Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 38)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Địa chỉ đăng ký kinh doanh: số 32 Nguyễn Công Trứ, phường 1, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng TMCP Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. Đây là phương châm hoạt động mang tính lâu dài của LienVietPostBank. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, các phong trào từ thiện, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của mỗi thành viên trong “Đại Gia đình” LienVietPostBank.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ 2011 - 2014

Sau khi Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) góp vốn vào LienVietPostBank, LienVietPostBank đã trở thành ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất trên cả nước. Với việc khai thác hơn 10.000 điểm bưu cục và bưu điện - văn hóa xã của Vietnam Post,

25

LienVietPostBank đã phát huy tối đa lợi thế về mạng lưới và có những bước tiến vững chắc trên thị trường tài chính. Đến thời điểm cuối năm 2014, vốn điều lệ của LienVietPostBank là 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 100.802 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 91.000 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt trên 36.000 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank từ 2011 - 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Kết quả hoạt động kinh doanh 2011 2012 2013 2014

Tổng tài sản (TTS) 56.132 66.413 79.594 100.802

Vốn chủ sở hữu (VCSH) 6.594 7.391 7.271 7.391

Trong đó: vốn điều lệ 6.010 6.460 6.460 6.460

Tổng huy động vốn 48.148 57.628 71.139 91.804

Tổng dư nợ tín dụng 12.757 29.325 36.666 46.399

Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước

khi trích dự phòng rủi ro tín dụng 1.161 1.275 948 762

Lợi nhuận trước thuế (LSTT) 1.086 968 664 535

Lợi nhuận sau thuế (LNST) 977 868 566 466

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank  Hoạt động huy động vốn

Tuy phải chịu sức ép cạnh tranh lớn nhưng hoạt động huy động vốn năm 2014 của LienVietPostBank vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Tổng huy động vốn năm 2014 là 91.804 tỷ đồng (tăng 29,05% so với năm 2013), cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành (khoảng 15%). Tăng trưởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến lược của LienVietPostBank nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động, tạo tiền đề bứt phá cho những năm sắp tới. Với chiến lược hướng đến một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, cơ cấu nguồn vốn huy động của

26

LienVietPostBank có sự đóng góp lớn từ phân khúc khách hàng cá nhân. Sự đóng góp này dự kiến sẽ cao hơn nhiều trong những năm tiếp theo khi LienVietPostBank hoàn thiện giai đoạn xây dựng hạ tầng, nâng cấp Phòng Giao dịch Bưu điện (PGDBĐ) và thực hiện cung cấp đầy đủ sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh việc khai thác các nguồn lực hiện hữu để phục vụ khách hàng, LienVietPostBank còn tiếp tục mở rộng tiếp cận với đối tượng khách hàng lớn là các Tập đoàn, Tổng công ty thông qua các dịch vụ thu chi hộ, thu hút được nguồn vốn giá rẻ và ổn định, khẳng định thương hiệu, uy tín của LienVietPostBank.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn từ năm 2011 đến năm 2014 Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank

48.148 57.628 71.139 91.804 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2011 2012 2013 2014 Huy động vốn

27

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ năm 2011 đến 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienViePostBank

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng huy động vốn 48.148 100 57.628 100 71.139 100 23,45 91.804 100 29,05 Theo thị trường: - Thị trường 1 - Thị trường 2 21.485 26.663 44,62 55,38 41.337 16.291 71,73 28,27 71,73 28,27 55.553 15.586 78,09 21,91 34,39 (4,33) 77.820 13.984 84,771 5,23 40,08 (10,30) Theo loại hình - Tiền vay từ NHNN - Tiền gửi và tiền vay của các TCTD

- Tiền gửi khách hàng - Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư và phát hành giấy tờ có giá

1.000 20.485 25.658 1.005 2,08 42,55 53,29 2,09 5 16.282 41.337 4 0,01 28,25 71,73 0,01 0,01 28,25 71,73 0,01 19 15.539 55.553 28 0,03 21,84 78,09 0,03 (280) (4,56) 34,39 600 26 12.851 77.820 1.062 0,03 14 88,77 1,16 (36,84) (17,30) 40,08 3693

28

Hoạt động tín dụng

Đón đầu được những khó khăn trong công tác tăng trưởng tín dụng năm 2014, LienVietPostBank đã có những quyết định linh hoạt trong việc cung cấp các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo hướng của Chính Phủ. Nhờ vậy, dư nợ tín dụng thị trường 1 (TT1) của LienVietPostBank tăng 30,89% so với năm 2013, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành (12,62%). Mặc dù thị trường có nhiều yếu tố không thuận lợi, gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nhưng LienVietPostBank đã chia sẽ khó khăn với khách hàng thông qua nhiều sản phẩm tài trợ vốn vay với lãi suất và thời hạn hấp dẫn.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ tín dụng tại thị trường 1 từ 2011 - 2014

