Nhận xét về thực trạng sử dụng các chuẩn nghiệp vụ trong biên mục tà

Một phần của tài liệu Áp dụng các chuẩn biên mục tại thư viện tỉnh hưng yên (Trang 75)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1 Nhận xét về thực trạng sử dụng các chuẩn nghiệp vụ trong biên mục tà

tài liệu tại thư viện tỉnh Hưng Yên

Nhìn chung, việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong biên mục tại thư viện tỉnh Hưng Yên đã đáp ứng được nhu cầu tin của NDT tại thư viện và trao đổi thông tin giữa các thư viện. Tuy nhiên, việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ đang ở bước đầu thực hiện nên không thể tránh khỏi những khó khăn hạn chế. 3.2 Các chuẩn biên mục tài liệu

Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong biên mục tại thư viện tỉnh Hưng Yên, nhận thấy thư viện đã giành sự quan tâm đích đáng cho việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ AACR2, MARC21, DDC trong quy trình xử lý tài liệu của mình, đặc biệt là công tác

biên mục tài liệu nói riêng. AACR2

Thuận lợi

- AACR2 là Quy tắc biên mục Anh - Mỹ, không có nhiều khác biệt so với quy tắc của Thư viện Quốc gia Việt Nam 1994, do cùng sử dụng phần mô tả theo ISBD nên không phức tạp và mới mẻ đối với cán bộ biên mục của thư viện. Thư viện tỉnh Hưng Yên có sử dụng khổ mẫu MARC21, do vậy thuận lợi cho biên mục sao chép, tận dụng được các kết quả biên mục của các thư viện khác có cùng tiêu chuẩn.

Khó khăn

Trong quy tắc AACR2, có nhiều quy định trong phần mô tả, đặc biệt là phần lập điểm truy nhập (tiêu đề mô tả) cũng khác với quy tắc mô tả Việt Nam. Do đó, khi áp dụng AACR2 có nhiều yếu tố mô tả không tương thích và thư viện phải sửa đổi, mất thời gian và công sức.

69

- Cách biên mục theo AACR2 đôi khi làm mất thông tin về các tác giả có trách nhiệm khác, nếu không lập tiêu đề phụ cho các tác giả này.

- Bản đầy đủ của AACR2 rất chi tiết và phức tạp, đôi khi gây khó khăn cho cán bộ Biên mục. Ngay cả các bản dịch sang tiếng Việt các thuật ngữ được dùng cũng gây khó hiểu cho người sử dụng.

MARC 21

Thuận lợi

Mặc dù số lượng biểu ghi thư mục của thư viện tỉnh Hưng Yên còn khiêm tốn, nhưng bước đầu chất lượng của biểu ghi đã tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

+ Về các tiêu chuẩn Công nghệ Thông tin, do phần mềm Libol 6.0 là phần mềm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn Z39.50; ISO 2709 nên CSDL của thư viện đã chia sẻ và tiếp nhận được các biểu ghi thư mục cần thiết từ các thư viện khác trong nước và trên thế giới qua mạng Internet.

+ Hầu hết các sách tiếng Anh ở thư viện đã được biên mục sao chép qua mạng Internet nhờ chuẩn Z39.50 của phần mềm Libol 6.0.

+ MARC21 là một khổ mẫu tích hợp có thể dùng chung cho các loại hình tài liệu thư viện không phải thiết kế các mẫu nhập tin khác nhau, mà chỉ cần thêm bớt các trường dữ liệu đặc thù cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của thư viện.

+ Khả năng chia sẻ và sử dụng các biểu ghi thư mục giữa các thư viện với nhau được dễ dàng không chỉ giữa thư viện với các thư viện trong nước mà cả với thư viện nước ngoài.

Khó khăn

+ Các tài liệu chưa được chuẩn hóa hết sang MARC21

+ Một số vấn đề về tiêu đề mô tả hình thức (đối với sách) theo qui tắc mô tả của Việt Nam khi chuyển sang biên mục trên MARC21 không biết xếp

70

vào đâu cho đúng với qui tắc biên mục của Việt Nam như tài liệu pháp luật, tài liệu tiêu chuẩn … Vì vậy, gây khó khăn cho cán bộ biên mục.

