1. .2 Quá trình hình thành và phát triển
3.2.7. Chia sẻ nguồn lực thông tin
Bằng cách chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan thông tin thư viện có cùng chức năng, nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thực hiện tốt hơn công tác biên mục trong Thư viện. Ví dụ khi kết hợp xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung cho các thư viện, công tác biên mục sẽ không phải tiến hành lặp đi lặp lại đối với các tài liệu đã được xử lý của một trong các Thư viện thành viên. Như vậy sẽ nâng cao hơn hiệu quả của công tác biên mục khi có sự ứng dụng của công nghệ thông tin.
KẾT LUẬN
Việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi bộ mặt sản xuất của nhiều ngành nghề trong xã hội, trong đó có ngành Thông tin – Thư viện. Tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác biên mục đã làm thay đổi nhiều khâu trong công tác thư viện. Kết quả là cán bộ Thư viện làm việc với năng suất, chất lượng cao hơn, quản lý tốt hơn vốn tài liệu trong Thư viện cũng như giúp bạn đọc sử dụng tài liệu trong Thư viện hiệu quả hơn. Tuy còn một số hạn chế nhất định, song trong tương lai, với sự nỗ lực của các bộ thư viện cũng như sự quan tâm của lãnh đạo Thư viện, lãnh đạo Nhà trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác biên mục nói riêng và trong hoạt động của Thư viện nói chung sẽ đạt hiệu quả mới cao hơn, thiết thực hơn. Chính sự phát triển của Thư viện sẽ góp phần vào sự phát triển chất lượng đào tạo của Nhà trường, tạo ra đội ngũ giáo viên với trình độ chuyên môn cao, hiểu biết. Nhờ đó sẽ có đội ngũ giáo viên giỏi để đào tạo thế hệ tương lai của đất nước ưu tú hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. Lê Văn Bai (2003), “Vài suy nghĩ về hiện đại hóa thư viện”, Tập san thư viện (2), tr.15-17.
02. Trần Xuân Bản (2011), Nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
03. Tạ Thị Mỹ Hạnh (2011), Nâng cao hiệu qủa ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
04. Phạm Thị Hòa (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. 05. Cao Minh Kiểm (2010), Biên mục tự động, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
06. Trƣơng Đại Lƣợng (2008), “Xu hướng phát triển của OPAC thư viện”,
Tạp chí Thư viện Việt Nam (3), tr.11-14.
07. Vũ Dƣơng Thúy Ngà (2009), Phân loại tài liệu; Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Thư viện thông tin học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
08. Vũ Dƣơng Thúy Ngà, Vũ Thúy Bình (2008), Định chủ đề và định từ khóa tài liệu; Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Thư viện – Thông tin học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
09. Phan Huy Quế (1998), Biên soạn bài chú giải và bài tóm tắt tài liệu, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, Hà Nội.
10. Vũ Văn Sơn (2000), Giáo trình biên mục mô tả, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Phạm Minh Tâm (2006), “Một số ý kiến về biên mục MARC 21 ở Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (1), tr.10-14.
12. Đoàn Phan Tân (2009), Tin học tư liệu; Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Thông tin – Thư viện và Quản trị Thông tin, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động thư viện năm học 2010-2011 của thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
14. Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 (2012), Bảng kiểm kê tài sản tính đến ngày 31-12-2011.
15. Lê Văn Viết (2001), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội.
16. www.hpu2.edu.vn/
17. www.nlv.gov.vn
18. Yến Thanh (2010), “Áp dụng MARC 21 và AACR 2 tại thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (2), tr.5-9.
PHỤ LỤC
CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ THƢ VIỆN
01. Anh (chị) cho biết các công đoạn của qúa trình biên mục được thực hiện như thế nào tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2? Có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào những thao tác nào?
02. Theo anh (chị), việc sử dụng chỉ thị trong các trường của biểu ghi MARC 21 như vậy đã phù hợp chưa?
03. Theo anh (chị), sự sắp xếp tổ chức công việc trong công tác biên mục như vậy đã hợp lý chưa?
04. Theo anh (chị), hệ thống trang thiết bị công nghệ đã đáp ứng nhu cầu tin học hóa công tác biên mục hay chưa?
05. Anh (chị) cho biết trong qúa trình thao tác công việc có hay gặp các trục trặc do các thiết bị mạng hay không?
06. Chức năng từ điển của phần mềm Libol đã được sử dụng trong công tác biên mục hay chưa?
07. Tại sao chức năng từ điển lại không được sử dụng?
08. Anh (chị) cho biết chức năng sao chép biểu ghi qua giao thức Z39.50 của phần mềm Libol đã được thực hiện trong công tác biên mục như thế nào? 09. Tại sao chức năng sao chép biểu ghi lại không được thực hiện?