Chƣơng 3 Nhận xét và khuyến nghị
3.2.3. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ
Đội ngũ cán bộ là một trong bốn yếu tố cấu thành của Thư viện, cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến công tác Biên mục tài liệu. Để nâng cao chất lượng công tác biên mục thì việc nâng cao trình độ cho cán bộ biên mục là nhu cầu tất yếu.
* Tập huấn về ứng dụng phần mềm Libol trong công tác biên mục nói riêng và trong cơng tác nghiệp vụ của thư viện nói chung.
Phần mềm Libol như đã nói trên cịn có một số tính năng hỗ trợ biên mục chưa được sử dụng. Muốn tăng hiệu quả của công tác biên mục tài liệu cần nâng cao hiểu biết của cán bộ biên mục về các tính năng đó. (Như tập huấn về sử dụng các trường trong khổ mẫu MARC 21, Quy tắc mô tả AACR 2 và Bảng phân loại DDC).
Việc tập huấn này có thể theo nhiều cách khác nhau, có thể tự mở lớp tập huấn tại trường, mời các chuyên gia cung cấp phần mềm hoặc ở các thư viện đã ứng dụng phần mềm thành công về giảng dạy. Cách khác là cử cán bộ đi học các lớp tập huấn do Thư viện Quốc gia, Cục Thông tin Khoa học và Cơng nghệ tổ chức… Sau đó các cán bộ này sẽ hướng dẫn các cán bộ khác trong Thư viện.
* Bổ sung các cán bộ Thư viện có trình độ về cơng nghệ thơng tin.
Trong thư viện, nếu có các cán bộ có trình độ về thơng tin sẽ là một mặt mạnh của thư viện để giải quyết các vấn đề phức tạp gặp phải. Hiện nay, Thư viện đã có cán bộ có trình độ đại học về công nghệ thông tin nhưng chưa
được đào tạo chuyên ngành thư viện. Cán bộ được đào tạo chuyên ngành thư viện và công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác biên mục.
* Cử cán bộ đi học nâng cao trình độ.
Chất lượng đội ngũ cán bộ biên mục ảnh hưởng đến công tác biên mục tài liệu trong Thư viện là rất lớn. Để nâng cao trình độ cho cán bộ biên mục nói riêng cũng như các cán bộ ở cơng tác khác nói chung thì việc cử cán bộ đi học nâng cao trình độ là rất cần thiết.
Tuy nhiên bên cạnh việc cử cán bộ đi học nâng cao trình độ thì cũng cần có chính sách sử dụng đối với đội ngũ này một cách hợp lý, tránh để lãng phí nguồn nhân lực cũng như để họ gắn bó lâu dài với Thư viện hơn.
* Thường xuyên để cán bộ tham gia các hội nghị, hội thảo về ngành thư viện nói chung, về cơng tác biên mục cũng như ứng dụng công nghệ thơng tin
trong cơng tác biên mục nói riêng. Đây là một biện phát hữu hiệu để nâng cao trình độ cho cán bộ biên mục góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác biên mục tại Thư viện hiện nay.
3.3.4. Về kinh phí.
Kinh phí là vấn đề quan trọng khi ứng dụng công nghệ thông tin. Vì kinh phí cấp cho thư viện cịn hạn chế nên thư viện nhiều khi không sử dụng được đồng bồ các giải pháp công nghệ, chẳng hạn như phải cân nhắc nâng cấp phần mềm hay sử dụng phần mềm miễn phí để quản lý tài liệu số; kinh phí để trang bị cơ sở vật chất,..
Kinh phí phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chủ yếu do nhà trường cấp. Vì vậy, thư viện cần có những kiến giải hợp lý để có được khoản đầu tư cho thư viện. Thư viện cũng có thể khai thác nguồn đầu tư hỗ trợ từ bên ngoài như sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, .. Thư viện đã bỏ lỡ việc đầu tư của Quĩ châu Á, chỉ được đầu tư ở mức 1. Vì vậy, cần phải có quyền tự chủ về quản lý, tổ chức thực hiện, không để những sai sót cũ lặp lại.
