Cặn dịch chiết CH2Cl2 (GMED) và các phân đoạn nhỏ tương ứng GMEDF1GMEDF9 của vỏ cây Giác đế đài to được thử hoạt tính gây độc tế bào sơ bộ đối với các dòng tế bào ung thư biểu mô KB, tế bào phổi nguyên bào sợi của người MRC-5 tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên-Cộng hòa Pháp. Kết quả được trình bày trong Bảng 4.8.
Bảng 4.8. Hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết CH2Cl2 vỏ cây Giác đế đài to
TT Kí hiệu mẫu % Ức chế tương ứng ở nồng độ thử KB MRC-5 10 µg/mL 1 1 µg/mL 1 10 µg/mL 1 1 µg/mL 1 1 GMED 21 1 27 6 2 GMEDF1 2 8 5 0
3 GMEDF2 7 3 4 2 4 GMEDF3 36 10 36 4 5 GMEDF4 42 6 49 9 6 GMEDF5 26 18 37 7 7 GMEDF6 8 6 4 2 8 GMEDF7 2 2 1 0 9 GMEDF8 4 0 11 2 10 GMEDF9 5 6 3 1
Kết quả trên cho thấy dịch chiết CH2Cl2 vỏ cây Giác đế đài to và 9 phân đoạn nhỏ không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào hoặc có hoạt tính gây độc tế bào rất yếu đối với dòng tế bào ung thư biểu mô KB, tế bào phổi nguyên bào sợi của người MRC-5 ở nồng độ thử.
Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào cặn dịch chiết MeOH vỏ cây Giác đế đài to (GMEM) và các phân đoạn nhỏ GMEMF1-GMEMF10; cặn dịch chiết CH2Cl2
(GMFrD) và các phân đoạn nhỏ tương ứng GMFrDF1- GMFrDF9; cặn dịch chiết MeOH (GMFrM) và các phân đoạn nhỏ GMFrMF1-GMFrMF7 của quả cây Giác đế đài to đối với dòng tế bào KB được trình bày trong Bảng 4.9.
Bảng 4.9. Hoạt tính gây độc tế bào KB của dịch chiết MeOH phần vỏ và dịch chiết CH2Cl2 phần quả cây Giác đế đài to
TT Kí hiệu mẫu % Ức chế ở nồng độ 10 µg/mL 1 TT Kí hiệu mẫu % Ức chế ở nồng độ 10 µg/mL 1 1 GMEM 2 12 GMFrD 96 2 GMEMF1 0 13 GMFrDF1 0 3 GMEMF2 92 14 GMFrDF2 74 4 GMEMF3 100 15 GMFrDF3 9 5 GMEMF4 100 16 GMFrDF4 89 6 GMEMF5 100 17 GMFrDF5 100 7 GMEMF6 94 18 GMFrDF6 100 8 GMEMF7 0 19 GMFrDF7 54
9 GMEMF8 0 20 GMFrDF8 97
10 GMEMF9 16 21 GMFrDF9 54
11 GMEMF10 59
Kết quả cho thấy các phân đoạn nhỏ GMEMF2-F6 của cặn dịch chiết MeOH vỏ cây Giác đế đài to; dịch chiết CH2Cl2 quả cây Giác đế đài to GMFrD và các phân đoạn nhỏ tương ứng GMFrDF2, F4-F6, F-8 thể hiện hoạt tính rất mạnh ức chế dòng tế bào KB ở nồng độ thử 10 µg/mL 1.
Một số hợp chất được phân lập từ vỏ và quả cây Giác đế đài to, từ quả và lá cây Giác đế cuống dài được thử hoạt tính gây độc tế bào đối với các dòng tế bào ung thư KB, HepG2 (ung thư gan), Lu-1 (ung thư phổi), MCF7 (ung thư vú) tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên-Cộng hòa Pháp (Bảng 4.10.).
Bảng 4.10. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất từ cây Giác đế đài to và Giác đế cuống dài
STT Ký hiệu chất Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của tế bào ung thư IC50 (µg/mL) KB HepG2 Lu-1 MCF7 1. GM1 (**) 5,70 7,85 9,25 24,14 2. GM2 >40 >40 >40 >40 3. GM3 >40 >40 >40 >40 4. GM4 >40 >40 >40 >40 5. GM5 4,18 8,62 8,04 13,31 6. GM6 >40 >40 >40 >40 7. GM7 5,23 - - - 8. GM8 >40 >40 >40 >40 9. GM10 >40 >40 >40 >40 10. GM11 >40 >40 >40 >40
11. GM12 >40 >40 >40 >40 12. GM13 3,60 6,54 7,27 16,55 13. GM14 (*) 3,50 - - - 14. GM15(*) >9 - - - 15. GM16(*) >9 - - - 16. GM17(*) >9 - - - 17. GG1 4,70 - - -
STT Ký hiệu chất Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của tế bào ung thư IC50 (µg/mL) KB HepG2 Lu-1 MCF7 18. GG2 4,40 - - - 19. GG3 110,54 - - - 20. GG13(*) nd - - - 21. GG14(*) 18,5 - - - Ellipticin 0,62-1,25
(*) Thử nghiệm tại Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên – Cộng hòa Pháp; (-) Không thử nghiệm nd: Không xác định
(**)% Ức chế tế bào MRC-5 58%, 12% ở nồng độ 10; 1 µg/mLtương ứng.