+ Giữa mã tên nước, mã ngôn ngữ in trong phụ lục của MARC21 rút gọn và của chuẩn MARC21 không giống nhau sẽ dẫn đến việc không thống nhất trong biên mục gây khó khăn cho người biên mục.

+ Tại thư viện, các trường của MARC21 mới áp dụng được các trường cơ bản và các chỉ thị mới đang sử dụng ở một số trường.

DDC Thuận lợi

+ Với nhiều ưu điểm, DDC đã giải quyết được cơ bản các tồn tại của Khung phân loại Thập tiến 17 lớp, thuận lợi cho cán bộ phân loại trong việc tìm những ký hiệu thích hợp, đặc biệt bảng phân loại DDC thường xuyên được cập nhật, bổ sung nên theo sát sự thay đổi của các ngành khoa học, các lĩnh vực tri thức mới xuất hiện.

+ DDC dễ sử dụng, đơn giản, khoa học phù hợp với việc tổ chức sắp xếp sách theo môn loại và kho mở.

+ DDC là khung phân loại mang tính quốc tế. Việc áp dụng DDC không chỉ giúp thư viện trao đổi dễ dàng hơn giữa các thư viện trong nước và chia sẻ với các thư viện khác trên thế giới

Khó khăn

+ DDC là một khung phân loại đồ sộ lại chưa có ấn bản DDC đầy đủ nên bước đầu sử dụng còn gặp nhiều khó khăn, kinh nghiệm về sử dụng DDC chưa nhiều.

+ DDC mới trong quá trình bước đầu áp dụng tại thư viện nên kinh nghiệm còn ít, trong quá trình phân loại, các cán bộ phân loại mang tính tự động, không ghép chỉ số phân loại theo đúng quy định, còn mang tính chủ quan dẫn đến định chỉ số phân loại còn sai.

71

+ Sự khác biệt về cách kết hợp ký hiệu phân loại giữa DDC và Khung phân loại Thập tiến 17 lớp bước đầu tạo ra bỡ ngỡ cho cán bộ phân loại.

3.2.1 Đội ngũ cán bộ biên mục

Thuận lợi

Cán bộ của thư viện có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, đặc biệt là có kĩ năng tin học thành thạo. Tinh thần làm việc của cán bộ nhiệt tình, cởi mở.

Cán bộ biên mục thường xuyên được trau dồi kiến thức, được cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn.

Khó khăn

Đội ngũ cán bộ thư viện còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cả về số lượng và chất lượng:

- Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ còn nhiều hạn chế trong khi đó nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thông tin của NDT ngày một cao

- Trình độ ngoại ngữ vẫn còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác bổ sung, xử lý tài liệu, nhất là các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

- Số lượng cán bộ còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu công tác, đặc biệt là các công việc phát sinh như hồi cố dữ liệu, áp dụng các chuẩn nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ xử lý nghiệp vụ.

3.2.2 Cơ sở vật chất hỗ trợ công tác biên mục

Thuận lợi

Thư viện được trang bị cơ sở vật chất tương đối tốt, với nhiều máy tính, tất cả các máy tính đề được kết nối mạng.

Ở các phòng chức năng đều được trang bị các thiết bị hiên đại như: máy in, giá sách, xe đẩy.. tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của thư viện.

Khó khăn

Các cơ sở hạ tầng đang trong quá trình xây dựng nên các phòng ban còn chật chội, không gian đọc tài liệu cho NDT còn hạn chế.

72

Đường truyền mạng chưa ổn định, gây khó khăn cho cán bộ biên mục và bạn đọc tra cứu tài liệu.

Hệ thống máy tính phục vụ người dùng tin tra cứu còn ít, làm giảm nhu cầu của NDT.