Thư viện cần có nguồn kinh phí thường xun để có thể chủ động thực hiện các kế hoạch của mình về ứng dụng cơng nghệ thông tin
3.2.5. Cơ sở vật chất.
- Cần trang bị thêm hệ thống máy tính trong cơng tác Thư viện nói chung và cơng tác nghiệp vụ nói riêng. Một bước tiến mới của Thư viện là tháng 3 năm 2012 đã đưa vào hoạt động phòng đọc đa phương tiện để sử dụng tra tìm tài liệu qua OPAC (sản phẩm của q trình biên mục), nhưng vẫn cịn gặp bất cập ở chỗ hệ thống máy tính chỉ có 20 máy tra tìm tài liệu trên tổng số hơn 7000 thẻ bạn đọc sử dụng thư việc là chưa đủ.
- Trang bị máy chủ cho thư viện để có thể nhanh chóng khắc phục các sự cố khi sảy ra và Thư viện có thể chủ động vận hành.
- Xây dựng Website riêng cho Thư viện, tạo cổng kết nối với Thư viện và các cơ quan bên ngoài, tạo điều kiện cho việc trao đổi các biểu ghi thư mục với cơ quan thông tin Thư viện khác hỗ trợ rất đắc lực cho công tác biên mục. Đây là giải pháp cần phải thực hiện và sớm có thể đưa vào thực tế.
- Nâng cấp hạ tầng cơ sở thơng tin : Thư viện tại có mạng Internet, tuy nhiên nhiều khi đường truyền khơng tốt, không thể truy cập được, gây ảnh hưởng tới công tác biên mục tài liệu khi cán bộ tham khảo cách biên mục của Thư viện khác. Vì vậy cần có hạ tầng cơ sở thơng tin như mạng Internet với đường truyền tốc độ cao để nâng cao chất lượng công tác Biên mục của Thư viện.
3.2.6. Tổ chức quản lý.
Tổ chức công việc một cách hợp lý sẽ nâng cao chất lượng cũng như năng suất của công tác biên mục tài liệu.
Để nâng cao chất lượng công tác biên mục, việc chuyên mơn hóa cán bộ trong các khâu của cơng tác biên mục là cần thiết. Có thể phân cơng một bộ phận cán bộ tiến hành biên mục mô tả, một bộ phận khác làm công tác phân loại là biên mục chủ đề để nâng cao chất lượng biên mục tài liệu.
Cụ thể như tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, công tác biên mục được đảm nhiệm do 06 cán bộ, trong đó chia ra hai nhóm, 02 cán bộ biên mục tài liệu ngoại văn, 04 cán bộ biên mục tài liệu Việt văn. Có thể chun mơn hóa cơng việc hơn nữa bằng cách chia ra trong mỗi nhóm, cán bộ chun về cơng tác biên mục mô tả và cán bộ chuyên về công tác phân loại và định từ khoá. Như vậy trong mỗi khâu, cán bộ biên mục sẽ có thao tác cũng như kỹ năng thành thục hơn. Đặc biệt với công việc phân loại và định từ khố có chung một số bước như phân tích chủ đề và lựa chọn yếu tố đặc trưng nội dung, nên khi phân công cán bộ thực hiện cả hai công việc này sẽ tiết kiệm thời gian hơn là các cán bộ khác nhau phải thực hiện lặp đi lặp lại các thao tác trùng lặp trên.
Cần có bộ phận phụ trách cơng nghệ thơng tin để có thể nghiên cứu kỹ về phần mềm để có thể khai thác tối đa lợi ích của nó mang lại, sử dụng cơng nghệ một cách hợp lý
3.2.7. Chia sẻ nguồn lực thông tin.
Bằng cách chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan thông tin thư viện có cùng chức năng, nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thực hiện tốt hơn công tác biên mục trong Thư viện. Ví dụ khi kết hợp xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung cho các thư viện, công tác biên mục sẽ không phải tiến hành lặp đi lặp lại đối với các tài liệu đã được xử lý của một trong các Thư viện thành viên. Như vậy sẽ nâng cao hơn hiệu quả của cơng tác biên mục khi có sự ứng dụng của công nghệ thông tin.