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank  Lợi nhuận kinh doanh

Đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới, việc tăng cường đầu tư vào hệ thống mạng lưới cũng làm cho mức chi phí hoạt động tăng cao. Những yếu tố này dẫn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời của LienVietPostBank giảm đi. Tuy nhiên, khả năng sinh lời suy giảm trong ngắn hạn của LienVietPostBank đang được bù đắp bởi một cơ cấu vốn – tài sản vững mạnh hơn và một hệ thống hoạt động an toàn

12.757 28.808 46.399 35.425 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000 2011 2012 2013 2014

29

hơn. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 của LienVietPostBank đạt 535 tỷ đồng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 6,3% (bình quân toàn ngành ngân hàng năm 2014 là 5,5%).

2.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng tại LienVietPostBank LienVietPostBank

2.2.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tiền gửi khách hàng

Quy mô nguồn vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn, càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động có hiệu quả. Thông qua các chính sách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vồn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.

Bảng 2.3: Nguồn vốn tiền gửi khách hàng từ năm 2011 đến năm 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank Dựa vào bảng 2.3 ta thấy quy mô tiền gửi của LienVietPostBank tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá cao.

Năm 2011, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 25.658 tỷ đồng, tăng 108,36% so với năm 2010, tương đương 13.344 tỷ đồng, đạt 94,12% kế hoạch đề ra. Trong đó, tiền gửi từ cá nhân năm 2011 đạt 9.624 tỷ đồng, tăng 7.958 tỷ đồng so với năm 2010. Có được mức tăng trưởng này là nhờ vào việc Tổng Công ty Bưu

Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014

Nguồn vốn tiền gửi khách hàng 25.658 41.337 55.553 77.820

Kế hoạch 30.500 40.500 55.000 75.000

Tỷ lệ hoàn thành 84,12 102% 101% 104%

30

chính Việt Nam góp vốn vào LienVietPostBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và bằng tiền mặt để chuyển Ngân hàng TMCP Liên Việt thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Với sự hợp tác này, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng điểm giao dịch lớn nhất nước, khai thác trên 10.000 điểm giao dịch thông qua mạng lưới các điểm bưu cục, bưu điện văn hóa xã phủ khắp cả nước của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam. Ngay từ khi ra đời dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, với việc xác định đối tượng khách hàng khách hàng mục tiêu là đại bộ phận dân cư chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ Ngân hàng truyền thống, các sản phẩm, dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện đã được thiết kế để phù hợp và đáp ứng các nhu cầu thực tế của người dân nông thôn, người dân sống ở vùng xa: Hạn mức giao dịch thấp (50.000 đồng), đơn giản, dễ hiểu cả về mô tả, tiện ích sản phẩm và các thủ tục giao dịch. Ngay từ những ngày đầu cung cấp dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu tích lũy các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ của đại bộ phận người dân có thu nhập thấp, Tiết kiệm Bưu điện đã cung cấp sản phẩm Tiết kiệm gửi góp, cho phép khách hàng có thể tích lũy tài chính thông qua việc gửi góp định kỳ những khoản tiền nhỏ, lẻ với thủ tục đơn giản trong khi vẫn được áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn.

Năm 2012, thị trường diễn biến phức tạp, lãi suất huy động vốn điều chỉnh 6 lần từ 14% xuống 8%, song nhờ đa dạng hóa sản phẩm huy động, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ,…cùng với sự đóng góp từ nguồn vốn khá bền vững từ dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, LienVietPostBank vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá tốt về huy động. Tổng số dư tiền gửi khách hàng tại 31/12/2012 đạt 41.337 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch đề ra và tăng 61,11% so với năm 2011, trong đó huy động từ hệ thống Tiết kiệm Bưu điện là 10.201 tỷ đồng, chiếm 24,68% huy động vốn từ tiền gửi khách hàng.

Năm 2013, tuy phải chịu sức ép cạnh tranh lớn nhưng hoạt động huy động vốn tiền gửi năm 2013 của LienVietPostBank vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, đạt 55.553 tỷ đồng, tăng 34,39% so với năm 2012 và hoàn thành 101% kế hoạch đề ra. Tăng trưởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến lược của

31

LienVietPostBank nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động, tạo tiền để bức phá cho những năm sắp tới.

