Nguồn vốn tiền gửi khách hàng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ theo đối tượng khách hàng thì có tiền gửi cá nhân và tổ chức kinh tế. Căn cứ theo kỳ hạn gửi tiền có thể chia thành tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Theo loại tiền tệ thì chia thành tiền gửi nội tệ và ngoại tệ quy đổi.
Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế tại LienVietPostBank
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014 Tổng tiền gửi 25.658 41.337 55.553 77.820 Cá nhân 9.624 16.902 20.811 30.350 TCKT 16.034 24.435 34.742 47.470 Tỷ trọng 100% 100% 100% 100 Cá nhân 38% 41% 37% 39% TCKT 62% 59% 63% 61%
Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank Năm 2011, tiền gửi khách hàng cá nhân là 9.624 tỷ đồng, chiếm 38% nguồn vốn tiền gửi khách hàng. Năm 2012, quy mô loại tiền gửi này tăng lên đáng kể, với tốc độ tăng 75,62%, đạt mức 16.902 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng này là nhờ vào việc sát nhập và mở rộng mạng lưới thông qua Tiết kiệm Bưu điện cùng với việc câng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Cuối năm 2014, quy mô tiền gửi khách hàng cá nhân đạt 30.350 tỷ đồng chiếm 39% trong tổng nguồn vốn tiền gửi khách hàng và tăng 45,84% so với nguồn vốn tiền gửi dân cư năm 2013. Xét về mặt bằng chung của toàn ngành ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng này là khá cao.
34
Tiền gửi từ tổ chức kinh tế cũng gia tăng đáng kể qua các năm, từ 16.034 tỷ đồng cuối năm 2011 lên mức 47.470 tỷ đồng cuối năm 2014. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Đây là nguồn vốn từ những khách hàng lớn trong và ngoài nước.
Nhìn chung, quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn vồn tiền gửi từ dân cư tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi từ TCKT lại chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi từ dân cư (> 59%). Xét về phía ngân hàng thì việc gia tăng tiền gửi của TCKT về quy mô lẫn tỷ trọng đều mang lại lợi ích lớn, bởi loại tiền gửi này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi thường thấp. Ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn nhiều so với tài khoản của TCKT. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo. Tuy nhiên, tiền gửi từ TCKT có thể huy động với số lượng lớn tại một thời điểm nhưng dễ dẫn đến sự biến động lớn về nguồn vốn khi các tổ chức này rút vốn khỏi Ngân hàng, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, LienVietPostBank cần tăng cường chính sách huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng dân cư vì nguồn vốn từ đối tượng khách hàng này rất ổn định và là đối tượng dễ dàng giúp ngân hàng quảng bá thương hiệu và uy tín. Cơ cấu huy động vốn cũng cần tiến tới sự cân bằng giữa huy động vốn từ dân cư và và từ TCKT.
Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền
Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tệ tại LienVietPostBank
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014
Tổng tiền gửi 25.658 41.337 55.553 77.820
VND 23.097 37.450 51.196 70.816
35
Tỷ trọng 100% 100% 100% 100%
VND 90% 91% 92% 91%
Ngoại tệ quy đổi 10% 9% 8% 9%
Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank Nguồn vốn huy động VNĐ đóng vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động và ổn định qua các năm (huy động VNĐ chiếm bình quân khoảng 90% tổng nguồn vốn huy động). Đồng Việt Nam luôn là đồng tiền giao dịch chính trong nước và lãi suất tiền gửi VNĐ luôn cao hơn rất nhiều so với lãi suất USD, vàng và các loại ngoại tệ khác. Do đó đã luôn thu hút chủ yếu khách hàng gửi tiền bằng đồng Việt Nam. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn
Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại LienVietPostBank
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014
Tổng tiền gửi 25.658 41.337 55.553 77.820
Không kỳ hạn 4.148 6.485 10.922 14.008
Có kỳ hạn 21.510 34.852 44.631 63.812
Dựa vào bảng 2.7 có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn qua các năm luôn chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm bình quân khoảng 82% giai đoạn từ 2011 - 2014. Đây là nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể cân đối nguồn tiền cũng như lãi suất và thời hạn cho vay mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn không kỳ hạn của LienVietPostBank cũng không ngừng gia tăng về quy mô trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn là 4.148 tỷ đồng tăng lên 17.120 tỷ đồng năm 2014. Điều nay cho thấy việc mở rộng mạng lưới và những cải tiến trong dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử và phát triển các sản phẩm tín dụng đã thu hút nguồn vốn có chi phí thấp này từ khách
36
hàng đặc biệt từ khách hàng là tổ chức kinh tế, tiết kiệm chi phí huy động vốn cho hệ thống.