Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng cá (Trang 25)

Mục tiêu 1: Sử dụng các phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để phân tích qua đó có thể thấy được sự biến động về giá trị, sản lượng và cơ cấu mặt hàng cá tại các thị trường xuất khẩu của công ty.

 Phương pháp so sánh: là phương pháp phổ biến trên việc phân tích dữ liệu. Nội dung của phương pháp này là nhìn nhận từng chỉ tiêu cả về tuyệt đối và tương đối, theo diễn biến về thời gian (kỳ này so với kỳ trước) hay về không gian (khu vực này so với khu vực khác). Phương pháp này chủ yếu xem xét tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.

 Số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, là một chỉ tiêu phản ánh qui mô, khối lượng của sự kiện.

(2.3)

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

Y: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Y = Y1 – Y0

14

Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế để xem xét có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

 Số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Y = Y1 – Y0 x 100% Y0 (2.4) Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

Y: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rỏ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Mục tiêu 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh cốt lõi của công ty. Sử dụng ma trận SWOT để phân tích các nguồn lực nhằm thấy các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Đồng thời đánh giá NLCT của công ty dựa vào các chỉ tiêu đánh giá NLCT của DN.

Các hệ số dùng trong phân tích đánh giá nguồn lực tài chính của DN:

 Hệ số đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Mức độ độc lập, tự chủ về tài chính của DN phản ánh quyền của DN trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của DN cũng như quyền kiểm soát của chính sách đó.

 Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu

15

Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của DN. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của DN, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao.

 Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn Hệ số tự tài trợ

tài sản dài hạn =

Vốn chủ sở hữu

Tài sản dài hạn (2.6)

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu.

 Hệ số tự tài trợ tài sản cố định Hệ số tự tài trợ

tài sản cố định =

Vốn chủ sở hữu

Tài sản cố định đã và đang đầu tư (2.7) Hệ số tự tài trợ tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng bộ

phận tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng vốn chủ sở hữu.  Hệ số đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Tình hình hay tình trạng tài chính của DN thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Một DN nếu có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh chứng tỏ hoạt động của DN có hiệu quả, DN không những có đủ mà còn có thừa khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu DN ở trong tình trạng tài chính xấu, chứng tỏ hoat động kinh doanh kém hiệu quả, DN không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, uy tín của DN thấp.

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán toán tổng quát = Tổng số tài sản

Tổng số nợ phải trả (2.8)

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của DN trong kỳ báo cao. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, DN có bảo đảm trang trải được các khoản nợ hay không.

 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

16

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh.

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Tổng số nợ ngắn hạn (2.10)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh chỉ tiêu này cho biết: với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), DN có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không.

 Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng chuyển đổi

thành tiền của tài sản ngắn hạn =

Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng số tài sản ngắn hạn (2.11) Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn(còn gọi là Hệ

số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có của DN. Do tài sản ngắn hạn được sử dụng để thanh toán nợ ngắn hạn nói chung nên khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn càng cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng lớn.

 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tài sản dài hạn

Nợ dài hạn (2.12)

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu cho biết với số tài sản dài hạn hiện có, DN có đủ khả năng trang trải nợ dài hạn hay không? Trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng bảo đảm thanh toán nợ dài hạn càng lớn. (Nguyễn Văn Công, 2010, trang 100-109).

Ma trận SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Trong đó, Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài.

17 SWOT

Cơ hội (O)

Liệt kê các cơ hội 1.

2. …

Đe dọa (T)

Liệt kê các đe dọa 1.

2. … Điểm mạnh (S)

Liệt kê các điểm mạnh 1. 2. … Các chiến lược SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng các cơ hội Các chiến lược ST Sử dụng những điểm mạnh để tránh các mối đe dọa Điểm yếu (W) Liệt kê các điểm yếu 1.

