Thực trạng triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 65)

Sau khi Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 và Chỉ thị số 10-CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị

quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị

quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số

800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 145-NQ/TU, ngày 14/7/2011 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 16/9/2011 về việc thực hiện Nghị quyết số 145-NQ/TU về xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản lãnh

đạo, chỉđạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở trong xây dựng NTM, ngày 20/4/2011, Đảng bộ huyện Lạng Giang đã ban hành Nghị quyết số

176-NQ/HU ngày 08/9/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đến năm 2020. Nghị quyết chỉ rõ:

Về quan điểm

Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; là cơ sở để xây dựng nông thôn huyện Lạng Giang ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ

cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

Xây dựng NTM được triển khai có kế hoạch, tập trung, triển khai đến đâu hoàn thành dứt điểm đến đó nhằm phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Kết hợp lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác triển khai ở nông thôn. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai để tạo nguồn lực và khuyến khích các thành phần kinh tếđầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Phát huy nội lực của cộng đồng dân cư là chính, chủ thể là các nông hộ, lấy địa bàn xã là đơn vị xây dựng NTM. Các nội dung, hoạt động về xây dựng NTM phải được người dân bàn bạc dân chủ, công khai để quyết định và tổ chức thực hiện. Các ngành, các xã đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạp, hướng dẫn, có cơ

chế, chính sách hỗ trợ.

Mục tiêu

Xây dựng NTM huyện Lạng Giang có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ

vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; hệ

thống chính trị cơ sở vững mạnh. Xây dựng NTM với phương châm “Kinh tế

phát triển – Đời sống ấm no – Thôn bản văn minh – An ninh ổn định – Quản lý dân chủ”.

Nhiệm vụ: Xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hành đầu của cả hệ

thống chính trị; là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; là cơ sở để

xây dựng nông thôn huyện Lạng Giang ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ theo Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, nội dung và ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để toàn thể cán bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 Đảng viên và nhân dân hiểu rõ, từ đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ

thống chính trị và toàn thể xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.

Xác định rõ trách nhiệm trong chỉ đạo, thực hiện Chương trình: Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện chương trình. Người dân đóng vai trò chủ thể tích cực, trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM - chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở

nông thôn - chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn - chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và giữ

gìn đời sống văn hóa - xã hội, môi trường ở nông thôn - là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở. Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Các cấp, các ngành tập trung tối đa các nguồn lực để triển khai thực hiện chương trình. Xác định nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các cấp, các ngành từ huyện tới cơ sở:

* Cấp xã

Thành lập Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, thành viên là đại diện các bộ phận chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể chính trịở xã.

* Các thôn

Thành lập tiểu ban quản lý xây dựng nông thôn mới do Trưởng thôn làm Trưởng ban, thành viên là những người am hiểu và có năng lực tham gia xây dựng nông thôn mới do cộng đồng thôn cử ra.

Công tác tuyên truyền

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân, nhất là nông dân nhận thức đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM là chương trình phát triển toàn diện, bền vững, tổng hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

cả về kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội, với mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở nông thôn.

Phát động các phong trào thi đua xây dựng NTM sâu rộng trong toàn xã hội. cụ thể ở từng ngành, từng cấp. Xác định đó là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trong đó người dân ở nông thôn là chủ thể trực tiếp, xây dựng NTM là căn bản, phát triển toàn diện nông nghiệp là then chốt, sự lãnh đạo của cấp ủy, quản lý, điều hành của chính quyền và sự tham gia của MTTQ, các

đoàn thể chính trị - xã hội.

Xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch

Tập trung cao cho công tác xây dựng quy hoạch NTM để làm cơ sở xây dựng các kế hoạch sản xuất, phát triển hạ tầng, văn hóa, môi trường…Việc xây dựng quy hoạch phải được thực hiện đúng quy trình, có sự tham gia trực tiếp của nhân dân địa phương. Công khai quy hoạch và có quy chế quản lý thực hiện theo quy hoạch, để đảm bảo nông thôn phát triển có trật tự, khang trang, sạch đẹp và tiết kiệm đất đai, công sức, tiền của; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước và sự giám sát của nhân dân trong quá trình thực hiện quy hoạch. Thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình MTQG; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. Xây dựng cơ chế hỗ trợđầu tư xây dựng NTM từ ngân sách địa phương bao gồm:

- Huy động nguồn lực của huyện xã: Tiết kiệm chi thường xuyên, sử dụng tiền chuyển mục đích sử dụng đất và các nguồn thu khác để tổ chức triển khai thực hiện xây dựng NTM.

- Thu hút vốn đầu tư của Doanh nghiệp. Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; giảm tỷ lệ hộ nghèo; phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

thôn. Rà soát, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo tiêu chí mới (Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT, 2011).

Văn hoá - X ã hội - Môi trường

Giáo dục: Nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh

đỗ tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, Trung học bổ túc, học nghề; phối hợp tổ

chức một số lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Y tế: Giữ vững, nâng cao chất lượng các Trạm y tế, phấn đấu nâng tỷ lệ

người dân tham gia các hình thức Bảo hiểm Y tế.

Văn hoá: Phấn đấu đến năm 2015 có 70% trở lên số thôn, làng đạt danh hiệu làng văn hoá cấp huyện; làng văn hoá cấp tỉnh từ 22% trở lên (hiện tại là 61,8% số làng đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện). Tổ chức các lớp phổ biến pháp luật cho nhân dân và nâng cấp một sốĐài truyền thanh ở cơ sở.

Môi trường: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hoàn thành công trình lò xử lý rác thải ở 3 xã điểm; xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước tại các thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom xử lý rác thải ở các xã, cải tạo nghĩa trang, tổ

chức trồng cây xanh ở những công trình công cộng.

Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trịở cơ sở và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội

Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụđáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp tổ chức đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ

cơ sở và nhân dân.

An ninh, trật tự xã hội: Các thôn, xóm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các nội quy, quy ước về trật tự, an ninh tại địa phương, phấn đấu 100% số thôn có nội quy, quy ước về trật tự, an ninh, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, hàng tháng Ban chỉ đạo huyện tổ chức giao ban với các xã để kịp thời nắm bắt tình hình tiến độ triển khai và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

thực hiện. Yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo huyện hàng tháng xuống cơ sở được phụ trách đểđôn đốc, hướng dẫn giúp cơ sở theo lĩnh vực được phân công. UBND huyện cũng đã xây dựng Kế hoạch số 01/KH-HĐTĐKT ngày 03/01/2012,

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)