Khái quát chung về đặc điểm các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng cá (Trang 51)

sản chủ lực của công ty từ năm 2011 – 2013

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương.

 Châu Âu là thị trường xuất khẩu chủ yếu ở các nước trong khối Liên minh Châu Âu (EU). EU với 28 thành viên có tổng diện tích khoảng 4,32 triệu km2, dân số hơn 500 triệu người (Wikipedia tiếng Việt– Bách khoa toàn thư mở). Bình quân thu nhập tính theo đầu người của các quốc gia EU khá cao so với thế giới, tiêu biểu như: Luxembourg là 37.997 USD/năm, Anh là 33.513 USD/năm, Hà Lan là 29.269 USD/năm,.. các nước này đều đứng trong Top 10 các quốc gia có GDP cao nhất thế giới (Thanh Tùng - Dân trí, 2013). Người dân EU rất thích dùng sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khỏe do tín ưu việt của sản phẩm này là ngon, bổ dưỡng. Hàng năm nhu cầu sản phẩm thủy sản của EU đạt mức 26,3 kg/người. Muốn nhập khẩu được vào thị trường EU thì phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỷ thuật chính là qui chế nhập khẩu chung được cụ thể hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động (Phạm Thị Thanh Bình, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới). Đây là thị trường chủ lực của công ty từ những năm đầu thành lập đến nay, Châu Âu vẫn tiếp tục là thị trường truyền thống của công ty và là thị trường có sức tiêu thụ mạnh nhất so với các thị trường khác trên thế giới.

 Châu Mỹ thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Mỹ. Theo Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), thì thị trường Mỹ luôn là thị trường hấp dẫn và là mục tiêu của nhiều nước trong các châu lục khác. Trong số các thị trường tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam thì Mỹ là thị trường khá rộng lớn và giàu tiềm năng. Nước Mỹ với hơn 316 triệu dân, theo FICA – tiêu chuẩn đánh giá của IMF thì Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với quy mô nề kinh tế năm 2013 ước tính đạt 16,7 nghìn tỷ USD và có thu nhập bình quân đầu người là 42.050 USD/năm. Vì thế mà đời sống vật chất của người dân Mỹ ở mức cao, nhu cầu về sử dụng các loại thực phẩm là rất lớn cả về số lượng và chất lượng, trong đó đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thủy sản. Sức mua của người dân Mỹ lớn, giá cả ổn định, mặt hàng chất lượng càng cao, càng đắt giá thì lại càng dễ tiêu thụ. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng là một trong những thị trường khắt khe, một sản phẩm thủy sản phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, độ an

40

toàn thực phẩm và hàm lượng chất dinh dưỡng thì mới có đủ khả năng xuất hiện và cạnh tranh trên thị trường Mỹ, hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) theo các tiêu chuẩn HACCP. Mỹ là thị trường đứng thứ hai trong các thị trường xuất khẩu của công ty, bên cạnh đó công ty đang mở rộng thêm thị trường mới nhiều tiềm năng ở khu vực Nam Mỹ.

 Châu Phi thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng, là châu lục đứng thứ ba thế giới về dân số, với hơn 1,1 tỷ người sống ở 55 quốc gia trên diện tích hơn 30 triệu km2. Trong hai năm gần đây, các nước Châu Phi đứng đầu thế giới về tốc độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhiều nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới đã xếp khu vực này vào danh sách ưu tiên cho những năm tới. Trong bối cảnh dân số tăng nhanh chóng, ngoài những nguồn dinh dưỡng truyền thống, nhu cầu cung cấp dinh dưỡng từ thủy sản cũng tăng theo, biến Châu Phi trở thành thị trường tiêu thụ ngày càng mạnh các mặt hàng thủy sản. Tiêu thụ thủy sản trung bình của người dân Châu Phi hiện là 9,1 kg/năm và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Phần lớn dân Châu Phi có mức thu nhập trung bình và thấp, nên họ rất nhạy cảm với giá cả và có xu hướng tìm đến những sản phẩm chất lượng vừa phải, dễ sử dụng, giá cả bình dân. Thêm vào đó, Châu Phi tập trung nhiều nước nghèo, nhận thức của người dân chưa cao và có sự chênh lệch lớn giữa các nước, do đó yêu cầu về về mẫu mã, chất lượng sản phẩm và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản nhập khẩu nói chung không quá khắt khe (Nguyễn Thị Hồng Hà, Tạp chí thương mại thủy sản, 2013). Châu Phi tiếp tục là thị trường tiềm năng mang lại giá trị xuất khẩu cao trong các năm tới của công ty.