KẾT LUẬN
Việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi bộ mặt sản xuất của nhiều ngành nghề trong xã hội, trong đó có ngành Thơng tin – Thư viện. Tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác biên mục đã làm thay đổi nhiều khâu trong công tác thư viện. Kết quả là cán bộ Thư viện làm việc với năng suất, chất lượng cao hơn, quản lý tốt hơn vốn tài liệu trong Thư viện cũng như giúp bạn đọc sử dụng tài liệu trong Thư viện hiệu quả hơn. Tuy còn một số hạn chế nhất định, song trong tương lai, với sự nỗ lực của các bộ thư viện cũng như sự quan tâm của lãnh đạo Thư viện, lãnh đạo Nhà trường, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác biên mục nói riêng và trong hoạt động của Thư viện nói chung sẽ đạt hiệu quả mới cao hơn, thiết thực hơn. Chính sự phát triển của Thư viện sẽ góp phần vào sự phát triển chất lượng đào tạo của Nhà trường, tạo ra đội ngũ giáo viên với trình độ chun mơn cao, hiểu biết. Nhờ đó sẽ có đội ngũ giáo viên giỏi để đào tạo thế hệ tương lai của đất nước ưu tú hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. Lê Văn Bai (2003), “Vài suy nghĩ về hiện đại hóa thư viện”, Tập san thư
viện (2), tr.15-17.
02. Trần Xuân Bản (2011), Nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại
thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Luận văn thạc sĩ khoa học thư
viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
03. Tạ Thị Mỹ Hạnh (2011), Nâng cao hiệu qủa ứng dụng công nghệ thông
tin tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Luận văn thạc sĩ khoa học
thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
04. Phạm Thị Hịa (2011), Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác xử
lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
05. Cao Minh Kiểm (2010), Biên mục tự động, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
06. Trƣơng Đại Lƣợng (2008), “Xu hướng phát triển của OPAC thư viện”,
Tạp chí Thư viện Việt Nam (3), tr.11-14.
07. Vũ Dƣơng Thúy Ngà (2009), Phân loại tài liệu; Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Thư viện thông tin học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
08. Vũ Dƣơng Thúy Ngà, Vũ Thúy Bình (2008), Định chủ đề và định từ khóa tài liệu; Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Thư
09. Phan Huy Quế (1998), Biên soạn bài chú giải và bài tóm tắt tài liệu, Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, Hà Nội.
10. Vũ Văn Sơn (2000), Giáo trình biên mục mô tả, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
11. Phạm Minh Tâm (2006), “Một số ý kiến về biên mục MARC 21 ở Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (1), tr.10-14.
12. Đoàn Phan Tân (2009), Tin học tư liệu; Giáo trình dùng cho sinh viên
ngành Thông tin – Thư viện và Quản trị Thông tin, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động thư viện năm học 2010-2011 của thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
14. Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 (2012), Bảng kiểm kê tài
sản tính đến ngày 31-12-2011.
15. Lê Văn Viết (2001), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thơng tin, Hà Nội. 16. www.hpu2.edu.vn/
17. www.nlv.gov.vn
18. Yến Thanh (2010), “Áp dụng MARC 21 và AACR 2 tại thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (2), tr.5-9.
PHỤ LỤC
CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ THƢ VIỆN
01. Anh (chị) cho biết các cơng đoạn của qúa trình biên mục được thực hiện như thế nào tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2? Có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào những thao tác nào?
02. Theo anh (chị), việc sử dụng chỉ thị trong các trường của biểu ghi MARC 21 như vậy đã phù hợp chưa?
03. Theo anh (chị), sự sắp xếp tổ chức công việc trong công tác biên mục như vậy đã hợp lý chưa?
04. Theo anh (chị), hệ thống trang thiết bị công nghệ đã đáp ứng nhu cầu tin học hóa cơng tác biên mục hay chưa?
05. Anh (chị) cho biết trong qúa trình thao tác cơng việc có hay gặp các trục trặc do các thiết bị mạng hay không?
06. Chức năng từ điển của phần mềm Libol đã được sử dụng trong công tác biên mục hay chưa?
07. Tại sao chức năng từ điển lại không được sử dụng?
08. Anh (chị) cho biết chức năng sao chép biểu ghi qua giao thức Z39.50 của phần mềm Libol đã được thực hiện trong công tác biên mục như thế nào? 09. Tại sao chức năng sao chép biểu ghi lại không được thực hiện?