Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 94)

Cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính nhà nước, đó là cấp xã, phường, thị trấn. Cơ sở và chính quyền cấp cơ sở có vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị nước ta. Đó là cấp xa Trung ương nhất, nhưng lại là cấp gần dân nhất, là nơi trực tiếp triển khai, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Từđặc điểm, vai trò, vị trí của cấp cơ sở rất quan trọng. Nói dân làm chủ là nói đến làm chủ của dân ở cơ sở.

Để nâng cao chất lượng hình thức dân chủđại diện, trước hết cần củng cố

quyền lực thực tế của Hội đồng nhân dân xã, củng cố hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội. Mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể phải thực hiện tốt việc tuyên truyền và thực hiện quy chế trong phạm vi tổ chức mình. Phải thực sự là người đại diện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

cho ý chí, nguyện vọng, tiếng nói của hội viên, là nơi để hội viên cảm nhận được quyền và lợi ích chính đáng của mình. Các đoàn thể phải đứng về phía hội viên

đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, ức hiếp quần chúng…. Đồng thời, kịp thời nắm bắt tâm tư, thắc mắc của dân với Đảng, chính quyền.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, cần tăng cường chếđộ chuyên trách và tích cực đổi mới tổ chức, hoạt động nhằm thực hiện tốt hơn quyền dân chủ đại diện của nhân dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ này chính là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt dân chủở cơ sở, đồng thời cũng là thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.

Đối với chính quyền, vai trò của trưởng thôn, làng, ấp, bản là hết sức quan trọng. Số cán bộ này cần được củng cố, kiện toàn, có chính sách đãi ngộ thoảđáng,

được bồi dưỡng, trang bị kiến thức toàn diện, có năng lực, được dân tín nhiệm bầu trực tiếp. Xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ thôn, làng, ấp bản tốt là tạo cơ sở

“chân rết” vững chắc cho chính quyền cơ sở. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, bên cạnh đó, cần làm tốt công tác luân chuyển cán bộở huyện, tỉnh về công tác

ở cơ sở với nhiệm vụ chính trị là dìu dắt, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ.

Xuất phát từ những quan điểm trên thì huyện cần sớm quy hoạch, đào tạo

đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã có đủđức, tài, trong đó đức là gốc. Cán bộ phải

đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan

điểm, đường lối của Đảng, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, có quan hệ mật thiết với dân, có khả năng lôi cuốn quần chúng, được dân tin yêu. Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có kiến thức quản lý hành chính và quản lý kinh tế, có năng lực đề xuất và tham gia xác định các chủ trương, kế hoạch và khả

năng tổ chức thực hiện, làm việc có hiệu quả. Có đủ sức khoẻđể thực hiện nhiệm vụđược giao. Có kinh nghiệm công tác, trưởng thành từ hoạt động thực tiễn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Đảng coi việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là một trong những nội dung thể hiện bản chất của chếđộ xã hội chủ nghĩa, mà còn là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, nhất là trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Huyện Lạng Giang trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trịởđịa phương đã quan tâm đặc biệt đến việc thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở, do vậy, đã đạt được những kết quảđáng khích lệ: Nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, cán bộ,

đảng viên và quần chúng nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực. Những nội dung về "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" được các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện. Quy

định về dân chủ đã có tác động tích cực trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: Huy động đóng góp tiền, ngày công lao động xây dựng cơ sở

hạ tầng nông thôn, xây trường học, trạm y tế...; gắn thực hiện dân chủở cơ sở với tổ chức và thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"..., góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tình đoàn kết trong thôn, khu phố, cơ

quan, doanh nghiệp; ngăn chặn, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý, điều hành của Nhà nước.

Mặc dù việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sởở Lạng Giang đã đạt được những thành tựu quan trọng song trong quá trình thực hiện dân chủ ở huyện vẫn còn một số tồn tại: Việc thực hiện thông báo công khai ở một số xã làm chưa tốt;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

triển khai thực hiện dân chủ nhưng chưa gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, cải cách hành chính, xây dựng hệ

thống chính trị ở cơ sở; nhận thức của một số người dân về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong quá trình làm chủ chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng lợi dụng dân chủ mưu lợi cá nhân….

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, để đảm bảo thực hiện tốt dân chủở cơ sở, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của dân chủở

cơ sởđối với các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân; tăng cường hiệu lực của bộ máy chính quyền cấp xã và hệ thống chính trị cơ sở, trong đó, đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở; gắn việc thực hiện dân chủ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của cơ sở đồng thời đặc biệt quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu, lợi ích của người dân, thấu hiểu nguyện vọng của dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc của dân.

Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, là giải pháp hạn chế sự tha hoá quyền lực, chống tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước và khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của quần chúng lao động, phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của toàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

5.2 Kiến nghị

Để việc thực hiện QCDC cơ sở trong xây dựng NTM ở huyện Lạng Giang những năm tới được thực hiện tốt, có hiệu quả hơn đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quán triệt sâu rộng các quy định của Đảng, Nhà nước về thực hiện QCDC cơ sở. Coi việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả

hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chỉđạo thực hiện dân chủ cơ sởđi và nền nếp, gắn chặt thực hiện dân chủ với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần phát huy vai trò chủ động vận

động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt việc lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành chủ trương, kế hoạch, đề án, dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

nhân dân. Nâng cao, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ,

đảng viên.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủở cơ sở, xử

lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm QCDC cơ sởđồng thời khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức cá nhân thực hiện tốt QCDC cơ sở. Khẳng định QCDC cơ sở chính là cầu nối giữa nhân dân với cấp ủy đảng và chính quyền để qua đó tạo sựđồng thuận, giúp thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ởđịa phương, khơi thông mọi nguồn lực nhằm xóa đói, giảm nghèo, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tình hình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Bí thư Trung ương (2002). Chỉ thị số 10-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở.

3. Ban Bí thư Trung ương (2004). Hướng dẫn số 14 - HD/BCĐ về thực hiện thông báo số 159-TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục chỉđạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở.

4. Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1997). Nghị số 02-NQ/TW về chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Ban Chấp hành Trung ương khóa X (2008). Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạng Giang lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020, 2015. Dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2002). Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ năm về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trịở cơ sở xã, phường, thị trấn.

8. Ban Chỉđạo Chương trình xây dựng nông thôn mới (2011). Kế hoạch số 623/KH- BCĐ xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang 5 năm giai đoạn 2011-2015.

9. Ban Chỉđạo chương trình xây dựng nông thôn mới (2014). Báo cáo kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Lạng Giang từ 2011-2014.

10. Ban Chỉđạo Quy chế dân chủ (2014). Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ

huyện Lạng Giang từ 2010-2014.

11. Ban Chỉđạo chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang (2014). Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2014.

12. Ban Chỉđạo xây dựng NTM huyện Lạng Giang (2014). Báo cáo tình hình, kết quả

thực hiện kế hoạch xây dựng NTM huyện Lạng Giang năm 2014.

13. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang (1998). Chỉ thị số 04-CT/TU về tổ chức thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở.

14. Bộ Chính trị (1998). Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/2/1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủở cơ sở.

15. Chính phủ (1998). Nghịđịnh số 29/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủở xã.

16. Chính phủ (2003). Nghịđịnh số 79/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủở xã.

17. Chính phủ (2008). Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành

động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

18. Chính phủ (2013). Nghị định số 210/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 19. Chính phủ và Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam (2008). Nghị quyết liên tịch số

09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14,

điều 16, điều 22, điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủở xã, phường, thị trấn. 20. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,1946.

21. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,1959.

22. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang (2002). Nghị quyết Số 58/2002/NQ-HĐND về

nhiệm vụ kinh tế xã hội; về thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở.

24. Huyện ủy Lạng Giang (2013). Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung

ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

25. Minh Như (2014). Tăng cường chỉđạo và thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở. Truy cập ngày 22/5/2015 từ

http://www.yenthe.vn/node/3461

26. Thủ tướng Chính phủ (2006). Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

27. TTXVN (2003). Quy chế dân chủ tạo động lực phát triển kinh tế ở huyện Việt Yên. Truy cập ngày 22/5/2015 từ

28. Vũ Ngọc Tươi (2014). Một số kinh nghiệm về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sởở

Quảng Nam. Truy cập ngày 22/5/2015 từ

29. Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Bắc Giang (1998). Hướng dẫn số 02-HD/MT ngày 26/7/1998 của về công tác Mặt trận tham gia thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn 30. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (1998). Kế hoạch số 43/KH-UB về tổ chức, thực

hiện Quy chế dân chủở cơ sở.

31. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2010). Quyết định số 221/QĐ-UBND phê duyệt

đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020.

32. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2007). Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủở xã, phường, thị trấn. 33. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ VI, 1986. 34. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ VII, 1991. 35. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ VIII, 1996. 36. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ IX, 2001. 37. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ X, 2006. 38. V.I.Lê-nin toàn tập, 2005.

39. Lê Trọng Vinh (2005). Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực hiện quy chế dân chủ cơ sởở Kon Tum. Truy cập ngày 22/5/2015 từ

http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=1866#ixzz 3eKQrSXM2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

PHỤ LỤC

Phụ lục 01

PHIẾU HỎI Ý KIẾN

Đánh giá tình hình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

(Dành cho lãnh đạo, cán bộ, công chức cấp huyện, xã, thôn)

I. Đề nghịđồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân:

1. Họ và tên:………..

(Do người phỏng vấn ghi)

2. Năm sinh: Giới tính: Nam Nữ

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)