 Trung Đông là vùng đất giao thoa giữa ba Châu lục Á – Âu – Phi, là cầu nối để vận chuyển hàng hóa thâm nhập vào các khu vực thị trường lân cận. Trung Đông được xem là một cơ hội đột phá mới của thủy sản Việt Nam, thị trường Trung Đông được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng với sản lượng tiêu thụ lớn trong tương lai. Gần đây, người tiêu dùng Trung Đông đang quan tâm đến các sản phẩm nhập khẩu như: cá hồi, tôm hùm, cá tra - basa đông lạnh, cá ngừ đóng hộp,.. từ Châu Âu và Châu Á, trong đó có Việt Nam (Sao Mai, Thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản, 2012). Mặt hàng cá tra, basa phi lê đã dần trở nên phổ biến trong thị trường này với nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao, đây sẽ là thị trường mà công ty hướng tới nhằm mở rộng thêm thị trường mới.

41

 Châu Á Thái Bình Dương là một khu vực nằm gần hoặc nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Đông Nam Á, Australasia và Châu Đại Dương và những quốc gia vùng Nam Á, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ (Wikipedia tiếng Việt– Bách khoa toàn thư mở). Trong các nước thì thị trường chủ yếu chiếm xuất khẩu của công ty TNHH Hùng Cá là Nga, Hùng Cá là một trong 10 doanh nghiệp được phép xuất khẩu đi thị trường Nga với tổng doanh số bán hàng là 17,94% (năm 2009), đứng thứ hai sau Châu Âu. Trong khi Châu Âu là thị trường chuyên tiêu thụ mặt hàng cá size nhỏ, thì Nga là một thị trường dễ tính với nhu cầu tiêu thụ cá size lớn, quy cách đơn giản giúp cân đối cơ cấu bán hàng, mang đến lợi nhuận cố định hàng năm cho công ty.

42

Sau đây là kim ngạch xuất khẩu cá tra sang các thị trường chủ lực của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 - 2013 Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường của Công ty TNHH Hùng Cá qua ba năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Châu Lục

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch về kim ngạch 2012/2011 Chênh lệch về kim ngạch 2013/2012 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Giá trị % Giá trị % Châu Âu 672.293 66,05 564.127 65,48 677.230 60,67 (108.166) (16) 113.104 20 Châu Mỹ 208.151 20,45 157.831 18,32 285.426 25,57 (50.320) (24) 127.594 81 Châu Phi 36.439 3,58 26.535 3,08 37.841 3,39 (9.904) (27) 11.306 43 Trung Đông 45.803 4,50 28.603 3,32 38.957 3,49 (17.201) (38) 10.355 36 Châu Á Thái Bình Dương 55.168 5,42 84.429 9,80 76.798 6,88 29.262 53 (7.631) (9) Tổng 1.017.854 100 861.525 100 1.116.252 100 x x x x

43

Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 - 2013

Hình 3.7: Biểu đồ Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng Cá năm từ năm 2011 - 2013

Qua bảng số liệu 4.2 và biểu đồ 4.2 ta thấy: từ năm 2011 – 2013 tình hình xuất khẩu của công ty sang các thị trường chủ yếu vẫn là thị trường Châu Âu và Châu Mỹ. Nhưng mỗi năm từng thị trường có những biến động tăng, giảm về kim ngạch xuất khẩu qua các năm. Cụ thể sự biến động về kim ngạch xuất khẩu từng năm như sau:

 Năm 2011: Thị trường Châu Âu dẫn đầu về nhập khẩu cá tra của công ty chiếm 66,05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt kim ngạch là 672.293 triệu đồng. Đứng thứ hai là thị trường Châu Mỹ chiếm 20,45% đạt kim ngạch là 208.151 triệu đồng. Đứng thứ ba là thị trường Châu Á Thái Bình Dương chiếm 5,42% đạt kim ngạch là 55.168 triệu đồng. Tiếp theo là thị trường Trung Đông chiếm 4,50% đạt kim ngạch là 45.803 triệu đồng. Cuối cùng là thị trường Châu Phi chiếm 3,58% đạt kim ngạch là 36.439 triệu đồng. Ta thấy tình hình xuất khẩu của công ty năm 2011 chủ yếu tập trung ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, hai thị trường này chiếm hơn 80% về tỷ trọng xuất khẩu, vì đây là hai thi trường xuất khẩu truyền thống của công ty, còn các thị trường còn lại chiếm không tới 20% về tỷ trọng xuất khẩu. Đều này cũng cho thấy

44

rằng công ty sẽ bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nếu như có sự biến động từ hai thị trường này.

