Từ những hạn chế trên, tác giả đề ra các giải pháp giúp nông hộ có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức hơn:
Nông hộ cần mạnh dạn hơn trong việc xin vay từ các TCTD, không nên có tâm lý e ngại khi tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức, đừng để tình trạng tự chính bạn thân hạn chế tín dụng trước khi bị các TCTD hạn chế tín dụng. Mặc dù, trình độ học vấn không ảnh hưởng đến tỷ lệ vay nhưng việc nâng cao trình độ học vấn cũng phần nào giúp cho nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận với tín dụng, bởi sự thiếu hiểu biết luôn là rào cản lớn nhất của nông hộ trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức.
Nông hộ cần nắm vững các quy trình cho vay và xin vay ở các TCTD thông qua nhiều kênh thông tin như người thân hay bạn bè đã từng vay vốn tại các ngân hàng hoặc tìm hiểu những thông tin này trên báo hay các phương tiện thông tin đại chúng. Người dân cần mạnh dạn hỏi lại nhân viên của các TCTD về những điều mình chưa hiểu hoặc chưa rõ về quy trình cũng như là thủ tục xin vay vốn.
Do kết quả phân tích cho thấy, nông hộ có quen biết sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức hơn nên nông hộ cần mạnh dạn tham gia vào các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Điều này vừa giúp cho nông hộ có thể chia sẽ cũng như là học hỏi được những kinh nghiệm từ các thành viên trong tổ chức vừa có thể nắm bắt được những thông tin về các chương trình cho vay, thông qua đây nông hộ có thể được chính tổ chức này giới thiệu đi vay vốn từ các TCTD nên việc vay vốn sẽ thuận lợi hơn.
Nông hộ cần tự trang bị cho bản thân các kiến thức và kỹ thuật trồng trọt bằng việc tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật trồng trot, điều này giúp nông hộ nắm được tình hình sâu bệnh hiện tại để có những biện pháp phòng trị và ngăn ngừa. Nó góp phần giúp nông hộ hạn chế những rủi ro từ dịch bệnh và sản xuất có hiệu quả, góp phần tăng thêm thu nhập và đảm bảo khả năng trả nợ (nếu nông hộ có vay vốn).
Nông hộ cần tìm hiểu kỹ về những lợi ích cũng như những ưu và khuyết điểm của việc tham gia cánh đầu mẫu lớn trước khi đưa ra quyết định có tham gia hay không, nếu thấy có vấn đề mà vấn đề này có thể thương lượng giải quyết được thì nên đưa ra ý kiến để mọi người bàn thảo và đi đến thống nhất. Nông hộ không nên vì một bất lợi không đáng kể rồi đưa ra quyết định vội vàng, bởi việc sản xuất tập trung và quy mô lớn bao giờ cũng mang lại chất lượng và hiệu quả cao hơn việc sản xuất nhỏ lẻ.
Các hộ gia đình nên hỗ trợ, tương tác và giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất cũng như việc truyền đạt cho nhau những thông tin mà mình biết được về tình hình sản xuất, giá cả và các thông tin về chương trình hỗ trợ tín dụng ưu đãi để nhiều người được biết và tham gia.
Khi tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất, nông hộ nên cân nhắc đến việc để chủ hộ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay hộ là chủ thể đứng tên. Điều này sẽ giúp cho nông hộ không bị các TCTD từ chối cho vay vì lý do chủ hộ lớn tuổi đứng tên nên không thể cho vay.
Nông hộ nên vay vốn tại các TCTD mà nông hộ đã từng có tham gia giao dịch, điều này giúp cho nông hộ tạo được mối quan hệ lâu dài với TCTD và tạo được lòng tin với TCTD sẽ giúp nông hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức dễ dàng hơn, bởi người quen bao giờ cũng được ưu tiên cho vay hơn người lạ và người quen biết ít hơn.
Nông hộ cần xác định cho hộ một hướng sản xuất riêng và có hiệu quả, không nên sản xuất một cách ồ ạt và tự phát sẽ dẫn đến việc mất giá hoặc bán sản phẩm không được do cung vượt quá cầu. Điều này dẫn đến thu nhập của nông hộ không ổn định sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Nông hộ cần đưa ra những lý do xin vay hay mục đích sử dụng vốn một cách hợp lý và thỏa đáng để các TCTD dễ dàng chấp nhận cho vay, tốt nhất là nông hộ cần có một kế hoạch sản xuất và sử dụng vốn cụ thể kèm theo trong hồ sơ xin vay vốn.
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