3.2.3 Hoạt động khai thác sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thư viện khi sử dụng các chuẩn biên mục sử dụng các chuẩn biên mục

Thuận lợi

- Hệ thống các CSDL thưc mục được cập nhật và sửa đổi thường xuyên giúp bạn đọc tra cứu thông tin kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện.

- Mục lục tra cứu công cộng trực tuyến OPAC giúp cho NDT tiết kiệm được thời gian tra cứu và mang lại hiệu quả hơn.

- Dịch vụ thông báo sách mới giúp NDT có thể nhanh chóng tìm được tài

liệu mình cần mà không mất nhiều thời gian tra cứu.

Khó khăn

- Các sản phẩm và dịch vụ của thư viện chưa phong phú và chất lượng còn hạn chế.

- Bộ máy tra cứu hiện đại còn hạn chế, số lượng máy tính tại các phòng phục vụ còn ít, đường truyền mạng đôi khi không ổn định nên gây mất nhiều thời gian của NDT.

3.3 Kiến nghị

Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong biên mục tài liệu của bhư viện, tôi xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như sau:

3.3.1 Chuẩn hóa nghiệp vụ trong công tác biên mục tài liệu

- Để triển khai tốt việc áp dụng các chuẩn này trong biên mục tài liệu tại

thư viện thì cần có các tài liệu hướng dẫn cụ thể để cán bộ biên mục hiểu chính xác và thống nhất các chuẩn biên mục tài liệu.

73

- Tăng cường các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ nhằm phổ biến việc áp dụng theo chuẩn quy tắc AACR2, khổ mẫu MARC21, khung phân loại DDC.

- Thư viện nên có sự đầu tư tiếp theo để tiến hành áp dụng các chuẩn nghiệp vụ ở các kho tài liệu còn lại nhằm chuẩn hoá toàn bộ nguồn lực thông tin hiện có của Thư viện.

- Thực hiện tốt các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ theo các chuẩn biên mục để xử lý tài liệu được hiệu quả hơn.

3.3.2 Hoàn thiện cơ sở vật chất hỗ trợ việc chuẩn hóa

- Đầu tư tài chính cũng như các trang thiết bị cần thiết để thư viện lập kế hoạch biên mục hồi cố các kho sách còn lại nhằm chuẩn hóa toàn bộ nguồn nhân lực thông tin trong thư viện.

- Tăng cường thêm diện tích sử dụng cho thư viện để mở rộng phạm vi đáp ứng nhu cầu thông tin cho NDT khi áp dụng các chuẩn nghiệp vụ mới. Muốn làm được điều này thư viện cần tổ chức các hình thức phục vụ mới như: kho mở, phòng đọc tự chọn...

- Tăng cường việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thư viện, đặc biệt là việc trang bị phần mềm thư viện hiện đại hỗ trợ các chuẩn quốc tế về quản lý và trao đổi dữ liệu.

3.3.3 Tổ chức đội ngũ cán bộ biên mục

Cần bổ sung nhân sự cho thư viện để có thể vừa đảm bảo công tác trực tiếp phục vụ, vừa đảm bảo hoàn thành công tác chuyên môn.

- Tập huấn cho cán bộ về việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong biên mục tài liệu như: Tham gia các khóa đào tạo do Hội Liên hiệp Thư viện các trường Đại học, Thư viện Quốc gia tổ chức định kì hằng năm.

- Tăng cường thêm nhân lực cho thư viện, với qui mô đào tạo ngày càng mở rộng số lượng nhân lực như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu công tác, đặc biệt là việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ.

74

- Tăng cường bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực cho thư viện, thường xuyên cử cán bộ đi học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài nhằm cập nhật kịp thời những kiến thức mới, các chuẩn và công nghệ về lĩnh vực khoa học thư viện.

3.3.4 Hoạt động khai thác sử dụng các sản phẩm và dịch vụ TV - TT khi sử dụng các chuẩn biên mục sử dụng các chuẩn biên mục

- Củng cố và tăng cường chất lượng các sản phẩm và dịch vụ TV - TT. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hệ thống mục lục truy cập công cộng trực tuyến OPAC.