 Năm 2012: Thị trường Châu Âu và Châu Mỹ vẫn tiếp tục đứng đầu về nhập khẩu cá tra của công ty, nhưng giảm hơn so với năm 2011, cụ thể năm 2012 thị trường Châu Âu chiếm 65,48% tỷ trọng giảm hơn so với năm 2011 (chiếm 66,05%), với kim ngạch xuất khẩu là 564.127 triệu đồng, giảm 16% về kim ngạch xuất khẩu hơn so với năm 2011 tương đương giảm 108.166 triệu đồng. Thị trường Châu Mỹ chiếm 18,32% tỷ trọng với kim ngạch nhập khẩu là 157.831 triệu đồng, giảm 24% về kim ngạch xuất khẩu so với năm 2011 tương đương giảm 50.320 triệu đồng. Nguyên nhân giảm ở hai thị trường này là do nền kinh tế Châu Âu gặp khó khăn, khủng hoảng về tài chính nên nhu cầu của người dân giảm vì vậy đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty hơn so với năm 2011.

Các thị trường còn lại của công ty có xu hướng tăng, cụ thể năm 2012 như sau: Châu Á Thái Bình Dương năm 2011 chiếm 5,42% đến năm 2012 tăng lên chiếm 9,80% trong tỷ trọng nhập khẩu của công ty, tương đương tăng về kim ngạch xuất khẩu là 29.262 triệu đồng tăng tương đương 53,00% so với năm 2011. Hai thị trường Trung Đông và Châu Phi cũng tăng lên nhưng tăng nhẹ. Việc tăng này là do nhu cầu và thị hiếu sử dụng mặt hàng thủy sản của người dân ở các nước này tăng lên.

Ta thấy, trong năm 2012 thì vị trí thứ hạng của các thị trường nhập khẩu vẫn giữ nguyên tuy có biến động, nhưng biến động không mạnh chưa làm thay đổi vị trí thứ hạng của các thị trường.

 Năm 2013: Tình hình xuất khẩu sang các thị trường về thứ hạng vẫn giữ nguyên Châu Âu và Châu Mỹ vẫn là thị trường đứng đầu trong nhập khẩu cá tra của công ty.

Thị trường Châu Âu tiếp tục giảm về tỷ trọng nhập khẩu, cụ thể năm 2013 tỷ trọng nhập khẩu của thị trường này là 60,67% giảm hơn so với năm 2012 (chiếm 65,48%), với kim ngạch xuất khẩu là 677.230 triệu đồng. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 20% so với năm 2012 tương đương tăng 113.104 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tỷ trọng giảm mà kim ngạch xuất khẩu lại tăng là do sản lượng xuất khẩu của năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012.

Thị trường Châu Mỹ có xu hướng tăng trở lại, cụ thể là tỷ trọng nhập khẩu năm 2013 của thị trường này chiếm 25,57% tăng hơn so với năm 2012 (chiếm 18,32%), với kim ngạch xuất khẩu là 285.426 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu tăng 81,00% so với năm 2012 tương đương tăng 127.594 triệu đồng.

45

Nguyên nhân của việc kim ngạch xuất khẩu tăng cao là nhờ vào sản lượng xuất khẩu của năm 2013 tăng mạnh hơn so với năm 2012.

Các thị trường còn lại, thị trường Châu Á Thái Bình Dương tỷ trọng nhập khẩu giảm, cụ thể năm 2013 tỷ trọng nhập khẩu của thị trường này là 6,88% giảm hơn so với năm 2012 (chiếm 9,80%), với kim ngạch xuất khẩu là 76.798 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu tăng 9,00% so với năm 2012 tương đương tăng 7.631 triệu đồng. Hai thị trường Trung Đông và Châu Phi cũng tăng lên nhưng chỉ tăng nhẹ. Việc tăng này là do nhu cầu và thị hiếu sử dụng mặt hàng thủy sản của người dân ở các nước này tăng lên làm tăng hợp đồng xuất khẩu của công ty và các thị trường này được đánh giá là thị trường tiềm năng của công ty trong tương lai.

 Nhìn chung thì tình hình xuất khẩu cá tra từ năm 2011 – 2013 của công ty vào các thị trường có biến động nhưng chỉ là biến động nhẹ về tỷ trọng, chưa làm thay đổi được vị trí thứ hạng giữa các thị trường. Thị trường Châu Âu và Châu Mỹ vẫn là thị trường chủ yếu của công ty.

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng cá (Trang 51)