Năm 2014, tổng huy động vốn thị trường 1 đặc biệt là từ hệ thống (PGDBĐ) và tổ chức kinh tế tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động. Tính đến ngày 31/12/2014, tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank là 77.820 tỷ đồng, tăng 22.267 tỷ đồng so với năm 2013 (tương đương tăng 40,08%), cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 16% của toàn ngành Ngân hàng. Với chính sách thu hút nguồn vốn giá rẻ và ổn định từ các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn thông qua các dịch vụ thu chi hộ, đặc biết huy động dân cư thông qua hệ thống tiết kiệm bưu điện là nền tảng cơ sở để nguồn vốn huy động thị trường 1 của LienVietPostBank luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.

Nhìn chung qua các năm, mặc dù thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều, LienVietPostBank với những nổ lực không ngừng trong công tác huy động vốn đã gia tăng quy mô huy động vốn tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, từ mức 25.658 tỷ đồng (cuối năm 2011) lên 77.280 tỷ đồng (cuối năm 2014). Thành công trong công tác huy động vốn nói riêng cùng với rất nhiều những thành công khác đã thể hiện sức mạnh và uy tín của LienVietPostBank, sự thành công của việc sát nhập vào Tiết kiệm Bưu điện.

Để có cái nhìn khách quan về công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank có thật sự hiệu quả hay không cần có sự so sánh với các Ngân hàng khác điển hình như Sacombank – một Ngân hàng khối TMCP phát triển tốt hiện nay.

Bảng 2.4 : So sánh quy mô Nguồn vốn huy động tiền gửi của Sacombank và LienVietPostBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014

LienVietPostBank

32

Tốc độ tăng trưởng 108,36% 61,11% 34,39% 40,08%

Sacombank

Nguồn vốn tiền gửi khách hàng 75.092 107.459 131.645 163.057

Tốc độ tăng trưởng (4,14%) 35,87% 22,51% 23,86%

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank và Sacombank Nếu xét về quy mô nguồn vốn tiền gửi từ khách hàng thì LienVietPostBank vẫn còn thấp hơn nhiều so với Sacombank. Điều này có thể hiểu được, Sacombank đã có thời gian hoạt động dài hơn nhiều so với LienVietPostBank, kinh nghiệm lĩnh vực ngân hàng nhiều hơn LienVietPostBank và quy mô huy động lớn hơn so với Sacombank. Nhưng xét về tốc độ tăng trưởng tiền gửi LienVietPostBank lại tăng trưởng nhanh hơn Sacombank. Qua các năm từ năm 2011 đến 2014, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi của LienVietPostBank thấp nhất là 34,39% trong khi tốc độ tăng trưởng cao nhất của Sacombank chỉ là 35,87%. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về tốc độ tăng trưởng tiền gửi không thể đánh giá chính xác hiệu quả huy động vốn tiền gửi của khách hàng và không thể dùng chỉ tiêu này để so sánh hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng giữa LienVietPostBank và Sacombank bởi hiệu quả huy động vốn còn được đánh giá bởi nhiều yếu tố khác nữa. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi của Sacombank thì tiền gửi huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ khá cao (80 – 90%) trong khi nguồn vốn của LienVietPostBank thì tiền gửi từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi từ dân cư. Điều này cho thấy thương hiệu Sacombank được nhiều người dân biết đến và lựa chọn để gửi tiền hơn là LienVietPostBank.

Nhìn chung, quy mô tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank thấp hơn nhiều so với Sacombank bởi LienVietPostBank vẫn còn khá non trẻ so với Sacombank về tuổi đời, uy tín và năng lực tài chính, kinh nghiệm huy động vốn. Hy vọng với tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi khách hàng cao và khá ổn định nhu thời gian qua LienVietPostBank sẽ dần dần khẳng định tên tuổi, gia tăng thị vốn huy động vốn

33

nhất là thị phần huy động vốn từ dân cư, nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác.

2.2.2 Cơ cấu tiền gửi khách hàng

Nguồn vốn tiền gửi khách hàng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ theo đối tượng khách hàng thì có tiền gửi cá nhân và tổ chức kinh tế. Căn cứ theo kỳ hạn gửi tiền có thể chia thành tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Theo loại tiền tệ thì chia thành tiền gửi nội tệ và ngoại tệ quy đổi.

Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế tại LienVietPostBank

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014 Tổng tiền gửi 25.658 41.337 55.553 77.820 Cá nhân 9.624 16.902 20.811 30.350 TCKT 16.034 24.435 34.742 47.470 Tỷ trọng 100% 100% 100% 100 Cá nhân 38% 41% 37% 39% TCKT 62% 59% 63% 61%

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank Năm 2011, tiền gửi khách hàng cá nhân là 9.624 tỷ đồng, chiếm 38% nguồn vốn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)