Các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 37)

QCDC cơ sở

Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được ban hành đều nhằm mục đích mang lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, việc ban hành QCDC ở cơ sở nói chung cũng không nằm ngoài mục đích trên. Tổ chức thực hiện dân chủ nói chung và ở cấp xã nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố (khách quan có, chủ quan có). Tuy nhiên, không phải chỉ cần thực hiện là được, thực hiện lấy phong trào, lấy thành tích mà quá trình thực hiện đó phải đạt được những kết quả nhất định trên các mặt của

đời sống xã hội.

2.2.3.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện QCDC cơ sở * Tiêu chí về hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã

Hơn nửa thế kỷ qua, hệ thống chính quyền cấp xã ở nước ta ngày càng

được hoàn thiện cả về bộ máy tổ chức cũng như quyền hạn, nhiệm vụ và năng lực hoạt động quản lý. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế

quản lý nhà nước có nhiều biến đổi. Rõ nét nhất là chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp (quản lý bằng phương pháp hành chính, mệnh lệnh) sang cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

chế thị trường có sự quản lý của nhà nước (dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật).

Vậy có thể thấy rằng, dân chủở cấp xã được thực hiện tốt thể hiện ở việc: Chính quyền cấp xã thực hiện việc quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực trong phạm vi thẩm quyền của mình phải đạt hiệu quả; phải phù hợp với nguyện vọng,

đáp ứng yêu cầu của nhân dân; phải tuân thủ các quy định của pháp luật… Mặt khác còn được thể hiện ở thời gian, cách thức, thái độ giải quyết công việc của chính quyền cấp xã (nhanh, chậm; nhiều, ít; phục vụ, ban phát). Ví dụ: Việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (hiện nay thực hiện theo cơ chế 1 cửa - tiếp nhận

ởđâu, trả kết quả tại đó. Việc này tuy chưa thực hiện được hoàn hảo nhưng cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu của nhân dân).

* Tiêu chí về phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội

Có thể nói không thể có dân chủ thực sự trong một xã hội kém phát triển, kinh tế trì trệ, văn hoá nghèo nàn, các chính sách xã hội không được thực hiện. Vì vậy trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội là một trong những tiêu chí

đánh giá hiệu quả của việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Điều đó được thể hiện ở

những mặt sau:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng; thực hiện dồn điền, đổi thửa; thu hút đông đảo nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào sản xuất kinh doanh; nhiều công trình mới được xây dựng, tạo diện mạo mới cho địa phương; thu, chi ngân sách công khai, đảm bảo kế hoạch thu, chi đúng quy định; các hoạt

động văn hoá, văn nghệđược tổ chức thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị

của địa phương đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Lá lành đùm lá rách”, “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”… được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ

* Tiêu chí về chuyển biến trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị

Sựổn định chính trị là tiền đề tiên quyết để có thể phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội mà dân chủ gắn liền với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Do đó sự chuyển biến tích cực trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã là tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả thực hiện dân chủ ở cấp xã. Điều đó thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

hiện ở: Sựđổi mới trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, đổi mới về tư duy phê và tự phê; đổi mới trong cách thức xử lý các công việc, dám làm dám chịu trách nhiệm; có năng lực thuyết phục, giáo dục nhân dân…

* Tiêu chí về trình độ hiểu biết và thực hiện nội dung Pháp lệnh thực hiện dân chủở xã, phường, thị trấn của nhân dân

Nội dung cơ bản trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã đó là thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Muốn nhân dân thực hiện theo phương châm thì nhân dân phải có trình độ hiểu biết nhất định hay nói cách khác là nhân dân nhận thức được lợi ích to lớn cho bản thân và cộng

đồng từ việc thực hiện dân chủ. Khi người dân nhận thức rõ được tính khoa học và cách mạng của các quy định về dân chủ cũng như những lợi ích chính đáng của cá nhân mình thì người dân sẽ đồng tình ủng hộ việc thực hiện các quy định về dân chủ; nhận thức được mục đích của việc ban hành Pháp lệnh; tham gia thực hiện một cách tích cực… Khi đó đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, an ninh ổn định, các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ thường xuyên

được diễn ra tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cộng đồng dân cư.