2. …

Các chiến lược WO

Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội

Các chiến lược WT Tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh các mối đe dọa

Hình 2.1: Sơ đồ Ma trận SWOT

Ma trận SWOT là một công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và phát triển bốn loại chiến lược: chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT). Việc kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và các yếu tố bên ngoài là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi phải được thực hiện một cách khách quan và phải có một sự phán đoán tốt.

Mục đích của phân tích SWOT là đề ra các chiến lược có tính khả thi để có thể lựa chọn, chưa quyết định chiến lược nào là chiến lược tốt nhất. Ma trận SWOT đề ra các chiến lược:

 Chiến lược SO: sử dụng những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội hay thời cơ bên ngoài.

 Chiến lược WO: cải thiện những điểm yếu bên trong doanh nghiệp bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

18

 Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm bớt các mối đe dọa bên ngoài.

 Chiến lược WT: là các chiến lược dựa trên khả năng hạn chế các điểm yếu bên trong doanh nghiệp và tránh khỏi những mối đe dọa của môi trường bên ngoài.

Mô tả sơ đồ một ma trận SWOT gồm có 9 ô. Trong đó 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S, W, O, T); 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO, WT) và một ô trống. Các bước lập ma trận SWOT:

1. Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp. 2. Liệt kê các cơ hội, đe dọa bên ngoài doanh nghiệp.

3. Kết hợp những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp và những cơ hội bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiến lược vào ô SO.

4. Kết hợp những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và những cơ hội bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiến lược vào ô WO.

5. Kết hợp những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp và những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiến lược vào ô ST.

6. Kết hợp những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiến lược vào ô WT. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang 44-45).

Mục tiêu 3: Phân tích tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh trạnh, từ đó đề ra những giải pháp nhằm ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của công ty.

19

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

 Năm 1979 Khởi đầu. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi trồng cá tra, cá basa tại vùng ĐBSCL. Ông Trần Văn Hùng – sáng lập viên Công ty Hùng Cá đã tiến hành khai thác diện tích lớn kênh rạch ở vùng Hồng Ngự - Đồng Tháp, khởi đầu cho việc nuôi trồng và khai thác quy mô lớn.

 Năm 1989 Mở rộng quy mô. Mở rộng quy mô vùng nuôi, tập trung phần lớn ở xã Thượng Lai, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Sản lượng cá thu hoạch khoảng 70 tấn/năm, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa.

 Năm 1992 Đầu tư. Chuyển hướng đầu tư sang nuôi cá bè, bao gồm 9 chiếc bè cỡ lớn, cung cấp 100 – 300 tấn cá nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

 Năm 1996 Phát triển quy mô. Mở rộng diện tích hồ cá, bè cá, từng bước thực hiện quá trình chuyên nghiệp hóa nuôi trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.

 Năm 2003 Bước ngoặt. Nhân lúc tỉnh Đồng Tháp chủ trương phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng bãi bồi, Hùng Cá mạnh dạn đầu tư nạo vét 34 ha đất cồn thuộc xã Tân Thanh và Tân Bình, huyện Thanh Bình để tiếp tục mở rộng vùng nuôi.

Bên cạnh việc mở rộng vùng nuôi, Hùng Cá còn tập trung vào việc cải thiện nguồn nước, kết hợp với việc nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp được chế biến từ tấm, cám, cá biển. Nhờ đó mà chất lượng cá được nâng cao đáng kể, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá thành cao, và chi phí nuôi trồng giảm.

Thành công trong việc nuôi trồng và cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao, Hùng Cá dần dần xây dựng được uy tín trong ngành và tiến tới mở rộng thị trường phân phối và đặc biệt là xuất khẩu.

 Năm 2006 Chính thức thành lập Công ty TNHH Hùng Cá

 Tháng 4/2006: Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại tỉnh Đồng Tháp, với công suất 45.000 tấn cá nguyên liệu/năm, đánh dấu việc hoàn chỉnh quy trình khép kín Hùng Cá trở thành nhà xuất khẩu duy nhất sở hữu một quy trình sản xuất khép kín giúp kiểm soát được nguồn nguyên liệu và linh động trong việc cung cấp hàng xuất khẩu.