Kết quả trên cho thấy hợp chất styryl-lactone Altholactone (GM1) có hoạt tính trung bình đối với các dòng tế bào ung thư KB, HepG2, Lu-1 và thể hiện hoạt tính yếu đối với dòng tế bào MCF7. Altholactone (GM1) còn thể hiện hoạt tính đối với dòng tế bào phổi nguyên bào sợi của người MRC-5 với giá trị % ức chế là 58%, 12% ở nồng độ 10; 1 µg/mL tương ứng; Goniothalamin (GM5) có hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB nhưng thể hiện hoạt tính trung bình đối với các dòng tế bào HepG2, Lu-1 và MCF7.
Hợp chất styryl-lactone 7-Acetylaltholactone (GM13) có hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB (IC50 = 3,60 µg/mL), thể hiện hoạt tính trung bình đối với dòng tế bào HepG2, Lu-1 và có hoạt tính yếu đối với dòng tế bào MCF7. Từ bảng kết quả trên cho thấy GM13 là dẫn xuất acetyl tương ứng của altholactone (GM1) có hoạt tính mạnh hơn altholactone đối với cả 4 dòng tế bào thử nghiệm. Điều này chứng tỏ việc đưa thêm nhóm acetyl vào phân tử altholactone đã làm tăng hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất này. Tuy nhiên hợp chất styryl-lactone mới 8Hydroxygoniofupyrone A(GM11) và hợp chất styryl-lactone lần đầu phân lập trong tự nhiên 4-Deoxycardiobutanolide(GM12) lại không thể hiện hoạt tính đối với 4 dòng tế bào thử nghiệm.
Trong số 4 hợp chất acetogenin chỉ có hợp chất Annonacin(GM14) thể hiện hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB (IC50 = 3,50 µg/mL).
Altholactone(GM1) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào được phân lập từ phân đoạn nhỏ F5 (GMEDF5) của dịch chiết CH2Cl2 vỏ cây Giác đế đài to phù hợp với kết quả phân đoạn F5 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trội hơn hẳn các phân đoạn nhỏ khác. Goniothalamin(GM5) thể hiện hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB cũng được phân lập từ phân đoạn nhỏ có hoạt tính F3 (GMEMF3) từ dịch chiết MeOH vỏ cây Giác đế đài to.
Tương tự các hợp chất 7-Acetylaltholactone (GM13) và Annonacin(GM14) có hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB cũng được phân lập từ các phân đoạn nhỏ F4, F8 có hoạt tính của dịch chiết CH2Cl2 quả cây Giác đế đài to.
Ba hợp chất linear-acetogenin Saccopetrin A (GG1), Gracilipin A (GG2), Methylsaccopetrin A(GG3) cũng được thử hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào KB; kết quả cho thấy 2 Saccopetrin A (GG1), Gracilipin A (GG2) thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của dòng tế bào KB khá tốt với giá trị IC50 = 4,70; 4,40 g/mL tương ứng, trong khi methylsaccopetrin A (GG3) với nhóm OH đã bị methyl hóa thể hiện hoạt tính rất yếu đối với dòng tế bào KB (IC50 = 110,55 g/mL). Như vậy, có thể thấy việc methyl hóa nhóm OH methylsaccopetrin A đã làm giảm đáng kể hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất này.
Hợp chất sesquiterpene -Cadinol (GM7) có hoạt tính trung bình đối với dòng tế bào KB với giá trị IC50 = 5,23 g/mL; trong khi đó epimer (+)-T-Cadinol (GM6) chỉ khác cấu hình ở C-10 lại không thể hiện hoạt tính đối với cả 4 dòng tế bào thử nghiệm.
Trong số các hợp chất benzopyran-sesquiterpene mới được phân lập, chỉ có hợp chất Gracilipin C (GG14) thể hiện hoạt tính yếu đối với dòng tế bào KB với giá trị IC50