Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng NT Mở

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 70)

Huyện ủy đã chỉđạo và yêu cầu mỗi ngành đoàn thể xây dựng kế hoạch lựa chọn một việc làm cụ thểđể triển khai xuống cơ sở tham gia trong xây dựng NTM và tăng cường công tác tuyên truyền như giao Ban Tuyên giáo huyện xây dựng chuyên mục “Chung sức xây dựng NTM” trong các bản tin sinh hoạt chi bộ hàng tháng. Giao Đài truyền thanh phối hợp với BCĐ huyện, Ban quản lý các xã thường xuyên cập nhật thông tin, in tăng thời lượng phát các tin bài về tình hình, tiến độ, kết quả xây dựng NTM trên địa bàn, kịp thời phản ánh đưa tin những nơi làm tốt, những cách làm hay sáng tạo, những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong xây dựng NTM.

4.2 Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng NTM ở huyện Lạng Giang Lạng Giang

4.2.1 Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng NTM ở huyện Lạng Giang Lạng Giang

4.2.1.1 Kết quả thực hiện thông báo công khai dân chủ

Với phương châm “Dân biết” trong thực hiện xây dựng nông thôn mới tại

địa phương, việc công khai chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến nhân dân; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất đai; quy hoạch cánh đồng mẫu sau dồn điền đổi thửa; kế hoạch dự án đầu tư vào địa bàn; xây dựng cơ bản, cứng hóa giao thông nông thôn, kênh mương, xây dựng trường chuẩn, xây dựng nhà văn hóa, bổ sung hương ước, quy

ước, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo; phương án dồn

điền, đổi thửa; các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi của địa phương; mức thu các khoản phí và lệ phí do Nhà nước quy định; thu chi ngân sách của xã, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

thẻ bảo hiểm y tế; đề án thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí.... đã được Ban quản lý Xã, Ban quản lý Thôn công khai đến người dân, với nhiều hình thức công khai: trực tiếp trong các buổi họp dân hay thông báo trên loa đài, niêm yết tại trụ sở xã...

Từ năm 2010-2014, xã Tân Thịnh đã tổ chức họp dân để thông báo và thực hiện quy hoạch 3,6 ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng, trong đó đất giao thông thủy lợi 0,43 ha, đất chuyển đổi xây dựng cụm công nghiệp 1,4 ha, đất chuyển đổi xây dựng nghĩa trang nhân dân trên 1,2 ha, còn lại là chuyển đổi sang

đất thổ cư. Tổ chức 08 lần tiếp xúc cử tri ở 56 điểm trong toàn xã, đồng thời thông báo trên loa truyền thanh, tại kỳ họp HĐND để thông báo tổng thu ngân sách hàng năm, cụ thể năm 2010 đạt 4 tỷ 729,7 triệu đồng, năm 2011 đạt 4 tỷ 888 triệu đồng; năm 2012 đạt 3 tỷ 700 triệu đồng; năm 2013 đạt 3 tỷ 921 triệu đồng; năm 2014 đạt 4 tỷ 017 triệu đồng. Thông báo đấu thầu 12 công trình xây dựng;

đấu giá quyền sử dụng đất gần 01 ha. Chính quyền xã Tân Hưng đã công khai 13 phương án quy hoạch, xây dựng các hạng mục công trình, kết cấu hạ tầng của xã, công khai việc thu hồi, đền bù GPMB, thu hồi đất, nâng cấp đường 295 và chuyển mục đích sử dụng đất; giao đất giãn dân cho 17 hộở 3 thôn trong xã, quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất sang đấu giá quyền sử dụng đất, quy trình, thời gian đấu giá quyền sử dụng đất. Qua việc thông báo công khai, nhân dân nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để biết và thực hiện một cách nghiêm túc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác công khai để “dân biết” ở một số xã thực hiện chưa tốt nhất là các vấn đề nhạy cảm liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người dân như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, các nguồn vốn do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho địa phương; dự

toán và quyết toán ngân sách xã ....điều nay dẫn đến sự bức xúc của người dân

đối với chính quyền, dẫn đến khiếu nại tố cáo và việc khiếu nại tố cáo chủ yếu liên quan đến đất cát, bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng. Sở dĩ vấn đề công khai để dân biết ở một số xã thực hiện chưa tốt là do công tác tuyên truyền các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

chủ trương, chính sách về QCDC, NTM chưa đầy đủ, mặt khác trình độ của một số cán bộ còn non, hạn chế về nhiều mặt.

