Chính sách thuế đối với TTCHCC ở một số nƣớc và kinh nghiệm cho Việt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG căn hộ CHUNG cư TRƯỜNG hợp NGHIÊN cứu tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn:

1.3. Chính sách thuế đối với TTCHCC ở một số nƣớc và kinh nghiệm cho Việt

Việt Nam:

1.3.1. Chính sách thuế đối với TTCHCC ở một số nƣớc:

Chính sách thuế đối với CHCC đƣợc các nƣớc áp dụng từ rất sớm, thƣờng là ngay từ khi hình thành hệ thống thuế của mỗi quốc gia, bao gồm: thuế nhà hoặc công trình xây dựng trên đất; thuế giá trị gia tăng trên tài sản là BÐS; thuế thừa kế, cho tặng BÐS… Ngày nay, các thuế này đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở các nƣớc. Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển đổi, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, do đó việc nghiên cứu, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm thu thuế

ở một số các quốc gia khác là điều cần thiết. Vì vậy, luận văn đã chọn một số quốc gia có các điều kiện về kinh tế, xã hội,… khác nhau và hệ thống chính sách thuế thu từ BÐS khác nhau.

1.3.1.1. Cộng hòa Pháp:

Pháp là một trong các quốc gia có hệ thống thuế tiến bộ trên thế giới và có các sắc thuế BÐS, cụ thể:

- Thuế đất ở và đất xây dựng:

Ðối tƣợng nộp thuế này là các chủ sở hữu đất trƣớc ngày 1/1 của năm tính thuế và đã đăng ký ghi tên vào sổ thuế. Mức thu thuế đất ở và đất xây dựng do chính quyền địa phƣơng ấn định theo khung thuế của nhà nƣớc. Mức thuế có thể điều chỉnh tăng giảm tùy theo nhu cầu chi tiêu và khả năng nguồn thu trong năm của địa phƣơng. Những diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng nhu xây dựng các công trình tôn giáo, giáo dục, y tế, các kho thóc, trại chăn nuôi của hợp tác xã,… đƣợc miễn thuế.

1.3.1.2. Thụy Ðiển

Tại Thụy Ðiển, các sắc thuế liên quan đến thị trƣờng BÐS gồm thuế BÐS và thuế tài sản.

- Thuế BÐS: thuế BÐS ở Thụy Ðiển là thuế thu trên giá trị nhà và đất gồm: Nhà xây dựng, các loại đất xây dựng và các loại đất khác nhƣ: Ðất ở, đất bao quanh nhà, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng khác do tƣ nhân sở hữu. Thụy Ðiển không áp dụng thuế BÐS đối với BÐS sử dụng vào mục đích công cộng. Ðối tƣợng nộp thuế này là chủ sở hữu đất và nhà. Căn cứ tính thuế là diện tích, giá nhà, đất tính thuế và thuế suất. Hàng năm chủ sở hữu đất phải đăng ký BÐS tại cơ quan quản lý nhà đất. Cơ quan quản lý nhà đất làm nhiệm vụ theo dõi cung cấp tài liệu cho cơ quan thuế về chủ sở hữu, diện tích, loại đất, giá đất,… Co quan thuế địa phƣơng lƣu giữ các tài liệu trên và có mã số riêng của từng chủ SDÐ. Giá đất tính thuế đƣợc xác định 6 năm một lần. Căn cứ để xác định giá tính thuế là giá của từng loại đất trên thị trƣờng của 2 năm truớc. Giá đất đƣợc xác định chủ yếu căn cứ vào hiệu quả kinh tế do đất đai mang lại. Thuế suất áp dụng thống nhất là 1,4%/năm.

- Thuế tài sản: Cùng với việc thu thuế BÐS các hộ nông dân, chủ trang trại còn phải nộp thuế tài sản (bao gồm nhà, cổ phần, cổ phiếu, tiền gửi ngân hàng,…). Thụy Ðiển quy dịnh nếu tài sản chung có giá trị 800.000SEK/năm trở lên sẽ phải nộp thuế.

Thuế tài sản đƣợc tính theo biểu thuế lãy tiến từng phần với 3 mức thuế suất: 1,5%, 2,6%, 3% đƣợc áp dụng tƣơng ứng với tổng giá trị tài sản từ 800.000SEK đến dƣới 1.300.000SEK, từ 1.300.000SEK đến dƣới 3.600.000SEK, từ 3.600.000SEK trở lên.

1.3.1.3. Mỹ:

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng hàng đầu thế giới, thị trƣờng BÐS ở Mỹ phát triển mạnh, chính sách thuế cho thị trƣờng này cũng rất thoáng và linh hoạt theo từng địa phƣơng:

- Thuế chuyển nhƣợng BÐS: khi mua bán BÐS, ngƣời mua lẫn ngƣời bán phải chịu một số chi phí liên quan và thuế chuyển nhƣợng. Nguời bán phải chịu chi phí và thuế khi sang nhƣợng quyền sở hữu do ngƣời mua thƣờng yêu cầu. Còn nguời mua, từ đó trở di, đóng thuế BÐS dựa theo giá mua có thể cao gấp nhiều lần so với nguời chủ cũ.

Tại một số tiểu bang, hội đồng thành phố đã thông qua nghị quyết yêu cầu Nghị viện tiểu bang cho phép chính quyền thành phố quyết định mức thuế chuyển nhƣợng. Việc định mức thuế cao nhằm giúp cho địa phƣơng có ngân sách xây nhà bán rẻ cho ngƣời nghèo. Giá trị nhà càng cao, mức thuế càng cao. Mức thuế chuyển nhƣợng là 10 xu cho mỗi 100 Đô la Mỹ cho nhà bán với giá dƣới 600,000 Đô la Mỹ, 20 xu cho mỗi 100 Đô la Mỹ cho nhà bán với giá trên 600,000 Đô la Mỹ, 30 xu cho mỗi 100 Đô la Mỹ cho nhà bán với giá trên 1 triệu Đô la Mỹ.

- Thuế BÐS: Ở Mỹ, sở hữu nhà phải đóng thuế BÐS cho địa phƣơng, đó cũng là khoản tiền địa phƣơng dùng để trang trải chi phí giáo dục, cảnh sát, cứu hỏa... Tuy nhiên, tỷ lệ đóng thuế đối với từng địa phƣơng không giống nhau. Tại nhiều khu vực, luật lệ địa phƣơng cho phép chính quyền điều chỉnh mức thuế lên xuống tùy trị giá BÐS vào năm đó. Theo nguyên tắc, NSĐP không thể để thâm hụt nhƣ ngân sách liên bang nên chính quyền địa phƣơng tìm nhiều cách để tăng thuế.

Thuế BÐS tăng cao đến mức ngƣời dân nhiều tiểu bang đòi thông qua luật hạn chế mức tăng hàng năm. Tuy vậy, nhiều địa phƣơng muốn thu hút đầu tƣ kinh doanh nên đã thành lập các khu đặc biệt và giảm thuế BÐS cho các khu này. Thông thƣờng thì giới kinh doanh nộp thuế BÐS cao hơn dân cƣ, chính việc làm này làm nhiều ngƣời Mỹ phản đối hệ thống thu thuế BÐS.

Thuế BÐS là nguồn thu chính của NSĐP nên đƣợc tính toán rất kỹ. Hàng năm, các địa phƣơng đều định giá lại nhà đất để áp thuế cho đúng giá thị trƣờng. Việc định giá BÐS do một hội đồng tƣ vấn mà các thành viên của hội đồng này đƣợc các văn phòng mua bán BÐS cử đại diện tham gia hàng năm hoặc do các cơ quan tƣ vấn tƣ nhân nghiên cứu thị trƣờng đề xuất giá. Khi đánh thuế, các địa phƣơng tham khảo giá này để quyết định giá tính thuế.

- Thuế thu nhập từ việc bán BÐS: Quy định cơ bản nhƣ sau: Một cặp vợ chồng bán căn nhà cƣ ngụ chính có lãi, thì đƣợc hƣởng $500,000 tiền lãi không tính thuế thu nhập, trong khi ngƣời độc thân chỉ hƣởng đƣợc một nửa, tức $250,000. Ðó là mức ấn dịnh. Tất cả số lãi từ việc bán nhà cao hơn mức quy định đều phải chịu thuế suất thông thƣờng là 15%. Cá biệt, nếu lợi tức chịu thuế thấp, thì chỉ đóng thuế 5%. Tuy nhiên để đƣợc hƣởng mức ƣu đãi này, nguời bán nhà phải sở hữu và sống trong ngôi nhà này ít nhất là hai năm (không bắt buộc là 24 tháng liên tục), trừ những trƣờng hợp bất khả kháng nhƣ bệnh tật, thay đổi nơi cƣ trú do thay đổi chỗ làm, …

Ngoài thuế BÐS, khi bán nhà có lãi, mà nhà ở chƣa quá 2 năm, chủ nhà còn phải đóng thuế thu nhập từ khoản lãi (chừng 15%). Tiền hoa hồng cho giới địa ốc (vì mua bán nhà cửa ở Mỹ ít khi thực hiện trực tiếp ) cũng khá cao, khoảng 6% trị giá căn nhà.

1.3.1.4. Ðài Loan:

Ðài Loan áp dụng chính sách thuế BÐS gồm có thuế giá trị đất, thuế giá trị đất tăng thêm, cụ thể nhu sau:

- Thuế giá trị đất: thuế giá trị đất là sắc thuế quan trọng nhất trong lĩnh vực đất đai của Ðài Loan vì đƣợc sử dụng là công cụ quản lý quan trọng của nhà nƣớc

đối với BÐS và là nguồn thu quan trọng cho NSÐP. Ðối tƣợng nộp thuế là các chủ sở hữu đất.

Trong trƣờng hợp chƣa xác định đƣợc chủ sở hữu thì ngƣời đang SDĐ đó phải nộp thuế giá trị đất. Căn cứ tính thuế là diện tích, giá đất tính thuế và thuế suất. Về thuế suất, áp dụng hai loại thuế suất là thuế suất lũy tiến thông thƣờng và thuế suất ƣu đãi đặc biệt. Thuế suất lũy tiến thông thƣờng đƣợc dùng để tính thuế cho đất với mức thuế thấp nhất là 1% và cao nhất là 5,5% với cơ cấu nhƣ sau: Khi giá trị đất dƣới mức khởi điểm chịu thuế thì áp dụng thuế suất cơ bản là 1%; Trong trƣờng hợp giá trị đất vƣợt quá mức khởi điểm nhƣng không quá 500% so với khởi điểm sẽ tính thêm vào thuế suất cơ bản là 0,5%; Khi giá trị đất tăng trên 500% so với mức khởi điểm thì mỗi 500% tăng thêm sẽ tính thêm vào thuế suất cơ bản là 1% cho đến mức tối đa là 5,5%. Giá trị khởi điểm là mức giá trị trung bình của diện tích đất rộng 700m2 tại từng tỉnh, thành phố.

Ngoài thuế suất thông thƣờng, Ðài Loan còn quy định một số thuế suất đặc biệt là 0,2%, 0,6%, 1% tƣơng ứng với các loại đất dùng đặc biệt là đối với đất ở, đất dùng cho đơn vị sự nghiệp, đất dùng vào công trình công cộng; thuế suất 1% đối với đất công hữu và không thu thuế lũy tiến. Trong trƣờng hợp ngƣời SDÐ có nhiều diện tích đất trong cùng một tỉnh hoặc đô thị thì sẽ đƣợc gộp tổng diện tích đất lại để tính tổng giá trị làm căn cứ tính thuế lũy tiến.

- Thuế giá trị đất tăng thêm: đây là sắc thuế thu trên phần giá trị đất tăng thêm tại thời diểm đất đƣợc chuyển nhƣợng. Ðối tƣợng nộp thuế là ngƣời chủ cũ trong trƣờng hợp chuyển nhƣợng có bồi thƣờng nhƣ mua bán, trao đổi, nhà nƣớc trƣng mua và là ngƣời chủ mới trong trƣờng hợp chuyển nhƣợng không bồi thƣờng. Căn cứ tính thuế là giá trị đất tăng thêm và thuế suất. Giá trị đất tăng thêm là chênh lệch giữa giá chuyển nhƣợng và giá của lần mua vào ngay trƣớc đó. Việc xác định giá chuyển nhƣợng của đất phụ thuộc vào loại đất. Ðối với đất thƣờng, CP có biểu giá trị đƣợc áp dụng tại thời điểm chủ đất kê khai chuyển nhƣợng. Trong trƣờng hợp giá trị của CP đƣa ra thấp hơn giá trị chuyển nhƣợng thì sẽ lấy giá trị chuyển nhƣợng làm căn cứ tính. Ðối với đất CP trƣng mua, cơ sở tính toán là giá trúng đấu giá. Giá trị ròng tăng thêm đƣợc tính trên cơ sở giá tại thời điểm công bố trừ đi giá

trị của lần chuyển nhƣợng cuối cùng và các chi phí mà chủ SDÐ bỏ ra để cải tạo đất. Cùng với việc tính toán đó, để tính chính xác giá trị tăng thêm ròng của đất đai, giá trị đất ban đầu hoặc giá trị của lần chuyển nhƣợng cuối cùng sẽ đƣợc điều chỉnh theo chỉ số giá hàng tiêu dùng đƣợc nhà nƣớc công bố. Thuế suất thuế giá trị đất tăng thêm áp dụng biểu thuế lũy tiến tính trên giá trị tăng thêm với các mức 40%, 50%, 60% tƣơng ứng với giá trị tổng thể đến 100%, trên 100% đến 200%, trên 200% giá công bố ban đầu hoặc giá tại thời điểm chuyển nhƣợng cuối cùng. Sau khi mua bán đất đai, đất đó phải đƣợc đăng ký tên chủ mới trƣớc khi chuyển nhƣợng tiếp theo, nếu không sẽ bị phạt 2% giá trị bán của lần chuyển nhƣợng sau.

1.3.2. Kinh nghiệm áp dụng chính sách thuế đối với TTCHCC ở một số nƣớc cho Việt Nam:

Nghiên cứu qua chính sách thuế BÐS nói chung và CHCC của một số quốc gia, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc hoàn thiện chính sách thuế BÐS CHCC nhƣ sau:

Bài học kinh nghiệm 1: Chính sách thuế BÐS, trong đó có thuế đất là sắc thuế đã tồn tại từ lâu trên thế giới. Trong quá trình phát triển, các quốc gia luôn nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các sắc thuế BÐS khác nhƣ thuế nhà, thuế đăng ký BÐS, thuế thừa kế, biếu tặng BÐS nhằm góp phần quản lý và điều tiết kinh tế nói chung và thị trƣờng BÐS nói riêng.

Bài học kinh nghiệm 2: Thuế BÐS là nguồn thu quan trọng cho NSĐP nhƣng không vì thế mà nóng vội trong việc nghiên cứu nhằm cải cách triệt để hệ thống thuế này, bởi lẽ việc cải cách còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ chính trị, kinh tế, xã hội, nhận thức của ngƣời dân,… và đặc biệt là công tác quản lý BÐS. Do đó, cải cách cần tiến hành từng bƣớc, phù hợp với sự phát triển KTXH và trình độ quản lý BÐS.

