Tác động của việc thực hiện Quy chế dân chủ gắn với nhiệm vụ

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 81)

dựng NTM trên các lĩnh vực

4.2.3.1 Tác động trong phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện tốt QCDC trong xây dựng NTM ở cơ sở đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội. Trong 5 năm qua, kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, giá trị sản xuất các ngành kinh tế

chủ yếu tăng bình quân 5 năm 14,4%, trong đó nông- lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 18,3%; thương mại, dịch vụ tăng 20,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ

trọng nông - lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 42,1% năm 2010 xuống còn 30,8%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 33,8% lên 41,4%; thương mại, dịch vụ tăng từ 24,1% lên 27,8%. Thu nhập bình quân đầu người

đạt 29,5 triệu đồng/người, tăng 8,5 triệu đồng/người; đời sống của nhân dân

được nâng lên rõ rệt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ

trọng công nghiệp, dịch vụ; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn. Trên địa bàn huyện hiện có 05 cụm công nghiệp, trong đó có 03 cụm công nghiệp với tổng số 20 dự án, tỷ lệ lấp đầy đạt từ 90-100%. Có 02 cụm công nghiệp với tổng số 10 dự án, tỷ lệ

lấp đầy từ 38-44%, đóng góp ngày càng lớn vào sự tăng trưởng công nghiệp của huyện. Đáng chú ý là nhiều xã, thị trấn đã làm tốt việc tổ chức cho nhân dân bàn và quyết định trực tiếp vềđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Từ năm 2010 đến 2015 với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân các xã, thị trấn đã

đóng góp được 48,3 tỷ đồng. Toàn huyện đã tổ chức vận động hiến đất được: 201.616,8m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, cứng hóa kênh mương và các công trình khác.Riêng năm 2014, toàn huyện vận động hiến đất để xây dựng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

Bảng 4.6 Ý kiến đánh giá của người dân về kết quả thực hiện những việc nhân dân giám sát

Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Trung bình Kém SL (Ý kiến CC (%) SL (Ý kiến CC (%) SL (Ý kiến CC (%) SL (Ý kiến CC (%) 1. Hoạt động của đại biểu HĐND xã, cán bộ UBND xã. 27 20,00 89 65,93 12 8,89 7 5,19

2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo 12 8,89 66 48,89 41 30,37 16 11,85

3. Dự toán và quyết toán ngân sách xã 14 10,37 68 50,37 48 35,56 5 3,70

4. Kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân

đóng góp xây dựng và các chương trình dự án do nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư tài trợ trực tiếp cho xã

22 16,30 87 64,44 15 11,11 11 8,15

5. Quản lý và sử dụng đất đai 3 2,22 70 51,85 39 28,89 23 17,04

6. Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước,

các khoản đóng góp của nhân dân 8 5,93 52 38,52 63 46,67 12 8,89

7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực,

tham nhũng liên quan đến cán bộ xã 18 13,33 46 34,07 62 45,93 9 6,67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

các công trình trong xây dựng nông thôn mới là: 35.702m2đất, trong đó: Đất thổ

cư: 60m2, đất nông nghiệp 35.642m2. Đất do nhân dân hiến chủ yếu dùng cho việc mở rộng đường giao thông nông thôn, một phần để xây dựng kênh mương và nhà văn hóa.... Những công trình xây dựng ở địa phương có sự bàn bạc dân chủ, nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp kinh phí được triển khai nhanh, thanh quyết toán công khai, kịp thời, hiệu quả sử dụng tốt, đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

4.2.3.2 Tác động trong lĩnh vực văn hoá - xã hội

Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, nhân dân trong huyện đã tự

nguyện đóng góp tiền, ngày công để xây dựng, sửa chữa trường học, nhà trẻ. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển rộng khắp. Mặt khác, huyện thường xuyên tăng cường đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiên cố hoá trường, lớp học. Chất lượng giáo dục được nâng lên, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng liên tục qua các năm; cán bộ, giáo viên ở các ngành học, bậc học có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Công tác xã hội hoá giáo dục đạt kết quả tích cực; sự phối hợp hoạt động giữa hội đồng giáo dục với hội khuyến học, hội cựu giáo chức được tăng cường, đã xuất hiện nhiều gia

đình hiếu học, dòng họ hiếu học góp phần chăm lo, xây dựng, phát triển xã hội học tập. Chất lượng đào tạo nghề, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân từng bước được nâng lên. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh được quan tâm đầu tư từ huyện đến cơ sở; thường xuyên chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người, gia súc, gia cầm, kịp thời xử lý không để dịch bệnh lây lan.

Công tác truyền thông giáo dục về dân số - kế hoạch hóa gia đình được duy trì; tỷ lệ phát triển dân số hằng năm duy trì ổn định ở mức 1%. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thểđược bảo tồn, phát huy. Phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được nhân dân hưởng ứng, từng bước đi vào chiều sâu. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

hội và văn hoá công sở có chuyển biến tiến bộ; các hủ tục lạc hậu có mặt được

đẩy lùi; cơ sở vật chất, trang thiết bị dành cho các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao được tăng cường. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được quan tâm. Hệ thống đài truyền thanh từ huyện tới cơ sởđược

đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng, thời lượng phát sóng các tin, bài, góp phần thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì phát triển cả bề rộng và chiều sâu, chất lượng các môn thể thao mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Triển khai tốt công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá - thể thao, góp phần xây dựng, củng cố các thiết chế văn hoá. Đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận nhân dân được nâng lên, không có hộđói. Tỷ

lệ hộ nghèo giảm còn 4,15%. Cấp 93.582 thẻ BHYT cho người nghèo, người cao tuổi; miễn học phí cho 12.567 học sinh là con đối tượng hộ nghèo, với tổng số

tiền gần 4,3 tỷ đồng. Công tác giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực; trong 5 năm, toàn huyện tạo việc làm mới cho trên 18.180 lao động, trong đó có 3.315 lao động xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài. Giá trị kiều hối do lao động xuất khẩu gửi về nước hằng năm từ 150-180 tỷđồng. Bảng 4.7 So sánh kết quả thực hiện QCDC trong xây dựng NTM Các tiêu chí ĐVT Trước thực hiện QCDC trong xây dựng NTM (2008) Sau thực hiện QCDC trong xây dựng NTM (2012) Tăng/Giảm (%) 1. Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 10,0 21,5 + 115 2. Tỷ lệ hộ nghèo % 12,69 5,45 - 7,24 3. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề % 32,35 46 + 13,75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

4.2.3.3 Tác động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Việc triển khai thực hiện dân chủở cơ sởđã góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự xã hội trên địa bàn. Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" được duy trì và chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả; các phong trào phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; việc cảm hoá, giáo dục những người lầm lỗi được nhân dân tích cực tham gia. Công tác dân quân tự vệ, tuyển quân, động viên quân dự bị và một số nhiệm vụ khác đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch trên giao. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn

đã thực hiện tốt kế hoạch phối hợp làm công tác dân vận.

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao với nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt. Tăng cường hoà giải ngay từ cơ sở, khi vụ việc, mâu thuẫn mới phát sinh; tổ

chức đối thoại trực tiếp, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, công khai kết quả giải quyết với công dân; vận dụng linh hoạt quan điểm, chủ trương của

Đảng, chế độ, chính sách của Nhà nước để giải quyết; thường xuyên kiểm tra,

đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố

cáo nên cơ bản các khiếu nại, tố cáo của công dân được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu kiện vượt cấp; không có “điểm nóng” vềđơn thư.

4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng NTM ở huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 81)