4.2.1.2 Kết quả thực hiện quy định về những việc nhân dân được bàn, được tham gia ý kiến và quyết định.

Với phương châm “Dân bàn, dân làm”, lãnh đạo xã, thôn đã phát huy trí tuệ tập thể, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất nhiệm vụ, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội trước khi cấp có thẩm quyền quyết định. Nhân dân được bàn bạc trực tiếp, được quyết định trực tiếp những vấn đề về phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; phát triển ngành nghề; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; ph-

ương án quy hoạch khu dân cư; xây dựng đường giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi…

Trước đây, khi chưa thực hiện QDCD cơ sở thì việc bàn bạc, xin ý kiến trước dân đối với các phương án dồn điền, đổi thửa, phương án chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, nhà văn hóa, đóng góp các khoản quỹ...cán bộ thôn, xã chỉ làm qua loa cho xong việc. Người dân không được bàn bạc, trao

đổi cụ thể, chi tiết, có việc chưa kịp định hình thì cán bộ xã, thôn đã thực hiện xong do vậy dẫn đến khiếu nại, tố cáo của nhân dân...(Bảng 4.1). Ví dụ: Năm 2010, ông Nguyễn Văn Hưng, trú tại thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh tố cáo Ban Quản lý thôn và một số công chức xã làm việc thiếu dân chủ, bán đất trái thẩm quyền, vi phạm luật đất đai; thu tiền làm hồ sơ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo sai quy định. Sau nhiều lần ông Nguyễn Văn Hưng gửi đơn tố cáo lên xã Quang Thịnh nhưng không được xem xét giải quyết. Ông Hưng tiếp tục gửi đơn lên cơ

quan cấp trên (UBND huyện). Sau khi xem xét đơn của công dân chuyển đến, Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang đã chỉ đạo Chủ tịch UBND xã Quang Thịnh xem xét, xử lý đơn của ông Hưng. Qua xem xét, Chủ tịch xã phát hiện cán bộ xã và Ban Quản lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

Bảng 4.1 Ý kiến đánh giá của người dân về kết quả thực hiện thông báo công khai dân chủ

Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Trung bình Kém SL (Ý kiến CC (%) SL (Ý kiến CC (%) SL (Ý kiến CC (%) SL (Ý kiến CC (%)

1. Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán, quyết toán NS 12 8,89 19 14,07 46 34,07 58 42,96 2. Dự án, công trình đầu tư; quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất, phương án điều chỉnh, quy hoạch dân cư trên địa bàn 17 12,59 28 20,74 54 40,00 36 26,67 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã 37 27,41 62 45,93 31 22,96 5 3,70 4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, nhân dân đóng góp 7 5,19 19 14,07 42 31,11 67 49,63 5. Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân, kết quả bình

xét hộ nghèo, trợ cấp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế. 28 20,74 72 53,33 26 19,26 9 6,67 6. Đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới HC 36 26,67 80 59,26 17 12,59 2 1,48 7. Kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ việc tiêu cực 3 2,22 24 17,78 37 27,41 71 52,59 8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân 22 16,30 69 51,11 27 20,00 17 12,59

9. Mức thu các loại phí, lệ phí 25 18,52 72 53,33 26 19,26 12 8,89

10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính 6 4,44 30 22,22 34 25,19 65 48,15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

thôn làm việc thiếu dân chủ, thiếu trách nhiệm, có nhiều sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ nên đã yêu cầu thu hồi lại số tiền làm hồ sơ hộ nghèo, hộ cận nghèo không đúng quy định để trả lại các hộ dân. Thu hồi hồ sơ giao đất, bán đất trái thẩm quyền, xử lý kỷ luật về mặt chính quyền đồng thời kiến nghịĐảng ủy xã kỷ

luật Đảng đối với những người có sai phạm, Công an xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Từ khi Nhà nước có chủ trương xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền huyện đã quan tâm chỉ đạo thực hiện QCDC, gắn thực hiện QCDC với xây dựng NTM, xác định dân chủ có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là mục tiêu vừa là động lực, là giải pháp mấu chốt, quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới, trong đó người nông dân là chủ nhân của xã hội nông thôn, là chủ thể xây dựng nông thôn mới.