- Đào tạo người dùng tin sử dụng hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Việc đào tạo NDT nhằm giúp họ hiểu biết được tầm quan trọng của hoạt động TV - TT, nắm vững được các kỹ năng tìm tin, xử lý thông tin đúc rút được các tri thức mới phù hợp với nhu cầu của mình.

Để giúp đỡ cho NDT khai thác tốt và hiệu quả các các sản phẩm và dịch vụ của mình, thư viện cần triển khai các chương trình đào tạo NDT giúp họ biết cách sử dụng các sản phẩm của mình, rèn luyện cho họ kỹ năng khai thác thông tin và phương thức tìm kiếm thông tin thông qua các sản phẩm và dịch vụ.

75 KẾT LUẬN

Trong giai đoạn ngày nay, việc chuẩn hóa các nghiệp vụ vào công tác xử lý tài liệu và biên mục là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động của thư viện tỉnh Hưng Yên nói riêng và trong các cơ quan TV - TT nói chung. Việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ vào công tác xử lý tài liệu và biên mục tại thư viện là rất cần thiết đáp ứng được nhu cầu của NDT đồng thời thúc đẩy quá trình hội nhập trên toàn cầu.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về thư viện tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là đi sâu vào nghiên cứu việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong biên mục tài liệu tại thư viện, tôi nhận thấy tuy mới trong giai đoạn đầu áp dụng các chuẩn nghiệp vụ và không tránh khỏi những khó khăn, thiếu sót. Nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, nhiệt tình của toàn bộ cán bộ của thư viện, sự quan tâm của Ban Giám đốc thư viện tỉnh Hưng Yên và sự giúp đỡ quan tâm của các cá nhân trong và ngoài nước, thư viện đã đạt được những thành tựu to lớn, cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời cho NDT.

Để phát triển chung cùng với cộng đồng thư viện trong nước và ngoài nước thư viện cần phát huy hơn nữa những thuận lợi, khắc phục những hạn chế bằng cách đầu tư hơn nữa cả về nhân lực, vật lực và tài lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ vào công tác nghiệp vụ của mình.

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng phân loại tài liệu địa chí: Dùng cho các thư viện công cộng / Lê Gia

Hội, Nguyễn Hữu Viêm.- H.: Vụ văn hóa quần chúng và thư viện, 1993.

2. Các thư viện ở Việt Nam.- H.: Bộ Văn hóa thông tin,1998.- 179tr. 3. Cẩm nang nghề thư viện / Lê Văn Viết.- H.: Văn hóa thông tin.

4. Hệ thống phân loại thập phân Dewey / Đoàn Huy Oánh biên dịch.-

H.:2000.

5. Khung phân loại thập phân DDC / Lê Văn Viết.- H.: Thư viện Quốc gia

Việt Nam,2010.- 106tr.

6. Marc21 rút gọn cho dữ liệu thư mục.- H.TTTTKH&CNQG, 2005.- 321tr. 7. Pháp lệnh Thư viện.- H.: Chính tri quốc gia 2001.

8. Phân loại tài liệu.- H.: Đại học văn hóa, 2004.- 322tr. 9. Quy chế hoạt động của Thư viện tỉnh Hưng Yên.

10. Quy tắc biên mục Anh - Mỹ.- Xuất bản lần thứ 2. Cập nhật 2004: Bản

thảo.- H. TTTTKH&CNQG,2007.

11. Thư viện học đại cương / Nguyễn Thị Yến Vân : Giáo trình dùng cho học

sinh hệ đại học của thư viện.- H.: NXB, trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hóa, 1981.- 128tr

12. Tin học trong hoạt động thông tin thư viện / Đoàn Phan Tân.- H.: Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2001.- 296tr.

13. Về công tác thư viện: Các văn bản pháp quy trong hệ thống thư viện công

Một phần của tài liệu Áp dụng các chuẩn biên mục tại thư viện tỉnh hưng yên (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)