Quy tắc biên mục Anh Mỹ AACR2 (Anglo-American Cataloging Rules)

Một phần của tài liệu Áp dụng các chuẩn biên mục tại thư viện tỉnh hưng yên (Trang 37)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.4.2Quy tắc biên mục Anh Mỹ AACR2 (Anglo-American Cataloging Rules)

Rules)

Bộ quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2 gồm 19 chương chia làm 2 phần bao quát việc mô tả và cung cấp những điểm truy cập cho mọi loại hình tài liệu.

* Cấu trúc của bộ quy tắc gồm 2 phần chính:

Phần 1: Từ chương 1 đến chương 13 là phần Mô tả thư mục

Phần này quy định cách mô tả các loại hình tài liệu khác nhau và dựa trên quy định của ISBD (Quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẩn Quốc tế).

Phần 2: Từ chương 21 đến chương 26 là phần Lựa chọn điểm truy cập

Cụ thể AACR2 bao gồm các phần và chương như sau: Phần 1

Chương 1: Quy tắc mô tả tổng quát: Quy định dùng chung cho mọi loại hình tài liệu như:

- Nguồn lấy thông tin - Dấu phân cách - Cấp độ mô tả - 8 vùng mô tả

Chương 2: Những quy tắc đặc thù cho từng loại hình tài liệu chuyên khảo: Sách, sách mỏng và tờ in

Chương 3: Tài liệu bản đồ Chương 4: Bản thảo

Chương 5: Tài liệu âm nhạc Chương 6: Tài liệu ghi âm Chương 7: Phim và băng video Chương 8: Tài liệu đồ hoạ Chương 9: Nguồn tin điện tử

31 Chương 10: Vật chế tác và ba chiều Chương 11: Tài liệu vi hình

Chương 12: Nguồn tin tiếp tục Chương 13: Mô tả trích

Phần 2

Bắt đầu từ chương 21 - 25, phần này liên quan đến việc xác định và tạo lập các điểm truy cập mà theo đó những thông tin mô tả được trình bày cho người sử dụng mục lục cung cấp như tạo ra tham chiếu đến những tiêu đề này.

Chương 21: Lựa chọn điểm truy cập Chương 22: Tiêu đề cá nhân

Chương 23: Địa danh Chương 24: Tiêu đề tập thể Chương 25: Nhan đề đồng nhất Chương 26: Tham chiếu

Ngoài ra còn có các phụ lục: Phụ lục A: Quy định chữ viết hoa Phụ lục B: Quy định chữ viết tắt Phụ lục C: Quy định cách đánh số Phụ lục D: Danh sách thuật ngữ Phụ lục E: Viết tắt tiêu đề báo Chỉ dẫn Index

Nhìn chung, không có gì khác biệt nhiều giữa AACR2 và ISBD về 8 vùng mô tả và dấu phân cách, tuy nhiên AACR2 tạo nhiều điểm truy cập và quy định khá chi tiết trong lập tiêu đề, cũng như trong một số yếu tố mô tả.

Bộ quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2 có nhiều ưu điểm:

- Trình bày các quy định mô tả trước quy định lựa chọn tiêu đề, cách trình bày này phù hợp với lý luận về Biên mục hiện nay.

32

- Trong các quy định về tiêu đề mô tả (điểm truy nhâp) AACR2 ít nhấn mạnh đến hình thức của bản mô tả chính và bản mô tả phụ, tạo khả năng sử dụng nhiều điểm truy nhập cùng một lúc và cung cấp mô tả thư mục đầy đủ.

- AACR2 có mối quan hệ với MARC21: MARC21 dựa trên cấu trúc của AACR2 để cấu tạo các trường con, do vậy MARC21 cho phép nhập dữ liệu theo AACR2 ở các mức khác nhau, tùy theo từng loại hình thư viện. Từ đó, thuận lợi cho biên mục sao chép, tận dụng được các kết quả biên mục của các thư viện khác có cùng tiêu chuẩn.

- Thống nhất mẫu mô tả giữa các thư viện, tạo khả năng thực hiện biên mục tích hợp đa phương tiện.

- Tiết kiệm thời gian công sức cho cán bộ biên mục và người sử dụng bằng cách cung cấp những tiêu đề (điểm truy nhập) tương thích.

Tuy nhiên AACR2 cũng có những nhược điểm như:

- Cách biên mục theo AACR2 đôi khi làm mất thông tin về các tác giả có trách nhiệm khác, nếu không lập tiêu đề phụ cho các tác giả này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bản đầy đủ của AACR2 rất chi tiết và phức tạp, đôi khi gây khó khăn cho người sử dụng.

- Trong tương lai AACR2 không phù hợp với môi trường điện tử hay môi trường số. Vì vậy, cần có một quy tắc biên mục mới thay thế quy tắc này.

Một phần của tài liệu Áp dụng các chuẩn biên mục tại thư viện tỉnh hưng yên (Trang 37)