Năm 1998, tác giả S.G. Cao và cộng sự đã phân lập từ vỏ cây G. borneensis của Malaysia hai hợp chất aristolactam alkaloid là goniothalactam (80) và aristolactam-AIII (81). Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào cho thấy aristolactamAIII (81) có hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào ung thư máu của chuột P388, dòng tế bào gây sinh quá nhiều lympho bào của người MOLT4 với giá trị ED50 lần lượt là 5,2; 4,3 g/mL; trong khi đó dẫn xuất 3-methyl của hợp chất này là goniothalactam (80) lại có hoạt tính rất yếu đối với các dòng tế bào trên [61].
Năm 1999, nhóm tác giả N. Soonthornchareonnon và cộng sự đã phân lập từ vỏ cây G. marcanii 6 hợp chất 1-azaanthraquinone là marcanine A (82), dielsiquinone (83), marcanine B (84), marcanine C (85), marcanine D (86), marcanine E (87) và 1 hợp chất aminonaphthoquinone là 5-hydroxy-3-amino-2aceto-1,4-naphthoquinone (88) [62].
Các hợp chất 82 86 và 88 đã được thử hoạt tính gây độc tế bào cho thấy marcanine A (82), dielsiquinone (83), marcanine B (84), marcanine C (85), marcanine D (86) thể hiện hoạt tính mạnh đối với cả 5 dòng tế bào ung thư ở người gồm tế bào ung thư phổi A-549, ung thư đại tràng HT-29, ung thư vú MCF7, u sắc tố RPMI, ung thư não U251 với giá trị ED50 0,04-2,12 M. Hợp chất 3aminonaphthoquinone (88) có hoạt tính yếu hơn các hợp chất 1-azaanthraquinone trên với giá trị ED50 từ 2,60-3,30 M [62].
Năm 2009, nhóm tác giả R. Lekphrom đã phân lập từ hoa loài G. laoticus của Thái Lan 1 hợp chất aporphine alkaloid ( )-nordicentrine (89) có hoạt tính chống sốt rét đối với chủng Plasmodium falciparum (IC50 = 0,3 g/mL), chống lao đối với chủng
Mycobacterium tuberculosis (MIC = 12,5 g/mL). Bên cạnh đó ( )nordicentrine (89) còn thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh đối với các dòng tế bào ung thư biểu mô KB, ung thư phổi NCI-H187, ung thư vú MCF-7 với giá trị IC50 tương ứng 0,4; 0,4; 2,9
g/mL [27].
Gần đây nhất, năm 2013 nhóm tác giả C. Levrier và cộng sự đã phân lập được 2 hợp chất pyridocoumarin alkaloid mới là goiniothaline A (89) và goniothaline B (90) từ cây G. australis của Australia [63].
Tuy nhiên hai hợp chất pyridocoumarin trên không thể hiện hoạt tính đối với chủng sốt rét Plasmodium falciparum thử nghiệm (IC50 > 50 M) [63].
Ở Việt Nam, năm 2013 nhóm nghiên cứu của GS. Nguyễn Văn Hùng và cộng sự đã phân lập được 1 hợp chất aporphine alkaloid mới goniotamirine (91) và một số alkaloid khác glaunine (92), liriodenine (93) từ lá cây G. tamirensis [13].