* Huyện Việt Yên
Phát huy QCDC cơ sở gắn với phát triển kinh tế, Việt Yên đang là kinh nghiệm hay đối với các địa phương trong tỉnh Bắc Giang. Việt Yên là huyện trung du của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 171.035 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 65.000 ha. Ngoài sản xuất nông nghiệp, huyện còn có một số làng nghề truyền thống như mây tre đan xã Tăng Tiến; nấu rượu, làm mì, bánh đa nem xã Vân Hà. Toàn huyện có 34 nghìn hộ với 15 vạn dân cư ngụ tại 152 thôn, phố của 17 xã và 2 thị trấn. Đến nay, Việt Yên đã chuyển đổi được 473,6 đất trũng một vụ lúa hiệu quả thấp sang nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả, chuyển gần 100 ha trên diện tích thiếu nước sang trồng tre măng Bát độ, đu đủ, hoa, gừng xuất khẩu, dưa chuột, mía đỏ, su su. Đưa tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất năng suất cây trồng của Việt Yên hiện nay đã tăng từ 5%
đến 7%. Qui mô chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng mở rộng, nhiều nông hộ đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò kết hợp chế biến thức ăn cho gia súc như hộ ông Phước, ông Tước xã Ninh Sơn; ông Đắc xã Hoàng Ninh; ông Hồng xã Quang Châu. Cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như rượu Vân Hà, vật liệu xây dựng Hồng Thái... đã được khôi phục, tiêu biểu như làng nghề mây tre đan xuất khẩu Tăng Tiến, bình quân mỗi năm xuất khẩu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
hàng hóa trị giá trên 600 nghìn USD, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng.
Hai năm gần đây, cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân trong huyện đã đóng góp gần 10 tỷđồng nâng cấp, làm mới 22,3 km đường giao thông nông thôn. Phong trào kiên cố hóa kênh mương được nhân dân hưởng ứng tích cực, trong 4 năm đã có 45,6 km kênh mương được kiên cố hóa, với tổng đầu tư
10,16 tỷđồng, trong đó gần 50% do dân đóng góp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
càng được khẳng định khi các Khu công nghiệp Đình Trám, cụm công nghiệp
Đồng Vàng đã khởi công với gần 30 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn gần 4 nghìn tỷđồng. Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa của người dân ngày càng được cải thiện. Ngoài hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng đồng bộ, toàn huyện đã có 13/18 xã, thị trấn thành lập được trung tâm học tập cộng đồng, 70% số làng, khối phố trong huyện đạt danh hiệu làng văn hóa các cấp (TTXVN, 2003).
* Huyện Yên Thế
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện đã tích cực chỉđạo, phối hợp tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền.
Tuy nhiên, việc triển hai thực hiện quy chế dân chủ ở một số cơ sở, cơ
quan, đơn vị còn hạn chế. Một số cấp ủy cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
nên có lúc, có thời điểm chưa tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉđạo thực hiện. Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở một số cơ quan, đơn vị, cơ sở còn hình thức, chưa thực hiện nghiêm túc việc công khai những việc dân biết, tổ chức
để dân bàn, dân giám sát trên một số lĩnh vực, nên còn để xảy ra tiêu cực, lãng phí, gây bức xúc trong nhân dân.
Để thực hiện tốt Quy chế dân chủ trên địa bàn huyện, Huyện ủy Yên Thếđã ban hành văn bản yêu cầu các chi, đảng bộ trực thuộc, chính quyền, MTTQ và các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về quan điểm, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản lãnh đạo, chỉđạo của tỉnh, huyện về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn với thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư TW
Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Chỉ thị số 04 của BTV Tỉnh ủy về phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, nâng cao trách nhiệm và tinh thần phục vụ của cán bộ, đảng viên… Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, bảo đảm kết quả thực chất, tránh hình thức. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉđạo thực hiện Quy chế dân chủ từ huyện
đến cơ sở. Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp mình và cấp dưới. Lấy kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở làm tiêu chí để công nhận các danh hiệu thi đua và xét khen thưởng. Chính quyền từ huyện đến cơ sở, các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các loại hình cơ sở ở địa phương, cơ
quan, tổ chức, đơn vị mình và chỉ đạo cấp dưới nghiêm túc thực hiện. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận của chính quyền; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, các ngành chức năng tích cực tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, huyện về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sởđến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân (Minh Như, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU