và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi khách hàng của một số Ngân hàng
Bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng Australia (ANZ Bank)
Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2004 là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng thế giới: suy giảm kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong nước và thế giới, sự bất ổn về giá cả. Bên cạnh đó, với trên 11 lần cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng mà cụ thể là tác động xấu đến hoạt động huy động vốn. Điều này đã buộc ANZ Bank phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ kéo theo nguồn vốn huy động giảm. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường ngân hàng lại hết sức gay gắt, chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cấp hệ thống công nghệ, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
21
Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản
Jinbun Bank là ngân hàng liên doanh giữa Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ và Công ty Viễn thông KDDI, chính thức đi vào hoạt động vào năm 2008. Đây là ngân hàng đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ tài chính nhiều sản phẩm – dịch vụ tài chính thông qua điện thoại thông minh – như một kênh phân phối tương tác trực tiếp với khách hàng. Ở đó, khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh để mở một tài khoản vãng lai trực tuyến. Ngoài ra, Jibun Bank còn đẩy mạnh phát triển kênh phân phối điện tử qua điện thoại với phương châm “cung cấp dịch vụ ngân hàng bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời gian nào” với nhiều dịch vụ tích hợp như: chuyển tiền, thanh toán, mua sắm online.
Nguyên nhân cho sự phát triển về công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ở Nhật Bản là nhờ vào sự phát triển của hạ tầng viễn thông ở nước này, cho phép ứng dụng công nghệ 3G – chuẩn viễn thông di động tiên tiến, hỗ trợ truyền dữ liệu ở tốc độ cao. Có thể thấy rằng hiệu quả đem lại từ việc phát triển sản phẩm Ngân hàng di động là rất lớn: đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng.
1.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam
Trên thế giới
- Mohsen Mohammadian Saravil (2014) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút tiền gửi (trường hợp tại các chi nhánh của Ngân hàng Tejarat). Nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng cung cấp dịch vụ ảnh hưởng lớn nhất đến việc thu hút tiền gửi.
- Abhiman và các cộng sự thực hiện nghiên cứu năm 2009, tại các chí nhánh của Ngân hàng quốc gia Ấn Độ và đã tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn như số lượng nhân sự, trình độ học vấn của nhân viên, không khí làm việc trong ngân hàng, địa điểm ngân hàng, chiến lược
22
quảng cáo, chính sách của Chính phủ và mức độ can thiệp của Chính phủ vào ngân hàng. Trong cuộc nghiên cứu, tác giả đã khám phá ra nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến việc thu hút hiệu quả nguồn vốn huy động là số lượng nhân sự. - Yung, J Jung and Hou ( 2006), tại các ngân hàng ở Đài Loan. Tác giả đã kết
luận chất lượng phục vụ của ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất. Ngoải ra đội ngũ nhân viên cũng là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận.
Tại Việt Nam
- Huỳnh Thị Thịnh,“Nghiên cứu các biến số ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng thẻ ATM tại ngân hàng Đông Á”, luận văn thạc sỹ, điều tra khách hàng sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đông Á tại địa bàn Đà Nẵng bằng bảng câu hỏi được thiết kế với các thang đo khoảng được đưa vào bảng Likert với các mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý với các ý kiến đưa ra, thang này dùng để đánh giá lòng trung thành, sự hài lòng và các đánh giá về biến số của chất lượng cảm nhận và chi phí chuyển đổi. Ngoài ra bảng câu hỏi còn dùng các thang đo định danh, thang đo tỉ lệ để thu thập thêm các thông tin chung về khách hàng như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp. Tác giả dùng phương pháp test Cronbach’Alpha, phân tích nhân tố khám phá để kiểm tra sự tương quan giữa các câu hỏi đo lường các biến. Trong phần xử lý dữ liệu có dùng các phương pháp thống kê như kiểm định tham số hoặc phân tích hồi quy để tìm mối quan hệ giữa các biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng là yếu tố quan trọng nhất giải thích 46% lòng trung thành của khách hàng. Biến số có tầm quan trọng kế tiếp là mạng lưới phân phối hệ thống ATM và chất lượng ATM. Đây là hai biến số thể hiện được mức độ linh hoạt của hệ thống ATM Đông Á. Biến số tiếp theo là chi phí sử dụng thẻ. Những biến số khác cũng có mối tương quan với lòng trung thành nhưng không nhiều như sự hài lòng, chất lượng, mạng lưới ATM và chi phí sử dụng thẻ.
23
- Phan Đình Nguyên, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng MHB chi nhánh Chợ Lớn”, luận văn thạc sỹ (2008-2011). Thông qua bảng câu hỏi khảo sát và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, tác giả đưa ra 7 nhân tố tác động đến nguồn vốn huy động: hệ thống mạng lưới, tính cạnh tranh về giá, phong cách phục vụ của nhân viên, hình thức huy động vốn, uy tín ngân hàng và quảng cáo khuyến mãi. Kết quả, cho thấy cạnh tranh về giá ảnh hưởng mạnh nhất( Beta = 0,314), hệ thống mạng lưới ít ảnh hưởng nhất (Beta= 0,065).
- Ngô Công Phúc, “Phân tích nhân tố ảnh hưởng khả năng duy trì khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm tại Agribank chi nhánh Sóc Trăng”, luận văn thạc sỹ (2011-2013). Tác giả sử dụng mô hình Probit và dữ liệu thu thập được từ 100 khách hàng, đã phân tích các nhân tố: nghề nghiệp, giá vàng, lãi suất, thu nhập, hành vi, nhân viên giao dịch, khuyến mãi. Kết quả cho thấy nhân tố hành vi (Beta=1,2071), lãi suất (Beta=0,2934), nhân viên giao dịch (Beta=0,0998) ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng duy trì khách hàng gửi tiền tiết kiệm, giá vàng ảnh hưởng ngược chiều (Beta=-0,238); nghề nghiệp, thu nhập, khuyến mãi không ảnh hưởng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, Chương 1 đã tìm hiểu những vấn đề về lý luận về hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như đưa ra các khái niệm về nguồn vốn huy động, các hình thức huy động vốn, thế nào là hiệu quả huy động vốn tiền gửi. Ngoài ra, chương 1 cũng tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tiền gửi, kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Trên nền tảng những cơ sở lý luận của chương 1, sang chương 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình huy dộng vốn của LienVietPostBank trong những năm qua. Từ đó, đưa ra những nhận định cũng như tìm ra những nguyên nhân, hạn chế làm cơ sở đềxuất những giải pháp chủ yếu nhằm giúp cho nguồn vốn huy động của LienVietPostbank ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển