3.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành chọn 3 đơn vị hành chính cấp xã là Quang Thịnh, Tân Thịnh và Tân Hưng.
Xã Quang Thịnh là xã ở xa trung tâm huyện, điều kiện kinh tế khó khăn, có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Nghiên cứu xã này sẽ rút ra các kết luận phù hợp với việc thực hiện Qui chế dân chủ cơ sở trong xây dựng NTM ở
các xã trung du, miền núi.
Xã Tân Hưng là xã trung tâm của huyện, kinh tế khá phát triển, đời sống vật chất văn hóa của người dân cao. Nghiên cứu việc thực hiện Qui chế dân chủ
cơ sở tại xã Tân Hưng sẽ phù hợp với các xã, thị trấn, thị tứ có điều kiện tương
đồng nhưđiều kiện xã Tân Hưng.
Xã Tân Thịnh là xã điểm về xây dựng nông thôn mới của huyện, trình độ
nhận thức, đời sống của cán bộ và người dân ở mức trung bình. Việc nghiên cứu
ở Tân Thịnh sẽ rút ra nhiều bài học bổ ích cho đề xuất giải phát tăng cường thực hiện Qui chế dân chủ cơ sở thời gian tới ở các địa phương.
3.2.1.2 Chọn mẫu điều tra
Mỗi xã chọn ra 03 thôn để điều tra khảo sát. Xã Quang Thịnh chọn thôn Quang Hiển, thôn Thanh Lương, thôn Ngọc Sơn. Xã Tân Hưng chọn thôn Bãi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
Sim, thôn Cầu Bài, thôn Chuông Vàng; xã Tân Thịnh chọn thôn Lèo, thôn Tân, thôn Sậm.
Để thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu chúng tôi dự kiến điều tra các đối tượng với số lượng mẫu như sau:
Cán bộ huyện: 9 người
Cán bộ xã: 15 người (05 người/xã)
Cán bộ thôn/xóm: 27 người (mỗi thôn, xóm 3 người) Người dân: 135 người (15 người/thôn)