2.2.3.2 Các yếu tốảnh hưởng đến tổ chức thực hiện QCDC cơ sở

* Trình độ năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn là những người giác ngộ

và trực tiếp tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung Pháp lệnh thực hiện dân chủở cấp xã cho nhân dân. Nhận thức đúng sẽ mởđường cho hành

động đúng. Tuy nhiên, trên thực tế trong đội ngũ cán bộ chủ chốt, đảng viên còn có những ý kiến khác nhau về thực hiện dân chủ ở cấp xã. Một số có nhận thức lệch lạc về chức năng, nhiệm vụ của mình (coi mình là quan phụ mẫu, đứng trên nhân dân, nhân dân phải phục tùng, phải làm theo). Một số người lại xem nhẹ vì nghĩ rằng cấp xã là cấp thấp nhất, nhỏ bé nhất cho nên những vấn đề liên quan tới xã là những vấn đề không quan trọng.

Những ý kiến trái chiều như vậy đã phần nào ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện những chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung và về dân chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

* Vai trò lãnh đạo, chỉđạo của tổ chức cơ sởĐảng

QCDC ở cơ sởđược ban hành trên cơ sở Chỉ thị của Bộ Chính trị. Đối với

đảng viên, nhất là ở cấp huyện và xã, việc tôn trọng các quyền dân chủ của nhân dân, cũng như thúc đẩy việc thực hiện các quyền này ở các cấp chính quyền địa phương thực sự là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đảng viên. Không làm

được điều này, có nghĩa là đã vi phạm Điều lệĐảng.

Cán bộ, đảng viên hơn ai hết là người nhận thức sâu sắc về QCDC về các quyền và nghĩa vụ của mình. Với trách nhiệm là hạt nhân chính trị ở cơ sở thì

Đảng ủy cấp xã phải lãnh đạo các chi bộ, đảng viên, các tổ chức Chính quyền,

đoàn thểđưa việc thực hiện pháp luật dân chủ vào cuộc sống, đồng thời tập trung chỉđạo thể chế hóa pháp luật thành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để

trên cơ sởđó thực hiện.

Thực tiễn cho thấy ở nơi nào tổ chức Đảng cơ sở quán triệt đầy đủ, sâu sắc, xác định đúng vai trò lãnh đạo toàn diện, chỉ đạo trực tiếp và thực hiện nghiêm túc pháp luật dân chủ ở cơ sở thì ởđó việc triển khai thực hiện pháp luật dân chủ là một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, thu được những kết quả thiết thực, được cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, làm theo. Ở nơi nào cấp ủy Đảng chưa làm tốt vai trò lãnh đạo trực tiếp thì ở đó kết quả chất lượng thấp, gây hoang mang và mất niềm tin. Đặc biệt ở những cơ sở yếu kém, tình hình phức tạp, cán bộ cơ sở có vấn đề thì ở đó kết quả thực hiện pháp luật dân chủở cơ sở hiệu quả kém.

* Công tác tổ chức thực hiện của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội

HĐND và UBND xã, thị trấn là những cơ quan thuộc bộ máy chính quyền

địa phương, gần gũi nhất và trực tiếp liên hệ với nhân dân. Những quyết định do chính quyền cấp xã ban hành đều có tác động ngay đối với đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân ở cơ sở. Vì vậy, chính quyền cấp xã có thể được coi là tuyến đầu của việc thực thi quyền dân chủ của nhân dân. Có thể thấy rằng, Quy chế thực hiện có tốt hay không, khi nào thực hiện, chất lượng, hiệu quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

công tác tổ chức thực hiện tốt hay không tốt là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật dân chủ.

Nhà nước giữ vai trò chính yếu trong quản lý và điều hành xã hội, bên cạnh đó hoạt động của các tổ chức quần chúng như: MTTQ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên; Các tổ chức nghề nghiệp như: Hội làm vườn, Hội bảo vệ thực vật, Hội sinh vật cảnh; Các tổ chức xã hội như: Tổ chức vì người nghèo, tổ chức bảo vệ môi trường… có vai trò quan trọng góp phần quản lý và thúc đẩy xã hội. Đây là các tổ chức không thuộc hệ thống các cơ quan chính quyền nhưng thuộc hệ thống chính trị cơ sở. Nhân dân với tư cách là những thành viên của những tổ chức này có thể thực hiện quyền dân chủ của mình trong khuôn khổ hoạt động của tổ chức. Tiếng nói của tổ chức này được coi là tiếng nói của một tập thể các thành viên.

