Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 92)

thể

Các cấp ủy, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có nền nếp trong việc tổ chức thực hiện tốt các quy định về dân chủ; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thực hiện dân chủở cơ sở. Hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở, phải thể hiện không khí dân chủ; đồng thời, tích cực vận động và tạo điều kiện tối đa để nhân dân có thể kiểm tra, giám sát được hoạt động của mình. Cán bộ, đảng viên phải không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao.

Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dân chủở cơ sở phải được duy trì thường xuyên và nghiêm túc. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở

cần được củng cố, kiện toàn và bổ sung để hoạt động ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn; xứng đáng là cơ quan tham mưu đắc lực nhất cho Đảng và Nhà nước về thực hiện dân chủở cơ sở. Ban chỉ đạo các cấp phân công nhiệm vụ cụ

thể và địa bàn phụ trách cho từng thành viên, tăng cường công tác chỉđạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở. Tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các xã thực hiện chưa tốt, những nơi có nhiều khó khăn phức tạp để

tạo ra sự chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ này. Định kỳ, sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, nhằm thực hiện có hiệu quả hơn chủ trương thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng ở các cấp, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giám sát và vận động nhân dân giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; tập trung củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, thị trấn và Ban Giám sát

đầu tư của cộng đồng; coi đây là nhân tố cơ bản quyết định tới hiệu quả của công tác Mặt trận Tổ quốc trong việc tham gia thực hiện dân chủở cơ sở.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

4.3.3 Nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng NTM

Trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay, sự hiểu biết của nhân dân đối với các quy định về dân chủ, thái độ tiếp nhận của họ khi quy chếđược ban hành, niềm tin vào khả năng thực hiện quy chế là nhân tố quan trọng bảo

đảm cho việc thực hiện quy chế có hiệu quả. Nhân dân có hiểu được mục đích, yêu cầu, nội dung của quy chế, Pháp lệnh, nhận thức đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với quyết tâm cao, thái độ kiên quyết và tự giác thì mới hành động đúng theo yêu cầu đó.

Nội dung dân chủ ở cơ sở chủ yếu xoay quanh vấn đề dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Để có thể biết, bàn, làm và kiểm tra được tốt, trước hết người nông dân phải có trình độ nhận thức nhất định, có ý thức và sự giác ngộ

chính trị, hiểu được nội dung, yêu cầu của những vấn đề cần bàn, cần làm, cần kiểm tra, hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc tham gia bàn bạc, giải quyết công việc của thôn xóm, của chính quyền. Trình độ nhận thức quyết định việc tiếp nhận, xử lý thông tin, hiểu và tiếp thu nội dung đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, quy định, pháp luật của Nhà nước. "Biết" là cơ sở, điều kiện để "bàn", để "làm" và để "kiểm tra". Nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi của mình, người dân mới phát huy trí tuệ sáng tạo, mạnh dạn tham gia ý kiến. Thái độ khách quan, công tâm, trung thực, đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và sự tin cậy lẫn nhau là yếu tố quan trọng đểđưa ra ý kiến đúng

đắn, có lý, có tình. Ngược lại, nếu nhận thức không đầy đủ, không có thái độ

thiện chí, khách quan, công tâm và trung thực, cũng không có mối quan hệ tin cậy lẫn nhau thì có "biết" cũng dễ sai lầm và có "kiểm tra" cũng khó khách quan, chính xác. Qua thực tế những năm qua, ở những nơi quần chúng được phổ biến, quán triệt quy định về dân chủ cơ sở rõ ràng, đầy đủ, người dân hiểu được nội dung, yêu cầu của quy định dân chủ, mối quan hệ giữa quần chúng với cán bộ,

đảng viên, giữa nhân dân với các cấp ủy, chính quyền có sự tin cậy lẫn nhau thì nhân dân hào hứng, phấn khởi, có nhiều ý kiến đóng góp sáng tạo và bổ ích, phong trào lên mạnh, kinh tế xã hội phát triển khá tốt. Ngược lại, ở những nơi triển khai thiếu chặt chẽ hoặc quan hệ giữa cán bộ, tổ chức đảng, chính quyền và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

nhân dân thiếu sự tin cậy nhau thì ởđó quần chúng thờơ với việc thực hiện dân chủ hoặc có biểu hiện lợi dụng, đối phó với Quy chế, Pháp lệnh về dân chủ để

mưu lợi cho bản thân, tình hình kinh tế xã hội trở nên phức tạp.

Để nâng cao nhận thức, thái độ chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và để thực hiện dân chủ ở cơ sở có kết quả

cao, vấn đề quan trọng là nâng cao trình độ dân trí mọi mặt cho nhân dân, bao gồm kiến thức về văn hoá, pháp luật, chính trị, kinh tế… Muốn vậy, cùng với việc phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất, cần đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, đào tạo kiến thức phổ thông, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật… nhằm trang bị kiến thức và năng lực làm chủ cho nhân dân, đặc biệt là nông dân. Về lâu dài, phải xoá bỏ tình trạng thất học, văn hoá thấp trong nông dân. Có như vậy thì người dân mới có thể biết, bàn, kiểm tra và quyết định những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Nâng cao nhận thức, thái độ chính trị và củng cố niềm tin cho nhân dân là một việc làm phức tạp, lâu dài, phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Mối quan hệ giữa việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở với việc nâng cao nhận thức, thái độ

chính trị và củng cố niềm tin của nông dân là mối quan hệ biện chứng, nhân quả. Kết qủa thực hiện dân chủở cơ sở phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực của mọi cấp uỷĐảng, chính quyền, mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 92)