 Ngày 06/02/2006: Công ty TNHH Hùng Cá chính thức được thành lập với quy mô 250 ha vùng nuôi trải dài trên 80 ao nuôi tại Hồng Ngự, Tam

20

Nông và Thanh Bình và một nhà máy chế biến sản xuất, cung cấp sản lượng trên 50.000 tấn nguyên liệu/năm.

 Ngày 26/12/2006: Chi nhánh Công ty TNHH Hùng Cá được thành lập tại Tp. Hồ Chí Minh. Từ đây, việc xuất khẩu cá được đẩy mạnh. Sản phẩm của Hùng Cá, chủ yếu là mặt hàng cá Tra/Basa phi lê đã có mặt trên thị trường quốc tế, chủ yếu ở các thị trường Châu Âu, Trung Đông, Nga, Châu Á, Nam Mỹ,…

 Năm 2007 Điển hình sáng tạo. Ông Trần Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hùng Cá được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao giấy chứng nhận “Điển hình sáng tạo Việt Nam” cho công trình nghiên cứu và thực hiện hệ thống nuôi cá sạch trong ao.

 Năm 2008 Kết quả đạt được.

 Hùng cá được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Châu Âu với mã số DL 126.

 Hùng Cá lien tiếp nhận các chứng nhận chất lượng, bao gồm: chứng chỉ ISO 22000:2005, chứng chỉ BRC, HACCP, IFS.

 Năm 2010 Hoàn thiện và phát triển.

 Tháng 6/2010: Hùng Cá là một trong 6 doanh nghiệp đầu tiên đạt chứng nhận Global Gap, giúp Hùng Cá tự tin thâm nhập các thị trường khó tính ở Châu Âu, đồng thời khẳng định uy tín thương hiệu Hùng Cá trên thị trường quốc tế.

 Tháng 8/2010: Hoàn tất xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản thứ hai – Vạn Ý với công suất 80.000 tấn/năm, nâng tổng sản lượng của Hùng Cá lên 120.000 tấn/năm.

 Năm 2011 – đến nay: Ổn định và duy trì sự phát triển liên tiếp nằm trong Top VNR 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

3.1.2 Giới thiệu chung về công ty

 Công ty TNHH Hùng Cá được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 1400528082 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 06/02/2006 đăng ký lại lần ba ngày 28 tháng 06 năm 2010.

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ  Tên giao dịch: HUNGCA CO.

 Lo go:

21

Địa chỉ: Khu công nghiệp Thanh Bình, Đường quốc lộ 30, Huyện

Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

 Tel: (+84) 67 354 1359 ; (+84) 67 354 1379  Fax: (+84) 67 354 1345

 Website: www.hungca.com  Email: info@hungca.com

 Chi nhánh Hồ CHí Minh: 20 khu A Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

 Tel: (+84) 86 264 6888  Fax: (+84) 86 264 6999

 Tầm nhìn:

Phấn đấu giữ vững vị thế là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam với phương châm “Chất lượng tốt – Sản phẩm sạch”

 Sứ mệnh:

Bảo đảm hài hòa các lợi ích của công ty, của khách hàng, của các cổ đông, của người lao động và luôn quan tâm đến cộng đồng.

 Giá trị cốt lõi:

Nhiệt huyết, Cầu tiến, Năng động, Trách nhiệm, Đồng đội, Khách hàng  Thái độ với khách hàng:

 Chuyên nghiệp: cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất từ khâu đặt hàng đến lúc xuất hàng, giải quyết triệt để các phát sinh trong quá trình mua bán, hỗ trợ và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách

 Tận tình: luôn trong tư thế sẵn sàng, phản hồi nhanh chóng và kịp thời thông điệp từ khách hàng

 Trung thực: làm việc theo triết lý và đạo đức kinh doanh, không có các hành vi gian lận thương mại, lừa bịp khách hàng

 Thái độ với công việc:

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng cá (Trang 25)