Kinh nghiệm của một số tỉnh

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 43)

* Tỉnh Kon Tum

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, trước năm 2000, hệ thống giao thông

đi lại rất khó khăn, điều kiện thông tin liên lạc chưa được phát triển. Ở những xã vùng sâu, vùng xa đời sống phần lớn đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí có phát triển nhưng còn chậm và không đồng đều. Các vùng thị xã, thị trấn so với vùng nông thôn, miền núi còn chênh lệch lớn. Sau hơn nhiều năm triển khai thực hiện quy chế dân chủ, ngoài công tác giám sát kiểm tra

để nâng cao chất lượng các công trình, nhân dân còn tham gia đóng góp một phần đáng kể sức người, sức của cùng với Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng tại

địa phương. Kết quả, đến nay 100% các xã đều có hệ thống giao thông đường bộ

liên xã, liên huyện được kết nối với hệ thống giao thông đường bộ liên tỉnh đi lại thuận tiện, 90% số thôn bản có đường ô tô đến tận thôn, buôn; hàng ngàn giếng nước sạch, nhà trẻ, nhà văn hoá... được xây dựng góp phần nâng cao đời sống vật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Từ những kết quả trên, Kon Tum rút ra một số bài học kinh nghiệm (Lê Trọng Vinh, 2005).

Các cấp uỷ Đảng nhận thức đúng, thực sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; thường xuyên kiểm tra và bám sát cơ sở, giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn và những vấn đề mới nảy sinh trong xây dựng cơ sở hạ

tầng; gắn nội dung của qui chế dân chủ cơ sở vào quá trình triển khai, xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương .

Đảng bộ các huyện đã có Nghị quyết quy định việc thực hiện Quy chế dân chủ trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở cơ sở và xác định đó là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở phải tăng cường công tác kiểm tra rút kinh nghiệm; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ đảng viên vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Một số huyện Đắc Tô, Kon Rẫy... Thường vụ huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết riêng về việc huy

động cán bộ đảng viên và nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở

xã, phường, thị trấn và thôn, buôn; lấy ngày 10/10 hàng năm làm ngày toàn dân xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Chính quyền huyện và xã coi việc tổ chức xây dựng và thực hiện Quy chế

dân chủ cơ sở trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở xã, phường, thị trấn và thôn, buôn là một giải pháp cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn việc phân cấp quản lý và việc công khai những nội dung đã quy

định trong các Nghị định của Chính phủ cho cấp dưới và cho cán bộ công chức và người lao động được biết, được bàn, được giám sát kiểm tra... Mở rộng mối quan hệ và sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận, đoàn thể cùng cấp, cung cấp đầy

đủ và kịp thời những tài liệu cần thiết để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện. Hầu hết Uỷ ban nhân dân các huyện đều có kế hoạch triển khai thực hiện phong trào toàn dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, giao chỉ tiêu thi đua cho các phòng chuyên môn của huyện đỡđầu, chịu trách nhiệm với từng tuyến đường, từng công trình cụ thểđến từng buôn, làng; huy động cán bộ, công chức của huyện đóng góp 2 ngày công để có kinh phí mua xi măng, cát sỏi... xây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

dựng các công trình... Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở, giao cho từng phòng, ban, các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hỗ trợ, đỡđầu và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm từng tuyến đường, từng nhà văn hoá thôn, từng nhà trẻ... hàng tháng Uỷ

ban nhân dân huyện đi kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các vấn đề vướng mắc ở

các công trình cụ thể.

Uỷ ban nhân dân cấp xã đã trực tiếp chỉ đạo, điều hành từ việc lập kế

hoạch, thành lập các ban quản lý công trình đến việc tổ chức triển khai thực hiện. Sau khi kế hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của xã được Hội đồng nhân dân thông qua, Uỷ ban nhân dân đã phối hợp với Mặt trận tổ quốc, bàn bạc với trưởng thôn để quyết định thành lập các Ban, như: Ban tài chính, Ban tổ chức thi công, Ban giám sát... Nhân sự các Ban thường bố trí trưởng thôn làm trưởng ban, các thành viên do cộng đồng dân cư cử.

Công tác tuyên truyền vận động của các đoàn thể quần chúng được tiến hành thường xuyên, đều khắp. Nội dung tuyên truyền cụ thể và phù hợp với đối tượng, với từng vùng khu vực; tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng và coi trọng hình thức tuyên truyền miệng. Trong tuyên truyền đặc biệt coi trọng việc làm cho người dân hiểu rõ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, giữa quyền lợi của cá nhân và quyền lợi chung của cộng đồng, từđó người dân ý thức được nghĩa vụ của mình đối với xã hội và đối với bản thân, với gia đình.

Phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân và tinh thần tự lực tự

cường, tham gia xây dựng công trình hạ tầng cơ sở. Thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sởở nông thôn đã tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở, gần gũi, thông cảm giữa dân với Đảng và chính quyền, với cán bộ công chức, củng cố niềm tin của nhân dân với chính quyền Nhà nước; bước đầu ngăn chặn có hiệu quả tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ chính quyền Nhà nước ở cơ sở, góp phần giữ

vững đoàn kết nội bộ, hạn chế phát sinh điểm nóng, xây dựng chính quyền trong sạch, tăng cường tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ vững ổn định chính trị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

* Tỉnh Quảng Nam

Nét nổi bật trong quá trình thực hiện quy chế dân chủở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm qua, đó là việc triển khai được tiến hành sâu rộng, dần dần đi vào nền nếp, chất lượng. Nội dung QCDC ở cơ sởđã tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến đời sống nhân dân. Tính công khai, dân chủ ngày càng được thể hiện rõ, từđó, huy động được sự đóng tích cực của nhân dân vào sự phát triển địa phương. Nhiều cơ sở đảng đã tổ chức cho nhân dân góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền; phân công đảng viên về sinh hoạt nơi cư trú; tham khảo ý kiến nhận xét của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên ở nơi công tác và cư trú trước khi đề bạt, bổ nhiệm. Qua triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, ý thức tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng cao; phương thức lãnh đạo, chỉđạo, điều hành của các cấp uỷđảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn có sự đổi mới; tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, CCVC đối với nhân dân có chuyển biến tích cực hơn, các hoạt động cụ thể

gắn với dân, gần dân, sát dân và tôn trọng nhân dân thể hiện ngày càng rõ hơn, tạo được mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, sựđồng thuận của nhân dân đối với việc thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc thực hiện QCDC theo Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, các Nghịđịnh của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương, đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam coi trọng cùng với các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả. Việc thực hiện Quy chế

dân chủ ở cơ sở có tác động tích cực đến việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh. Các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận,

đoàn thể xuất phát từ mục tiêu phục vụ nhân dân đã tăng cường mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhân dân. Thái độ, phong cách làm việc của cán bộ đã có chuyển biến đáng kể. Việc công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về

nội dung các kỳ họp HĐND và các buổi chất vấn tại kỳ họp đã có tác dụng nâng cao trách nhiệm của UBND, của các Sở, ban, ngành trong việc thực hiện Nghị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

cũng được nhân dân quan tâm theo dõi và giám sát chặt chẽ việc thực hiện, làm cho hiệu quả hoạt động cũng như không khí dân chủ trong các cơ quan dân cử

ngày càng tăng lên.

Hằng năm, việc lấy ý kiến của địa phương đối với cán bộ, đảng viên tại nơi cư trú được tiến hành thường xuyên. Việc làm này đã thể hiện được vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên đương chức, sinh hoạt tại thôn, tổ dân phố, nơi cư trú. Các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực đã được nhân dân phát hiện, kiểm điểm, phê bình. Số lượng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh tăng lên đáng kể, số lượng đơn vị yếu kém và không hoàn thành nhiệm vụ giảm dần. Phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, Đảng viên và công chức được nâng cao. Qua nhiều năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có thể rút ra những Bài học kinh nghiệm như sau:

Nơi nào cấp uỷĐảng, chính quyền đặt vấn đề lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách đúng mức, thường xuyên, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, có sơ

kết, tổng kết, đánh giá ưu khuyết điểm và kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo điều hành; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và thành viên thì nơi đó QCDC được thực hiện có nền nếp bảo đảm các nội dung quy

định và đem lại hiệu quả thiết thực: an dân, kinh tế - xã hội phát triển, địa phương, cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, giảm được tình trạng khiếu nại, tố cáo.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện QCDC ởđịa phương, cơ quan, đơn vị mình, không được xem nhẹ, buông lỏng. Và phải gắn với việc chỉđạo phòng chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính.

Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị phải có kế hoạch đưa vào chương trình công tác, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất, hướng dẫn, chỉđạo và kiểm tra việc thực hiện QCDC ở từng loại hình, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong việc xây dựng và thực hiện QCDC; xem đây là một trong những nội dung quan trọng của việc đánh giá thi đua hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Đề cao vai trò phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến và chủđộng tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở tạo

được sức mạnh tinh thần và vật chất để tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

Định kỳ cần phải có sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện QCDC, qua

đó kịp thời rút kinh nghiệm và nhân rộng (Vũ Ngọc Tươi, 2014).

Vậy qua kinh nghiệm của một số địa phương nước ta, trong quá trình tổ

chức thực hiện dân chủở cơ sở, chúng ta có thể vận dụng, chắt lọc và có sáng tạo những kinh nghiệm sao cho phù hợp với tình hình của tỉnh, huyện, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủở cơ sở, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của người dân.

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 43)