Xác định rõ trách nhiệm đó, mọi việc liên quan đến nhân dân đều được đưa ra cho nhân dân bàn bạc công khai, cụ thể, chi tiết rồi mới quyết định phương án thực hiện. Những việc được người dân quan tâm nhất là việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp; dồn điền đổi thửa, xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, các công trình công cộng,.... Trong phát triển nông nghiệp, người dân được định hướng, bàn bạc, hướng dẫn nuôi con gì, trồng cây gì cho phù hợp đem lại năng suất, hiệu quả cao qua đó có thể xem xét, lựa chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Trong xây dựng làm đường giao thông nông thôn người dân trực tiếp được bàn bạc phương pháp làm, cách làm, làm như thế

nào? Nhân công, nhân lực ra sao? Ai là người quản lý, giám sát? Kinh phí thế

nào? Nguồn ở đâu? Nhà nước chi bao nhiêu, nhân dân đóng góp bao nhiêu? Quyên góp, ủng hộ ra sao? Ai quản lý kinh phí? Thời gian làm thế nào?... hay cách huy động nguồn lực để xây dựng nhà văn hóa thôn cũng vậy: Người đân

được tổ chức họp để cán bộ xã, thôn phổ biến cho dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nhà văn hóa, đưa ra các tiêu chuẩn, công năng của nhà văn hóa, địa điểm xây dựng… để dân bàn, dân quyết định xây dựng nhà văn hóa cho phù hợp. Từ đó dự trù kinh phí thực hiện, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của thôn, xóm sẽ thực hiện vận động như sau: 50% chi phí xây dựng công trình sẽđược chia đều trên đầu người trong độ tuổi lao động của các gia đình trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Bảng 4.2 Ý kiến đánh giá của người dân về thực hiện quy định những việc nhân dân được bàn tham gia ý kiến

Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Trung bình Kém SL (Ý kiến CC (%) SL (Ý kiến CC (%) SL (Ý kiến CC (%) SL (Ý kiến CC (%) 1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề

án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã 8 5,93 88 65,19 24 17,78 15 11,11 2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã 25 18,52 39 28,89 62 45,93 9 6,67

3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ

giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư

14 10,37 27 20,00 41 30,37 53 39,26

4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp

đến cấp xã

38 28,15 69 51,11 16 11,85 12 8,89

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

thôn, xóm và vận động đóng góp (những gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình khó khăn về kinh tế thì được miễn, giảm); 50% kinh phí còn lại do ngân sách nhà nước hỗ trợ và vận động các hội đoàn thể, các doanh nghiệp, những người con quê hương, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế… đóng góp. Những người đóng góp nhiều sẽ được ghi công đóng góp vào bia đá được công khai tại khuôn viên của nhà văn hóa...Những việc đó được bàn bạc hết sức cụ thể, được nhân dân

đồng thuận, hưởng ứng. Cùng với người dân, chính quyền xã cũng thành lập tổ

thường trực Ban quản lý, tổ thẩm định dự án thiết kế xã, thành lập Ban giám sát và tiểu ban quản lý xây dựng NTM ở các thôn để hỗ trợ người dân trong việc xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. Thường trực BQL xã đã xây dựng kế

hoạch chi tiết thực hiện xây dựng NTM, hạch toán cụ thể từng công việc, thời gian thi công, thời gian hoàn thành và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách. Ban hành quy chế quản lý tài chính, về huy động nguồn lực trong nhân dân.... Toàn bộ tiền mặt của nhân dân đóng góp đều được gửi vào tài khoản tạm gửi ở kho bạc, không để ở thôn, xã nhằm công khai, minh bạch trong quản lý tài chính tránh tình trạng gian lận, tham ô, đồng thời giao cho các thôn tự hạch toán từng hạng mục công trình, ưu tiên thứ tự thực hiện theo ý kiến nguyện vọng của nhân dân, công trình nào thu được đối xứng xong mới được khởi công xây dựng. Do được bàn bạc dân chủ nên nhân dân đã tin tưởng và tự nguyện đóng góp hàng vạn ngày công, hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn, bản, cụm dân cư như: làm đường giao thông, cứng hoá kênh mương, xây dựng đường điện dân sinh, xây dựng trường học, nhà trẻ mẫu giáo, trạm y tế, nhà văn hoá… Nhiều công trình trước đây phải chờ vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thì nay nhân dân bàn bạc, quyết định tự nguyện

đóng góp và trực tiếp đứng ra tổ chức quản lý, thi công, do đó việc triển khai thực hiện nhanh gọn, bảo đảm thời gian, chất lượng, ít lãng phí và được nghiệm thu, quyết toán kịp thời.

Theo tổng hợp báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện từ năm 2010 đến 2015 là: 290,2 tỷ, gồm các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

nguồn: Trung ương, tỉnh: 49,5 tỷ; huyện 73,3 tỷ; xã 70 tỷ; nhân dân đóng góp: 48,3 tỷ; doanh nghiệp: 49,1 tỷ (Bảng 4.2). Từ năm 2011-2014, toàn huyện đã tổ

chức vận động hiến đất được: 237.258,8m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, cứng hóa kênh mương và các công trình khác. Đất do nhân dân hiến chủ

yếu dùng cho việc mở rộng đường giao thông nông thôn, một phần để xây dựng

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 70)