cá tại khu công nghiệp Bình Thành, Đồng Tháp. Nhà máy mỗi năm sẽ cung cấp khoảng 290.000 tấn thức ăn phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản của Công ty Hùng Cá và khu vực ĐBSCL. Việc xây

46

dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản có ý nghĩa quan trọng, đó là hoàn chỉnh hơn nữa qui trình khép kín từ nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản của Hùng Cá cũng như tận dụng nguồn phụ phẩm sẵn có tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, mang lại lợi ích kinh tế và tạo việc làm cho người lao động.

 Ngoài các phân xưởng sản xuất thì công ty còn có văn phòng đại diện chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM).

4.2.1.2 Nguồn lực tài chính

 Đánh giá về mức độ độc lập về tài chính của công ty

Việc đánh nhằm thấy được thực trạng về tài chính của công ty hiện nay như thế nào. Khả năng tự chủ về tài chính của công ty cao hay không, giúp công ty đưa ra các quyết định về chính sách và hoạt động của mình cũng như quyền kiểm soát của chính sách đó. Mức độc lập về tài chính của công ty được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 4.3: Đánh giá khái quát mức độc lập tài chính của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Hệ số tự tài trợ 0,24 0,21 0,26 (0,03) (12,50) 0,05 23,81 Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn 0,91 0,78 0,97 (0,13) (14,29) 0,19 24,36 Hệ số tự tài trợ tài sản cố định 0,97 0,82 1,03 (0,15) (15,46) 0,21 25,61

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty TNHH Hùng Cá

 Về hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của DN. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của DN, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao.

Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy hệ số tự tài trợ có sự biến động nhẹ qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 hệ số tự tài trợ của công ty là 0,24 lần đến năm 2012 giảm xuống còn 0,21 lần giảm 0,03 lần tương đương giảm 12,50% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số tăng lên 0,26 lần tăng 0,05 lần tương đương tăng 23,81% so với năm 2012. Qua ba năm hệ số tự tài trợ tăng lên, tuy nhiên hệ số này chỉ ở mức 0,26 lần đồng nghĩa với việc nguồn vốn chủ sở hữu chiếm chỉ 26% trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của công ty. Chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty chỉ ở mức thấp.

47

 Về hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu.

Dựa vào bảng số liệu 4.3 ta thấy hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn có sự biến động nhẹ qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn của công ty là 0,91 lần đến năm 2012 giảm xuống còn 0,78 lần giảm 0,13 lần tương đương giảm 14,29% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số tăng lên 0,97 lần tăng 0,19 lần tương đương tăng 24,36% so với năm 2012. Qua ba năm hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn tăng lên, hệ số này ở mức 0,97 lần. Con số này gần bằng một tương đương với việc vốn chủ sở hữu của công ty có đủ và đảm bảo khả năng tài trợ tài sản dài hạn, công ty sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn.

 Về hệ số tự tài trợ tài sản cố định: Hệ số tự tài trợ tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng bộ phận tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng vốn chủ sở hữu.

Dựa vào bảng số liệu 4.3 ta thấy hệ số tự tài trợ tài sản cố định có sự biến động qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 hệ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty là 0,97 lần đến năm 2012 giảm xuống còn 0,82 lần giảm 0,15 lần tương đương giảm 15,46% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số tăng lên 1,03 lần tăng 0,21 lần tương đương tăng 25,61% so với năm 2012. Qua ba năm hệ số tự tài trợ tài sản cố định tăng lên, hệ số này ở mức 1,03 lần lớn hơn 1. Điều này cho thấy số vốn chủ sở hữu của công ty có đủ và thừa khả năng để trang trải tài sản cố định

 Ta có thể thấy qua ba năm từ năm 2011 – 2013 thì các hệ số về mức độ độc lập tài chính của công ty đều tăng lên, tuy hệ số tự tài trợ của công ty chỉ ở mức thấp nhưng các tỷ số về hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn và tỷ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty cho thấy rằng công ty có khả năng tự chủ về tài chính của mình, và cho thấy khả năng về mức độ độc lập tài chính của công ty ngày càng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ ít gặp khó khăn về tài chính trong thời gian tới.

 Đánh giá khả năng thanh toán của công ty.

Việc đánh giá này cũng đồng nghĩa với việc xem rằng công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không. Khả năng thanh toán của công ty được thể hiện thông qua bảng đánh giá sau:

48

Bảng 4.4: Đánh giá khát quát khả năng thanh toán của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 -2013 Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % HSKNTT tổng quát 1,369 1,387 1,473 0,018 1,315 0,086 6,200 HSKNTT nợ ngắn hạn 1,097 1,151 1,202 0,054 4,923 0,051 4,431 HSKNTT nhanh 0,393 0,340 0,550 (0,053) (13,486) 0,210 61,765 HSKN chuyển đổi thành tiền của TSNH 0,027 0,004 0,054 (0,023) (85,185) 0,050 1250,000 HSKNTT nợ dài hạn 4,245 3,094 3,911 (1,151) (27,114) 0,817 26,406

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty TNHH Hùng Cá

HSKNTT tổng quát: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

HSKNTT nợ ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

HSKNTT nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh

HSKN chuyển đổi thành tiền của TSNH: Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn

HSKHTT nợ dài hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của DN trong kỳ báo cao. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, DN có bảo đảm trang trải được các khoản nợ hay không.