Bài học kinh nghiệm 3: Các sắc thuế BÐS đƣợc xây dựng độc lập hay kết hợp với một số chính sách thu khác đối với BÐS tùy thuộc vào mục đích của nhà nƣớc, điều kiện thực tế và tập quán của mỗi nƣớc nhƣng cơ sở tính thuế BÐS phải là giá trị của BÐS. Việc áp dụng thuế suất lũy tiến là cần thiết nhằm đảm bảo sự

công bằng giữa các đối tƣợng nắm giữ, chuyển dịch BÐS, hạn chế việc đầu cơ BÐS và thúc đẩy việc sử dụng BÐS có hiệu quả.

Bài học kinh nghiệm 4: Các yếu tố để làm căn cứ tính thuế BÐS là diện tích, giá BÐS và thuế suất. Việc định giá BÐS để đánh thuế phải phù hợp với giá trị thị trƣờng nhằm đảm bảo công bằng, hạn chế các hiện tƣợng tiêu cực gây thất thoát nguồn thu từ thuế. Mức thuế suất cho thuế BÐS phải phù hợp giá trị kinh tế mà BÐS có thể mang lại và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự phát triển của nền kinh tế.

Bài học kinh nghiệm 5: Ðể quản lý và ổn định thị trƣờng BÐS ở các nƣớc thì nhà nƣớc phải điều tiết vào thu nhập thực tế của ngƣời chuyển nhƣợng BÐS thông qua hình thức thuế thu nhập hoặc thuế giá trị đất tăng thêm với các mức thuế khác nhau và có lƣu ý đến những trƣờng hợp ngƣời có thu nhập thấp.

Kết luận chƣơng 1:

Nội dung chƣơng này đề cập đến khái niệm CHCC, TTCHCC cũng nhƣ chính sách thuế liên quan đến TTCHCC. Qua việc nghiên cứu về thuế BÐS và chính sách thuế BÐS nói chung và CHCC nói riêng tại một số quốc gia trên thế giới: Pháp, Thụy Ðiển, Mỹ và Ðài Loan, luận văn rút ra năm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách thuế BÐS, đó là: Hoàn thiện chính sách thuế BÐS là vấn đề tất yếu; Việc hoàn thiện cần tiến hành từng bƣớc phụ thuộc vào điều kiện phát triển KTXH và trình độ quản lý BÐS; Xây dựng chính sách thuế BÐS có thể độc lập hoặc kết hợp với các chính sách thu khác, xác định các yếu tố cơ bản làm căn cứ tính thuế BÐS, nhà nƣớc thực hiện chính sách điều tiết thu nhập từ BÐS đối với tổ chức, cá nhân.

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI TTCHCC CƢ TẠI TPHCM

2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thị trƣờng BĐS là CHCC tại TP. HCM: CHCC tại TP. HCM:

Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đƣợc xem là bƣớc ngoặt phát triển nền kinh tế Việt Nam: “phát triển theo cơ chế thị trường, dưới

sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”. Đến

năm 1987, Luật Đất đai ra đời tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho thị trƣờng BĐS:

“đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý; Nhà nước giao đất và cho phép chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được

giao”. Theo luật này thì Nhà nƣớc cho phép nhà ở và công trình xây dựng trên đất

đƣợc chuyển nhƣợng, là điều kiện tiền đề cho thị trƣờng nhà ở hình thành.

Đến Luật Đất đai năm 1993, thị trƣờng BĐS ở nƣớc ta đã đƣợc khơi dậy, hình thành và từng bƣớc phát triển. Theo luật này thì đất đai cũng là tài sản của toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý nhƣng Nhà nƣớc thực hiện giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, cho thuê lại, góp vốn liên doanh, bảo lãnh. bằng giá trị quyền SDĐ. Những quyền này cũng đƣợc áp dụng cho tổ chức nhƣng có hạn chế đối với tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền SDĐ hoặc thuê đất. Đây là lần đầu tiên quan niệm về đất đai và quyền SDĐ đai ở nƣớc ta đƣợc pháp luật thừa nhận và xem nhƣ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG căn hộ CHUNG cư TRƯỜNG hợp NGHIÊN cứu tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)