Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tiền gửi khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 43)

Quy mô nguồn vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn, càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động có hiệu quả. Thông qua các chính sách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vồn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.

Bảng 2.3: Nguồn vốn tiền gửi khách hàng từ năm 2011 đến năm 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank Dựa vào bảng 2.3 ta thấy quy mô tiền gửi của LienVietPostBank tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá cao.

Năm 2011, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 25.658 tỷ đồng, tăng 108,36% so với năm 2010, tương đương 13.344 tỷ đồng, đạt 94,12% kế hoạch đề ra. Trong đó, tiền gửi từ cá nhân năm 2011 đạt 9.624 tỷ đồng, tăng 7.958 tỷ đồng so với năm 2010. Có được mức tăng trưởng này là nhờ vào việc Tổng Công ty Bưu

Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014

Nguồn vốn tiền gửi khách hàng 25.658 41.337 55.553 77.820

Kế hoạch 30.500 40.500 55.000 75.000

Tỷ lệ hoàn thành 84,12 102% 101% 104%

30

chính Việt Nam góp vốn vào LienVietPostBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và bằng tiền mặt để chuyển Ngân hàng TMCP Liên Việt thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Với sự hợp tác này, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng điểm giao dịch lớn nhất nước, khai thác trên 10.000 điểm giao dịch thông qua mạng lưới các điểm bưu cục, bưu điện văn hóa xã phủ khắp cả nước của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam. Ngay từ khi ra đời dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, với việc xác định đối tượng khách hàng khách hàng mục tiêu là đại bộ phận dân cư chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ Ngân hàng truyền thống, các sản phẩm, dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện đã được thiết kế để phù hợp và đáp ứng các nhu cầu thực tế của người dân nông thôn, người dân sống ở vùng xa: Hạn mức giao dịch thấp (50.000 đồng), đơn giản, dễ hiểu cả về mô tả, tiện ích sản phẩm và các thủ tục giao dịch. Ngay từ những ngày đầu cung cấp dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu tích lũy các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ của đại bộ phận người dân có thu nhập thấp, Tiết kiệm Bưu điện đã cung cấp sản phẩm Tiết kiệm gửi góp, cho phép khách hàng có thể tích lũy tài chính thông qua việc gửi góp định kỳ những khoản tiền nhỏ, lẻ với thủ tục đơn giản trong khi vẫn được áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn.

Năm 2012, thị trường diễn biến phức tạp, lãi suất huy động vốn điều chỉnh 6 lần từ 14% xuống 8%, song nhờ đa dạng hóa sản phẩm huy động, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ,…cùng với sự đóng góp từ nguồn vốn khá bền vững từ dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, LienVietPostBank vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá tốt về huy động. Tổng số dư tiền gửi khách hàng tại 31/12/2012 đạt 41.337 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch đề ra và tăng 61,11% so với năm 2011, trong đó huy động từ hệ thống Tiết kiệm Bưu điện là 10.201 tỷ đồng, chiếm 24,68% huy động vốn từ tiền gửi khách hàng.

Năm 2013, tuy phải chịu sức ép cạnh tranh lớn nhưng hoạt động huy động vốn tiền gửi năm 2013 của LienVietPostBank vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, đạt 55.553 tỷ đồng, tăng 34,39% so với năm 2012 và hoàn thành 101% kế hoạch đề ra. Tăng trưởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến lược của

31

LienVietPostBank nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động, tạo tiền để bức phá cho những năm sắp tới.

Năm 2014, tổng huy động vốn thị trường 1 đặc biệt là từ hệ thống (PGDBĐ) và tổ chức kinh tế tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động. Tính đến ngày 31/12/2014, tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank là 77.820 tỷ đồng, tăng 22.267 tỷ đồng so với năm 2013 (tương đương tăng 40,08%), cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 16% của toàn ngành Ngân hàng. Với chính sách thu hút nguồn vốn giá rẻ và ổn định từ các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn thông qua các dịch vụ thu chi hộ, đặc biết huy động dân cư thông qua hệ thống tiết kiệm bưu điện là nền tảng cơ sở để nguồn vốn huy động thị trường 1 của LienVietPostBank luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.

Nhìn chung qua các năm, mặc dù thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều, LienVietPostBank với những nổ lực không ngừng trong công tác huy động vốn đã gia tăng quy mô huy động vốn tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, từ mức 25.658 tỷ đồng (cuối năm 2011) lên 77.280 tỷ đồng (cuối năm 2014). Thành công trong công tác huy động vốn nói riêng cùng với rất nhiều những thành công khác đã thể hiện sức mạnh và uy tín của LienVietPostBank, sự thành công của việc sát nhập vào Tiết kiệm Bưu điện.

Để có cái nhìn khách quan về công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank có thật sự hiệu quả hay không cần có sự so sánh với các Ngân hàng khác điển hình như Sacombank – một Ngân hàng khối TMCP phát triển tốt hiện nay.

Bảng 2.4 : So sánh quy mô Nguồn vốn huy động tiền gửi của Sacombank và LienVietPostBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014

LienVietPostBank

32

Tốc độ tăng trưởng 108,36% 61,11% 34,39% 40,08%

Sacombank

Nguồn vốn tiền gửi khách hàng 75.092 107.459 131.645 163.057

Tốc độ tăng trưởng (4,14%) 35,87% 22,51% 23,86%

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank và Sacombank Nếu xét về quy mô nguồn vốn tiền gửi từ khách hàng thì LienVietPostBank vẫn còn thấp hơn nhiều so với Sacombank. Điều này có thể hiểu được, Sacombank đã có thời gian hoạt động dài hơn nhiều so với LienVietPostBank, kinh nghiệm lĩnh vực ngân hàng nhiều hơn LienVietPostBank và quy mô huy động lớn hơn so với Sacombank. Nhưng xét về tốc độ tăng trưởng tiền gửi LienVietPostBank lại tăng trưởng nhanh hơn Sacombank. Qua các năm từ năm 2011 đến 2014, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi của LienVietPostBank thấp nhất là 34,39% trong khi tốc độ tăng trưởng cao nhất của Sacombank chỉ là 35,87%. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về tốc độ tăng trưởng tiền gửi không thể đánh giá chính xác hiệu quả huy động vốn tiền gửi của khách hàng và không thể dùng chỉ tiêu này để so sánh hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng giữa LienVietPostBank và Sacombank bởi hiệu quả huy động vốn còn được đánh giá bởi nhiều yếu tố khác nữa. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi của Sacombank thì tiền gửi huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ khá cao (80 – 90%) trong khi nguồn vốn của LienVietPostBank thì tiền gửi từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi từ dân cư. Điều này cho thấy thương hiệu Sacombank được nhiều người dân biết đến và lựa chọn để gửi tiền hơn là LienVietPostBank.

Nhìn chung, quy mô tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank thấp hơn nhiều so với Sacombank bởi LienVietPostBank vẫn còn khá non trẻ so với Sacombank về tuổi đời, uy tín và năng lực tài chính, kinh nghiệm huy động vốn. Hy vọng với tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi khách hàng cao và khá ổn định nhu thời gian qua LienVietPostBank sẽ dần dần khẳng định tên tuổi, gia tăng thị vốn huy động vốn

33

nhất là thị phần huy động vốn từ dân cư, nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)