MTTQ và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở. Đó là giáo dục cho nhân dân và các

đoàn viên, hội viên hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật, thực hiện quyền đại diện của tổ chức mình, phối hợp với chính quyền xã, Trưởng thôn thực hiện pháp luật dân chủở cơ sở và giám sát việc thực hiện chính sách ởđịa phương, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đoàn viên, hội viên với các cấp có thẩm quyền giải quyết, động viên nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Với vai trò quan trọng đó, chúng ta càng thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của công tác tổ chức thực hiện của chính quyền, MTTQ và đoàn thể nhân dân ở cơ sở đến việc thực hiện dân chủở cơ sở.

* Địa bàn dân cư, trình độ dân trí

Sự nghiệp thúc đẩy nền dân chủ là sự nghiệp của toàn dân. Bài học thực tiễn cho thấy các quyền dân chủ không thể tự phát sinh và đương nhiên được thực hiện. Đểđạt được việc thực hiện các quyền dân chủ, ngoài những điều kiện nêu trên, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của mỗi người dân trong quá trình này. Sẽ không thực hiện quyền được biết, nếu như nhân dân không biết mình cần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

biết gì, làm thế nào để được biết. Sẽ không thực hiện được quyền bàn bạc, nếu nhân dân không tích cực đòi hỏi thông tin, nỗ lực tham gia bàn bạc những công việc, quyết định liên quan, ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Sẽ không thực hiện

được quyền quyết định, nếu như nhân dân không tích cực cùng nhau bàn bạc và lựa chọn phương án để đi đến những quyết định riêng của mình. Sẽ không thực hiện được quyền thanh tra, giám sát nếu nhân dân e ngại, sợđụng chạm với cán bộ, chính quyền.

Cấp xã chủ yếu là địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều bất cập về giao thông, thông tin liên lạc, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn, vất vả. Vì vậy trình độ dân trí còn thấp. Khi người dân không đủ nhận thức để phán xét các hành vi quan liêu, sách nhiễu của quan chức công quyền, thì cuộc đấu tranh giành quyền dân chủđược pháp luật bảo vệ thường không triệt để, thậm chí còn tạo kẽ hở cho việc hợp thức hóa thủ tục “chui” gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Người dân do trình độ thấp, nhận thức không đúng đắn và dễ bị kích động có những hành động quá khích gây lộn xộn, thực tế vấn đề này được giải quyết tương đối hợp lý nhưng vẫn khiếu kiện vượt cấp. Dân trí thấp dù có thực hiện dân chủ cũng không đem lại hiệu quả.

Trên thực tế hiện nay quan niệm "Phép vua thua lệ làng" vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân nông thôn do sự hiểu biết hạn chế của họ. Vì vậy chính sách của Đảng và Nhà nước cho dù có hoàn thiện đến đâu thì đến khi triển khai thực hiện đến người dân cũng vẫn gặp khó khăn, đây cũng là một trong những yếu tốảnh hưởng tới việc thực hiện dân chủở cơ sở.

* Hệ thống pháp luật

Pháp luật là công cụ quan trọng nhất để đảm bảo thực thi quyền dân chủ

của nhân dân. Trong hệ thống pháp luật của nước ta, quyền dân chủ của nhân dân

được quy định trong Hiến pháp, Luật Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, Luật Khiếu nại và tố cáo, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đất đai, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, v.v... Để thực sự phát huy dân chủ ở cấp cơ sở

như thôn, xã, phường, thị trấn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/NĐ-CP, Nghị định 79/NĐ-CP, và hiện nay là Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

phường, thị trấn năm 2007. Đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng quy định một cách cụ thể về các quyền dân chủ của nhân dân, như quyền được biết, được bàn,

được làm và được góp ý kiến ở cấp thôn, xã, phường, thị trấn.

Phát huy quyền dân chủ của nhân dân, dưới góc độ pháp luật, có nghĩa là tôn trọng nghiêm chỉnh và đảm bảo thi hành một cách đầy đủ các quyền dân chủ

của nhân dân được pháp luật quy định. Một nền dân chủ đúng đắn là một trạng thái xã hội trong đó người dân làm chủ thông qua sự quản lý, điều hành của nhà nước. Sẽ là vô chính phủ, nếu mọi người đều làm chủ theo ý mình, bất chấp pháp luật của nhà nước, bất chấp vai trò quản lý, điều hành của nhà nước.

Vậy một hệ thống pháp luật có đủ sức mạnh, đủ chế tài để quản lý các vấn

đề của xã hội là điều quan trọng đối với mỗi quốc gia. Người dân có thể hiểu

được những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ban hành, tự nguyện làm theo những yêu cầu của Đảng và Nhà nước vì lợi ích của bản thân cũng như của cả cộng

đồng là hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 37)