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát có xu hướng tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty là 1,369 lần đến năm 2012 tăng lên 1,387 lần tăng 0,018 lần tương đương tăng 1,315% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số tăng lên 1,473 lần tăng 0,086 lần tương đương tăng 6,200% so với năm 2012. Ta thấy khả năng thanh toán tổng quát của công ty tăng đều qua ba năm, hệ số này ở mức 1,473 lần lớn hơn 1 điều này cho thấy với tổng số tài sản hiện có công ty có thừa khả năng thanh toán được các khoản nợ.

 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.

49

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,097 lần đến năm 2012 tăng lên 1,151 lần tăng 0,054 lần tương đương tăng 4,923% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số tăng lên 1,202 lần tăng 0,051 lần tương đương tăng 4,431% so với năm 2012. Ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng đều qua ba năm, hệ số này ở mức 1,202 lần lớn hơn 1 điều này cho thấy công ty có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh chỉ tiêu này cho biết: với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn, DN có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không.

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh có sự biến động qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,393 lần đến năm 2012 giảm xuống 0,340 lần giảm 0,053 lần tương đương giảm 13,486% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số tăng lên 0,550 lần tăng 0,210 lần tương đương tăng 61,765% so với năm 2012. Tuy năm 2013 khả năng thanh toán nhanh tăng cao nhưng cũng chỉ ở mức 0,550 lần nhỏ hơn 1, nên chưa thể để công ty có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn.

 Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn: Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn (còn gọi là Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có của DN. Do tài sản ngắn hạn được sử dụng để thanh toán nợ ngắn hạn nói chung nên khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn càng cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng lớn.

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn có sự biến động mạnh qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn của công ty là 0,027 lần đến năm 2012 giảm xuống 0,004 lần giảm 0,023 lần tương đương giảm 85,185% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số tăng lên 0,054 lần tăng 0,050 lần tương đương tăng 1250% so với năm 2012. Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn qua ba năm có sự biến động mạnh tăng lên nhiều so với năm 2012, tuy nhiên hệ số này chỉ ở mức là 0,054 lần nhỏ hơn 1, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn là rất thấp đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty rất thấp.

 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu cho biết với số tài sản dài hạn hiện có, DN có đủ khả năng

50

trang trải nợ dài hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng bảo đảm thanh toán nợ dài hạn càng lớn.

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn có sự biến động qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 4,245 lần đến năm 2012 giảm xuống 3,094 lần giảm 1,151 lần tương đương giảm 27,114% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số tăng lên 3,911 lần tăng 0,817 lần tương đương tăng 26,406% so với năm 2012. Qua ba năm ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty giảm hơn so với năm 2011, tuy nhiên hệ số này cũng ở mức khá cao 3,911 lần cho thấy công ty có thừa khả năng để thanh toán nợ dài hạn.

 Ta có thể thấy qua ba năm thì các hệ số về khả năng thanh toán của công ty có sự biến động, nhưng đa số đều tăng lên, cho thấy khả năng thanh toán của công ty khá tốt. Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ có thể thanh toán được các khoản nợ trong thời gian tới.

4.2.1.3 Nguồn lực nhân lực

 Cách thức tổ chức: Công ty TNHH Hùng Cá có đội ngũ nhân sự giỏi và giàu kinh nghiệm do đã gắn bó với công ty lâu dài. Với hơn 4.000 công nhân trẻ và lành nghề làm việc dưới sự quản lý trực tiếp của nhiều chuyên gia đầy tâm huyết Hùng Cá gửi vào mỗi sản phẩm thông điệp tốt nhất về chất lượng, ngày một hoàn thiện và phát triển mang đến cho khách hàng những sản phẩm cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công ty TNHH Hùng Cá được xem là một đơn vị đoàn kết nhất trí trong hành động.

 Khả năng lãnh đạo: Ban giám đốc là những người dày dặn kinh nghiệm và đầy quyết đoán, luôn nắm bắt đúng thời cơ và đề ra các chiến lược phù hợp, đó chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên thành công và uy tín của công ty như hiện nay.

 Ông Trần Văn Hùng chủ tịch Hội đồng thành viên. Với bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề nuôi cá tra ông đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như: “Điển hình sáng tạo Việt Nam” do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng về việc nghiên cứu thành công việc chuyển đổi mô hình nuôi cá tra trong bè thả sông sang nuôi trong ao, bãi bồi ven sông; “Top 100 Doanh nhân tiêu biểu 2008” với thành tích cao trong việc quản lý và điều hành công ty TNHH Hùng Cá kinh doanh đạt kết quả cao trong năm 2008; “Doanh nhân tiêu biểu ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia” về việc quản lý và điều hành Công ty TNHH Hùng Cá kinh doanh đạt kết quả cao trong năm 2008.

 Ông Trần Văn Hậu là Giám đốc điều hành. Là người có trình độ và nhiều năm kinh nghiệm trong việc lãnh đạo và điều hành hoạt động của công

51

ty, ông đã nhận được nhiều giải thưởng vinh dự như: “Cúp vàng lãnh đạo xuất sắc năm 2009”, “Top 14 Giải thưởng Sao Đỏ 2011”, Năm 2012 nhận được bằng khen của ủy ban nhân dân tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác tổ chức hoạt động và phát triển hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng tháp nhiệm kỳ 2009 – 2012.

 Trưởng phòng nhân sự: là người có trình độ và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự, do vậy việc phân bổ và sắp xếp công việc khá hợp lý, đảm bảo cho mọi người cùng hoạt động và cùng phấn đấu vì

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng cá (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)